THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NASB

Một phần của tài liệu 106 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 51 - 63)

Đối với các ngân hàng, hiệu quả hoạt động tín dụng được quan tâm hàng đầu, vì nó quyết định đến sự sống còn của một ngân hàng. Như trên đã đưa ra, có rất nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Trước hết, ta đánh giá hiệu quả tín dụng của NASB theo tiêu chí định tính. Các tiêu chí định tính được quan tâm ở đây là mức độ an toàn vốn và hiệu quả kinh tế của khoản vay. Về mức độ an toàn vốn, NASB đã rất chú trọng tới yếu tố này và ngày càng cải thiện rõ rệt. Điều đó thể hiện qua việc đầu tư cho công tác quản lý tín dụng, cải thiện quy trình cho vay hợp lý, chặt chẽ, đảm bảo an toàn mà vẫn tạo điều kiện tốt cho khách hàng. Về hiệu quả kinh tế của khoản vay cũng tăng, thể hiện trực tiếp qua quy mô, thời hạn và các quyết định lãi suất của Ngân hàng qua các thời kỳ. Xét về mặt bằng chung, lãi suất cho vay của NASB thường ở mức tương đối cao so với các NHTM khác. Tuy điều này có thể làm tăng hiệu quả kinh tế của mỗi khoản cho vay, tạo ra nhiều lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cho Ngân hàng nhưng đồng thời lại tăng chi phí của khách hàng, là một yếu tố không hấp dẫn, lôi kéo được khách hàng.

Để đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng hiệu quả tín dụng tại NASB ta xét các chỉ tiêu định lượng trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại NASB

Nợ nhóm 2 127 ,2 3 217,6 55,77 48,02 Nợ nhóm 3 ^ 3~3 88 6, 341,93 224,53 Nợ nhóm 4 1 ,5 0, 79 117,73 46,61 Nợ nhóm 5 6 ,2 90, 87 418,53 412,92 Nợ quá hạn 138 ,2 316,1 7 128,78 933,96 295,4 732,08 -21,62 Nợ xấu N 98, 54 795,82 878,19 891, 2 319,16 - 63,66 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 1 1,93 4,26 2,46 Nợ xấu trên tổng dư

nợ

0,08 0,6 4 107

Nợ mất vốn trên nợ

(%) (%) Tổng dư nợ 13.76 1 16.34 8 21.937,5 0 29.780,9 9 Nợ có khả năng mất vốn 6,2 91 ,4 418,53 412,92 Dự phòng rủi ro tín dụng 104,5 1 134,23 28,44 177,14 31,97 209,79 18,43 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 0,76 0, 82 Õ8Ĩ 0,70 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng 16,86 471, 0,42 0,51

(Nguồn báo cáo NASB năm 2010 - 2013)

Qua bảng số liệu tổng hợp về hiệu quả tín dụng tại NASB năm 2010- 2013 trên ta nhận thấy rằng:

- Về tổng dư nợ: Tổng dư nợ đều tăng trưởng mạnh qua các năm. Từ 13.761 tỷ đồng năm 2010 đã phát triển lên 16.348 tỷ đồng năm 2011 (tức là tăng 18,8 % so với năm 2010) và lên tới 21.938 tỷ năm 2012 (tăng 34,19% so với năm 2011), 29.780,99 tỷ năm 2013 (tăng 35,75% so với 2012). Như vậy, xét một cách tổng quát, quy mô tín dụng tăng qua các năm, điều này chứng tỏ phần nào sự tăng trưởng đầu tư cho tín dụng và công tác tín dụng được chú trọng phát triển hơn qua các năm.

- về nợ quá hạn; nợ có khả năng mất vốn:

Qua bảng 2.2 ta thấy một cách tổng quát rằng, NASB không chỉ chú trọng tới việc mở rộng các hoạt động tín dụng mà còn có sự quan tâm đầy đủ tới việc nâng cao chất lượng tín dụng. Về cơ bản, chất lượng tín dụng của NASB tương đối tốt. Mặc dù nợ quá hạn tăng về giá trị tuyệt đối qua các năm (năm 2010 là 138,2 tỷ đồng, năm 2011 là 316,7 tỷ đồng, năm 2012 là 933,96 tỷ đồng và năm 2013 là 732,08 tỷ đồng), mức tăng này phản ánh thực trạng nền kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2013 ngày càng khó khăn, các khoản mục đầu tư của doanh nghiệp không khả quan dẫn đến tình trạng mất nợ quá hạn tại ngân hàng tăng. Bên cạnh đó, số dư và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) cũng tăng qua các năm. Đặc biệt, năm 2012 và 2013 là năm nền kinh tế có nhiều biến động tiêu cực, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, giảm mạnh hoặc mất hoàn toàn khả năng trả nợ, nhiều ngân hàng điêu đứng vì nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh thì việc NASB duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp như trên là một điều đáng khích lệ.

