Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 106 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 100 - 105)

3.3.2.1 Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành chính sách

Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành vĩ mô của nhà nước, cần phải có kế hoạch chi tiết phù hợp thực tiễn trước khi ban hành các văn bản pháp luật, hạn chế tình trạng sai tới đâu sửa tới đó. NHNN cần rà soát lại các văn bản liên quan tới lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng, nhanh chóng hoàn thiện thống nhất đồng bộ.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro. Có cơ chế chính sách hướng dẫn cụ thể để các TCTD có thể chủ động trong việc xử lý và khai thác tài sản của khách hàng (phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình).

NHNN cần phải có quy định kiểm toán BCTC bắt buộc đối với Doanh nghiệp. Hiện nay, do không có yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp nên ngân hàng khó xác định tính chính xác, trung thực và hợp lý của các số liệu trên BCTC mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng.

Ban hành quy định về tiêu chuẩn, các yêu cầu đối với hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Quy định về công tác kiểm tra, kiểm soát trong ngân hàng, hệ thống quản lý tài sản nợ/ tài sản có và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng.

3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng: - Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ

liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

- Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Trung tâm thông tin tín dụng cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

- Cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

3.3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát

- Nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các ngân hàng thương mại dưới hai hình thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Trong đó:

+ Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm không tuân thủ các quy định pháp luật do nguyên nhân khách quan để áp dụng các chế tài cụ thể.

+ Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời các sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- Nghiên cứu và định hướng hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng; tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm của các nước đang phát triển giúp

91

các NHTM tăng trưởng an toàn và có khả năng cạnh tranh với các TCTD nước ngoài.

- Hàng qúy, hoặc khi cần thiết, ngân hàng cần rà soát thực hiện việc nhận dạng, đo lường đánh giá rủi ro có thể nhận biết những rủi ro hiện tại và rủi ro mới xuất hiện.

- Đưa ra quy trình kiểm soát và giảm thiểu rủi ro bao gồm các biện pháp, phương pháp và những nguyên tắc chấp nhận, giảm, tránh, phòng ngừa những rủi ro đã được nhận dạng và đo lường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, hiệu quả kinh doanh và các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á; đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở tập hợp, luận giải và phân tích các cơ sở lý luận và dữ liệu cụ thể, đề tài đã hoàn thành một số nội dung sau:

- Hệ thống hóa mang tính lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

- Giới thiệu về mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, trong đó chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013. Qua đó đưa ra những đánh giá ảnh hưởng của mô hình quản trị rủi ro đối với hoạt động tín dụng.

- Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao năng lực quản trị tín dụng cũng như các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Kiến nghị với Chính phủ, NHNN, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giải pháp phát huy hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á theo hướng an toàn, bền vững.

Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung có thể tổ chức mô hình quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, kiểm soát được và giảm thiểu các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, sớm nhận diện được những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Mặc dù đã có những nỗ lực cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu, xong luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Học viên mong muốn nhận được ý kiến đóng góp, hướng dẫn của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và các bạn đọc quan tâm để Luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

93

Qua đây, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của giáo viên hướng dẫn (PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo), các thầy cô, giảng viên và viên chức Học viện Ngân hàng đã truyền đạt kiến thức, hỗ trợ cho tôi quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng môn, các bạn đồng nghiệp và Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Bắc Á đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài: “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn bản pháp luật:

1. Luật các TCTD năm 2010 số 47/2010/QH12 ngày 29/6/2010 thay thế Luật các TCTD số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997.

2. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN Việt Nam ngày 21/01/2013 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.

3. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN và 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng.

4. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR trong hoạt động Ngân hàng của các TCTD.

2. Giáo trình tham khảo:

5. TS. Hồ Diệu, 2002, Quản trị ngân hàng, TP.HCM, Nhà xuất bản Thống kê.

6. TS. Hồ Diệu, 2003, Tín dụng ngân hàng, TP.HCM, Nhà xuất bản Thống kê. 7. Peter. S.Rose, 2004, Quản trị ngân hàng thương mại, Hà Nội, Nhà xuất bản Tài chính.

8. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thông kê.

9. TS. Lê Thị Hiệp Thương, TS.Hồ Diệu, Th.S Bùi Diệu Anh(2009), Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.

10. David Cook (1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

11. Nguyễn Kim Anh (2009), Quản trị Ngân hàng.

12. Phạm Thị Thu Hà (2007), NHTM quản trị, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Một số tài liệu khác:

13. Báo cáo tài chính của Bắc Á Bank các năm 2010, 2011, 2012, 2013.

Một phần của tài liệu 106 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc á (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w