Định hướng hoạt động tín dụng và công tác Quản trị RRTD

Một phần của tài liệu 106 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 76 - 78)

- Tăng trưởng tín dụng ổn định, bền vững, không tăng trưởng nóng: Nếu những năm trước đây, tăng trưởng cao dư nợ cho vay TD được khuyến khích nhằm mở rộng cung tiền, đáp ứng nhu cầu vốn vay cho phát triển kinh tế thì những năm gần đây sự mở rộng cung tiền, gia tăng tín dụng vào những dự án, ngành, lĩnh vực kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, dẫn tới những hậu quả tiêu cực như tạo ra một nền kinh tế “bong bóng”, lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế - tài chinh....Do đó, Chính phủ, NHNN đã định hướng phát triển bền vững, theo đó chủ trương tăng trưởng hoạt động TD của Ngân hàng TMCP Bắc Á là tăng trưởng ổn định, chắc chắn và có hiệu quả. Hạn chế tối đa việc tăng trưởng nóng TD, chạy theo doanh số, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay vào các ngành có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản.

- Đa dạng hóa sản phẩm TD: Sản phẩm TD không chỉ gói gọn theo các hình thức TD theo quy định của NN như trước đây là cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nữa mà trong nền KTTT các NHTM đã đa dạng thành rất nhiều sản phẩm TD. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Bắc Á định hướng phát triển các loại sản phẩm TD theo 2 đối tượng khách hàng chính:

+ Khách hàng là các doanh nghiệp: Sản phẩm TD còn gọi là sản phẩm TD bán buôn, bao gồm các khoản cho vay như: cho vay ngắn hạn theo hạn mức, bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ xuất khẩu, nhập khẩu, cho vay trung dài hạn đầu tư các dự án.

+ Khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân: Là các sản phẩm TD bán lẻ, bao gồm như: các sản phẩm cho vay tiêu dùng (cho vay mua

nhà, mua xe.), các sản phẩm cho vay tự SXKD đối với cá nhân, hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp tư nhân.

- Cải tiến QTTD, cơ cấu lại tổ chức hoạt động TD: Dự án chuyển đổi mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Bắc Á đã được thực hiện. Theo đó, tổ chức hoạt động TD cũng được thay đổi căn bản, từ chỗ toàn bộ hoạt động TD bao gồm quan hệ khách hàng, thẩm định hồ sơ vay, quản lý nợ chỉ do một Phòng/Ban Tín dụng đảm nhiệm theo kiểu truyền thống từ trước đến nay, thì nay chuyển thành các Phòng/Ban chức năng riêng theo 3 Khối: Quan hệ khách hàng; Quản lý rủi ro; Quản lý TD và theo ngành dọc từ Hội sở chính đến các ngân hàng trực thuộc. Tuy nhiên, về mặt hình thức đã được chuyển đổi và phân định các công đoạn cho các bộ phận, nhưng về mặt tư tưởng và thói quen thì chưa thực sự chuyển đổi, vẫn còn những vấn đề về trách nhiệm, về quy trình cần phải giải quyết triệt để trong thời gian tới.

- Chuyển dịch các cơ cấu TD: Chuyển dịch các cơ cấu tín dụng theo một định hướng trong một thời gian nhất định là một nội dung quan trọng trong định hướng công tác quản trị RRTD. Để hạn chế tối đa RRTD có thể xảy ra, nhờ quá trình đánh giá, phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, phân tích thị trường và tính đặc thù của NH mà trong những giai đoạn cụ thể phải đề ra định hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng một cách phù hợp nhất. Trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tới, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã chủ trương chuyển dịch các cơ cấu tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, giảm tỷ trọng cho vay xây dựng, công nghiệp; tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn; tăng cho vay tài sản bảo đảm, cho vay bằng ngoại tệ...

- Kế hoạch chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu: Với mục tiêu chung là “Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tối đa nợ xấu, nợ quá hạn, lãi treo, lãi dự thu” với chỉ tiêu ưu tiên là thu nợ hạch toán ngoại bảng, nợ xấu, nợ đến hạn

67

và chỉ tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn/tổng dư nợ < 1% và giảm dần đến năm 2020 không còn nợ xấu.

- Kế hoạch quản trị RRTD: Với mục tiêu chung là hạn chế tới mức thấp nhất về mức độ rủi ro có thể xảy ra với các chính sách và giải pháp cụ thể: Ngay từ khi lựa chọn khách hàng, thẩm định các món vay, các dự án phải tuyệt đối tuân thủ quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Bắc Á, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng phát triển của Nhà nước, của ngành, địa phương về thị trường, về khách hàng...; kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, thường xuyên đánh giá và phân loại khách hàng, bám sát, nắm bắt kịp thời các nguồn thông tin về khách hàng vay, món vay. Nếu có dấu hiệu ảnh hưởng đến nguồn vốn cho vay phải xử lý linh hoạt, kịp thời. Luôn đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ làm việc ở những bộ phận dễ xảy ra rủi ro; quan tâm tới đời sống tinh thần của người lao động, đấu tranh, đề cao cảnh giác biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG TMCP BẮC Á

Một phần của tài liệu 106 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w