- Về tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro:

Bảng 2.3: Thực trạng nợ mất vốn và trích lập dự phòng của NASB

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 1. Ngành nông nghiệp 2.360,0 0 3.334,0 0 4.900,8 4 13.437,18 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 17,1 5 9 20,3 4 22,3 2 45,1 2. Ngành xây dựng, BĐS 3.579,0 0 0 3.660,0 4 4.442,3 8 3.945,9 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 26,0 1 9 22,3 5 20,2 5 13,2 3. Ngành công nghiệp 3.042,0 0 2.947,00 7 3.871,9 1 6.349,3 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 22,1 1 3 18,0 5 17,6 2 21,3 4. Ngành dịch vụ 4.761,0 0 6.408,00 8.722,3 5 6.045,5 4 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 34~6^ 392~ 39,7 6 20,3

(Nguồn báo cáo tổng kết NASB năm 2010 - 2013)

44

Qua bảng số liệu cho thấy, Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn tổng nợ có khả năng mất vốn trong các năm 2010- 2011. Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng các năm đều tăng: Năm 2011 tăng 28,44% so với năm 2010, năm 2012 tăng 31,97 % so với năm 2011, năm 2013 tăng 18,43 so với năm 2012.Về cơ bản trong 2 năm 2010, 2011 việc trích lập dự phòng đã đáp ứng đuợc nhiệm vụ phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, đến năm 2012, 2013 thì dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng không đủ để bù đắp khoản nợ có khả năng mất vốn. Điều này phản ánh mức độ rủi ro của ngân hàng tăng lên đáng kể. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng ở mức 16,86 lần năm 2010 xuống còn 1,47 lần năm 2011 và thiếu trong năm 2012, 2013 với mức trích dự phòng chỉ bằng 0,42 và 0.51 lần nợ có khả năng mất vốn.

- về mức độ tập trung tín dụng:

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực

1. Khu vực thành thị 2.72 5 4.87 4 9.885,50 13.282,32 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 19, 8" 29,8 1 45,06 44,6^ 2. Khu vực nông thôn 11.03

6 11.47 4 12.052 16.498,67 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 80, 2" 70,1 9 54,94 554"

(Nguồn báo cáo tổng kết năm 2010 - 2013)

Nhận thức được việc cho vay tập trung vào một ngành nghề sẽ tiềm ẩn

nhiều rủi ro hơn và cho vay đầu tư đa dạng các ngành nghề trong nền kinh tế, Ngân hàng Bắc Á đã cho vay gần như đều ở các ngành kinh tế. Tuy nhiên có thể nhận thấy xu hướng cho vay các ngành kinh tế từ 2010-2013 như sau: Giảm dần tỷ trọng cho vay các ngành xây dựng, thương nghiệp, sửa chữa; công nghiệp chế biến, chế tạo và tăng dần cho vay các ngành thương mại, dịch vụ. Trong đó ngành xây dựng, BĐS là ngành trong những năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tín dụng thì mức độ tập trung tín dụng tại ngành này giảm từ 26,1 % năm 2010 xuống 13,25% trong năm 2013. Bên cạnh đó thì ngành dịch vụ tăng từ 34,6% năm 2010 đến 39,76% năm 2012 và giảm trong năm 2013 chỉ còn 20,3%, thay vào đó là ngành nông nghiệp tăng mạnh với tỷ trọng năm 2013 là 45,12%.

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo vùng địa lý

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 1. Tổng dư nợ 13.76 1 16.348 21.937,50 29.780,99 2. Dư nợ ngắn hạn 10.12 6 12.277 16.774 22.427,21 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 73,5 8 751 76,4 6 11" 3. Dư nợ trung, dài hạn 3.63

4 4.071 5.16 4 7.085,87 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 26,4 1 249 23,5 4 247

(Nguồn báo cáo tổng kết năm 2010 - 2013)

Nhìn vào bảng 2.5 có thể thấy tỷ trọng cho vay của Bắc Á tập trung ở khu vực nông thôn chiếm trung bình từ năm 2010 đến 2013 là 65,18 % và có xu hướng giảm dần qua các năm. Ngược lại cho vay khu vực thành thị chiếm tỉ trọng trung bình 34,8% và có xu hướng tăng dần. Điều này thể hiện rõ sự phát triển của ngân hàng Bắc Á, được thành lập từ 1994 tại Vinh, Nghệ An với thị phần ban đầu tập trung vào khu vực nông thôn, tuy nhiên sau quá trình phát triển và có mặt ở nhiều tỉnh thành kèm theo đó là sự phát triển thị phần ở khu vực cho vay thành thị.

46

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

càng tăng: năm 2010 tỷ trọng chiếm 73,58% , 2011 chiếm 75,1% và đến năm 2012 chiếm 76,46% trên tổng dư nợ, năm 2013 là 75,3%. Dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm, trong đó dư nợ dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ và mức giảm không đáng kể. Qua bảng số liệu cho thấy Ngân hàng TMCP Bắc Á chú trọng hơn vào loại hình cho vay ngắn hạn, cho đến những năm gần đây lên tới 75% tổng dư nợ.

2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NASB

2.2.2.1. Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

NASB thực hiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung. Mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

Người đứng đầu trong công tác quản trị rủi ro là Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc thực hiện việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro để trình hội đồng quản trị xem xét, định kỳ kiểm tra đánh giá lại các chiến lược quản trị rủi ro, xây dựng các quy trình nhận dạng rủi ro, thiết lập các hệ thống thông tin trên toàn hệ thống.

