Bài học cho các NHTM Việt Nam trongcông tác quản trị rủ

Một phần của tài liệu 106 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 43 - 51)

phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi được nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự.

1.3.2. Bài học cho các NHTM Việt Nam trong công tác quản trị rủi rotín dụng tín dụng

Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng trong QTRRTD, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam như sau:

35

Vì mỗi mô hình quản trị rủi ro tín dụng đều có những ưu và nhược điểm, mặt khác các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên thông thường các ngân hàng thường kết hợp sử dụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng. Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thường sử dụng mô hình định tính để đánh giá khoản vay từ khâu thẩm định đến việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và giám sát các khoản nợ vay.

- Thẩm định cho vay: Nhìn chung các ngân hàng đều có quy định về quy trình thẩm định khoản vay bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:

+ Thẩm định tính pháp lý: Kiểm tra tư cách pháp nhân, năng lực pháp luật của khách hàng vay, hồ sơ vay vốn, kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp không.

+ Thẩm tra uy tín của khách hàng vay vốn, năng lực quản lý điều hành của khách hàng hay là ban quản lý doanh nghiệp: về phẩm chất đạo đức, thiện chí, uy tín trong giao dịch, năng lực quản lý điều hành, hệ thống kiểm tra - kiểm soát nội bộ...

+ Thẩm tra về khả năng tài chính, năng lực hoạt động: thông qua các chỉ số như khả năng thanh toán, tỷ trọng vốn tự có, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản, tỷ suất lợi nhuận.

+ Thẩm tra về tính hiệu quả của phương án vay vốn: về khả năng thực hiện

phương án kinh doanh, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ, về nguồn vốn tài trợ cho phương án, về vốn vay từ ngân hàng có hợp lý không.

+ Thẩm tra về nguồn trả nợ: khách hàng dự kiến dùng những nguồn thu nào để thanh toán nợ gốc và lãi, các nguồn thu này có ổn định không.

+ Thẩm tra về tài sản thế chấp khoản vay: tài sản thế chấp có thuộc sở hữu hợp pháp của người vay không, có dễ chuyển nhượng, dễ bán không, có bị hao mòn vô hình không.

- Kiểm tra tín dụng: các ngân hàng hầu hết đều có quy trình tín dụng riêng để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên những nguyên lý chung nhất đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng là:

Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định.

Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng của mỗi khoản tín dụng đều được kiểm tra, bao gồm:

+ Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn. + Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo.

+ Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo tính hợp pháp để sở hữu các tài sản khi người vay không trả được nợ.

+ Đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng.

+ Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng.

+ Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn. Vì chúng có ảnh hưởng rất lớn tình trạng tài chính của ngân hàng.

+ Quản lý thường xuyên, chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay.

+ Tăng cường công tác kiểm tra khoản tín dụng khi nền kinh tế có chiều hướng đi xuống hoặc những ngành nghề cho vay có biểu hiện nghiêm trọng trong phát triển.

Tóm lại, để có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng, thì chức năng cho vay của ngân hàng phải được thực hiện một cách chặt chẽ nhằm tuân thủ chính sách và thực hành tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, để kiểm soát rủi ro

37

tín dụng, các ngân hàng thường xây dựng một “chính sách tín dụng” và “quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng”.

- Xử lý tín dụng: Khi một khoản tín dụng trở nên có vấn đề, thì cần đến sự xử lý nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Cán bộ ngân hàng phải tìm ra được nguyên nhân của tín dụng có vấn đề và hợp tác cùng khách hàng để tìm ra giải pháp để ngân hàng thu hồi vốn.

Các chuyên gia đưa ra các giải pháp thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề như sau:

+ Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ.

+ Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng.

+ Tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng ra riêng biệt nhằm tránh xung đột có thể xảy ra với quan điểm của CBTD trực tiếp cho vay.

+ Dự tính những nguồn có thể dùng để thu hồi nợ có vấn đề.

+ Cần xem trọng chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng

thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp. + Phải cân nhắc mọi phương án có thể hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt. Các khả năng khác là có thể bổ sung tài sản đảm bảo, yêu cầu có bảo lãnh của bên thứ ba...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, Luận văn đã đưa ra những khái niệm, nội dung cơ bản của công tác Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng cũng như các yếu tố tác động đến hiệu quả của công tác tín dụng. Bên cạnh việc đưa ra các khái niệm mang tính lý thuyết, luận văn cũng đã nêu lên kinh nghiệm của các nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM. Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được đưa ra, Chương 2 của đề tài sẽ đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng được nghiên cứu.