47

Từ năm 2011 trở về trước, mọi hoạt động từ tiếp xúc khách hàng đến thẩm định và phê duyệt một khoản vay cũng như theo dõi giám sát và thu nợ sau giải ngân được tập trung vào phòng tín dụng. Do không có sự tách bạch giữa bộ phận tạo ra rủi ro và bộ phận quản lý rủi ro nên hoạt động quản trị rủi ro trong giai đoạn này cũng không thể hiện một cách rõ nét hay nói đúng hơn là không có hiệu quả, cán bộ tín dụng chưa nhận thức về rủi ro và công tác quản trị rủi ro cũng chính vì thế mà những khoản cho vay trong giai đoạn này tiềm ẩn nhiều rủi ro mà sau này mới bộc lộ rõ.

Từ tháng 9 năm 2010 trở lại đây, NHTM cổ phần Bắc Á đã thành lập thêm phòng Thẩm định và Quản lý Tín dụng với các chức năng chính:

- Thu thập cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

- Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt hạn mức phán quyết của Trưởng phòng Tín dụng, tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung và dài hạn.

- Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng.

- Thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo nợ cho vay.

- Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại RRTD của khách hàng vay và định giá phân loại xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.

- Định kỳ kiểm soát phòng Tín dụng trong giải ngân vốn vay và kiểm tra theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Quản lý, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng, của toàn ngân hàng.

- Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, các giá trị TSBĐ và các khoản cho vay đến hạn.

- Phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng.

- Đầu mối tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng.

- Quản lý danh mục tín dụng, quản lý RRTD, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu.

- Giám sát sự tuân thủ các quy định NHNN; quy trình, quy định, chính sách của Ngân hàng TMCP Bắc Á và các quy định, chính sách liên quan tín dụng khác.

Bên dưới là bộ phận tín dụng ở các chi nhánh và phòng giao dịch: thực hiện các quy trình tín dụng cơ bản.

Điểm mạnh của mô hình:

• Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

• Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

• Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. • Điểm yếu:

• Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.

• Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

Nhìn chung, mô hình được xây dựng và vận hành theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, để phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế thì vẫn phải tiếp tục hoàn thiện mô hình theo hướng tách bạch giữa ba chức năng: kinh doanh, quản trị rủi ro và tác nghiệp, sơ đồ tổ chức đơn giản, rõ ràng, không trùng lắp, trách nhiệm rõ ràng; bộ phận quản lý rủi ro được hình thành độc lập, có mối

49

quan hệ trực tuyến với nhau, thuận lợi cho công tác theo dõi giám sát rủi ro tín dụng cũng như đề xuất ban hành các chính sách, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng.

2.2.2.2. Xây dựng chiến lược và chính sách quản trị RRTD

Trong những năm trở lại đây, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã chú ý và từng bước quan tâm tới công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của toàn ngân hàng, trong đó có lồng ghép chiến lược quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng, song các chỉ tiêu phản ánh mới chỉ chung chung dừng lại ở quan điểm lấy nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung xử lý các khoản nợ xấu làm trọng tâm và các giải pháp cụ thể còn nghèo nàn, trong khi đó các chính sách lại không được chú ý một cách đúng mức vì thế thực thi chiến lược quản trị RRTD là rất khó và mang lại hiệu quả không cao.

Trong chiến lược vẫn chưa chú ý xây dựng được thị trường mục tiêu, xây dựng danh mục tín dụng cũng như mức rủi ro chấp nhận trong toàn bộ hoạt động tín dụng và trong từng sản phẩm, nhóm sản phẩm nhất định, chưa có chiến lược phát triển tốt dựa trên những quan điểm toàn diện lâu dài, những định hướng cụ thể về ngành nghề đối với hoạt động tín dụng, các quy chế, hướng dẫn về quản trị RRTD về quy định quản lý, xử lý, kiểm soát các khoản vay có vấn đề.

Trong chính sách tín dụng vẫn chưa xây dựng được quy định về những ngành, lĩnh vực kinh doanh chính mà hoạt động tín dụng tập trung, các quy định về danh mục tín dụng và quản lý danh mục tín dụng. Đặc biệt trong những năm 2010 trở về trước chính sách tín dụng được buông lỏng, việc thẩm định và phê duyệt tín dụng không được chú ý, kiểm soát sau giải ngân lại càng không được quan tâm vì thế những hậu quả trong giai đoạn này để lại rất lớn; ngoài ra trong chính sách cho vay không quan tâm đến chu kỳ hay vòng quay của vốn giải ngân, hầu hết các món vay đều quy định thời gian thu hồi

nợ gốc và lãi khi kết thúc toàn bộ thời gian cho vay, điều này cũng là một nguyên nhân không nhỏ trong chính sách tín dụng gây ra rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng.

Nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới là tiếp tục quá trình tự tái cơ cấu mọi mặt hoạt động của Bắc Á Bank, hướng hoạt động của Bắc Á Bank theo

Một phần của tài liệu 106 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w