Chỉ tiêu Năm

2010 2Số tiềnNăm 011___11/10 Năm 2012 Năm 2013 (+/- %) Số tiền 12/11 (+/-%) Số tiền 13/12 (+/- %) 1. Cho vay khách hàng 13.761 16.348 18,8 21.938 34,19 29.513 34,53 39 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

2.1.1. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á

Ngân hàng TMCP Bắc Á (NASB) được thành lập theo Quyết định số 183/QĐ-NH5 ngày 01 tháng 9 năm 1994 của Thống đốc NHNN. Trụ sở chính của Ngân hàng hiện nay được đặt tại 117 Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trải qua hơn 14 năm hoạt động, NASB (tên Tiếng Anh là North Asia Commercial Joint Stock Bank) đã trở thành một trong số các NHTM cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh và là NHTM cổ phần có doanh số hoạt động kinh doanh lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của Ngân hàng bao gồm: huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ... Mạng lưới hoạt động của NASB hiện nay tương đối rộng. Ngoài trụ sở chính ở Vinh, NASB còn có nhiều chi nhánh ở nhiều thành phố trọng điểm như Hà Nội, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Đồng Bằng Sông Cửu Long...

NASB là thành viên chính thức của Hiệp hội thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam và phòng thương mại công nghiệp Việt Nam. Trong hơn 14 năm hoạt động, NASB đã vinh dự nhận được Cờ thi đua của Thủ tướng Chính Phủ, Bằng khen của Thống đốc NHNN về thành tích hoạt động kinh doanh và cờ thi đua của UBND tỉnh Nghệ An, là một trong 10 ngân hàng được chọn tham gia vào hệ thống thanh toán tự động liên NH.

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tín dụng tại NASB

Trong hơn 10 năm qua hoạt động tín dụng và đầu tư của NASB không ngừng được đổi mới, phát triển, hoàn thiện và nâng cao cả về lượng lẫn về

40

chất. Từ số lượng khách hàng ít ỏi, dư nợ tín dụng còn thấp, chất lượng tín dụng chưa cao trong những năm đầu thành lập, đến năm 2013, Ngân hàng đã phát triển được hệ thống khách hàng đa dạng về ngành nghề thuộc nhiều thành phần kinh tế. Từ năm 2001, với chủ trương phát triển mở rộng hoạt động, xây dựng hệ thống thành một Ngân hàng bán lẻ phát triển, hệ số sử dụng vốn bình quân cho đầu tư trực tiếp tại NASB tăng trưởng qua các năm 2010 - 2013, uy tín hoạt động của NASB trên thị trường ngày càng cao. Với lợi thế kinh doanh trên địa bàn kinh tế năng động và đầy tiềm năng, cùng với nguồn vốn huy động dồi dào cho sự phát triển kinh doanh, trong những năm qua NASB đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống NASB, hoàn thành tốt kế hoạch đã được giao.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động sử dụng vốn tại NASB, ta xem xét bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1: Hoạt động sử dụng vốn tại NASB

18

3. Tiền gửi tại TCTD cho vay TCTD khác 2.203, 78 2.226,99 1,05 1.967,72 -11,64 1.863,55 -5,29 Tỷ trọng(%) 11, 93 10,41 6,85 4"13 4. Đầu tư góp vốn, chứng

khoán đầu tư và kinh doanh 2.469, 68 2.777,89 12,48 3.226,14 16,14 13.507 318,67 Tỷ trọng(%) 13, 37 12,99 11,24 29,90 Tổng cộng 18.467,1 5 21.392,1 2 15,8 4 28.710,9 9 34,21 45.170,5 3 57,33

Chỉ tiêu 2010 2011 11/10 (%) 2012 12/1 1 (%) 2013 13/1 2 (%) Tổng dư nợ 13.7 61 8 16.34 18j 21.937,50 34,19 29.780,99 35,75 Nợ nhóm 1 13.622,8 0 16.031,83 21.003,54 28.780,99

Qua bảng số liệu ta thấy, hoạt động cho vay tại NASB qua các năm tăng lên rõ rệt. Dư nợ cho vay liên tục tăng trưởng qua các năm: năm 2011 tăng so với năm 2010 là 18,8 %, năm 2012 tăng so với năm 2011 tăng 34,19%, năm 2013 tăng 57,33% so với năm 2012. Tiền gửi tại NHNN&TG khác là nguồn tiền gửi mang lại lợi nhuận không cao nên chiếm tỷ trọng thấp, và có xu hướng tăng (từ 32,7 tỷ chiếm 0,18% năm 2010 lên 1.579,13 tỷ chiếm 5,5% năm 2012 và 0,64% trong năm 2013). Hoạt động đầu tư thì có xu hướng tăng lên về số lượng (từ 2.469,68 tỷ năm 2010 lên 13.507 tỷ năm 2013). Các hoạt động đầu tư thường có độ rủi ro cao nhưng lại thu được lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NASB2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NASB

Một phần của tài liệu 106 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w