Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số dự án dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 (Trang 33)

1.2.1. Chương trình, tài liệu dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 a. Chương trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 4

Chương trình dạy học Tiếng Việt 4

Chương trình Tiếng Việt lớp 4 được dạy trong 35 tuần, mỗi tuần 8 tiết, cả năm 280 tiết. Chương trình chỉ rõ qua môn Tiếng Việt, HS sẽ được cung cấp các kiến thức và hình thành các kĩ năng sau:

Kiến thức

Các dự án được thiết kế nhằm khai thác và phát triển khả năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài, vốn từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng từ ngữ về phẩm chất con người), áp dụng các kiến thức ngữ pháp như từ đơn, từ phức (từ láy và từ ghép), câu có đủ các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang và các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để thực hiện các sản phẩm là bài thuyết trình, bài cảm nhận. Đồng thời, học sinh vận dụng các kiến thức liên quan đến tập làm văn như kiến thức về kết cấu ba phần của bài văn kể chuyện và miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài), lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả, đoạn văn kể chuyện,

miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật) hay kiến thức về văn học như áp dụng một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về thiên nhiên, đất nước, con người và một số vấn đề xã hội có tính thời sự, sơ giản về cốt truyện và nhân vật; lời người kể chuyện, lời nhân vật để thực hiện các sản phẩm dự án như tiểu phẩm kịch, bài viết, bài giới thiệu sản phẩm,… DHTDA giúp liên kết các nội dung kiến thức trong chương trình thành các nhiệm vụ học tập cụ thể, tạo cơ hội cho học sinh thực hành và phát triển khả năng của mình. Vì vậy, người nghiên cứu định hướng thiết kế nội dung dự án không chỉ tích hợp các kiến thức trên mà còn tích hợp với các kiến thức của các môn học khác như Toán, Tin học, Mĩ thuật, Đạo đức,…

Kỹ năng

Mục tiêu chung của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Vì vậy, các dự án thiết kế theo hướng yêu cầu học sinh phải vận dụng các kĩ năng tiếng Việt được hình thành và phát triển ở lớp 4 về đọc thầm, đọc diễn cảm, tìm hiểu ý nghĩa của bài học cũng như nhận xét về các nhân vật hình ảnh để tìm ra các giải pháp thực hiện dự án, trả lời các câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát. Học sinh vận dụng kĩ năng đọc để đọc tài liệu, hiểu được ý nghĩa của các tài liệu, từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu để phục vụ cho việc thực hiện dự án. Học sinh dùng kĩ năng nghe và thuật lại, hoặc ghi lại các thông tin trong lúc thảo luận hoặc làm việc, kể lại câu chuyện đã được thiết kế, bày tỏ ý kiến của mình khi trao đổi thảo luận, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi làm rõ vấn đề liên quan đến thực hiện đề tài dự án. Đồng thời, học sinh cần có kĩ năng lập dàn ý, viết các đoạn văn kể chuyện hoặc miêu tả, viết đúng chính tả để có thể thực hiện các sản phẩm liên quan đến viết. Cuối cùng, học sinh vận dụng kĩ năng nghe để trình bày, báo cáo sản phẩm dự án mình đã thực hiện được. Thông qua dự án, học sinh không chỉ biết vận dụng còn phát triển 4 kĩ năng nói trên với các thao tác tư duy cho học sinh lớp 4. Vì vậy, mỗi sản phẩm dự án được định hướng thiết kế đòi hỏi, rèn luyện và phát triển 4 kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 4. Đồng thời, các nhiệm vụ đa dạng, phong phú, tích hợp với các kĩ năng của các môn học khác như Tin học, Mĩ thuật, … để phát huy, rèn luyện tất cả các kĩ năng tư duy, thực hành cho học sinh.

Các phân môn trong Tiếng Việt lớp 4

Trong cấu trúc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, mỗi đơn vị học gắn với một chủ điểm lại được chia thành 5 phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Căn cứ vào nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng của từng phân môn, mỗi phân môn đều có mục tiêu và nội dung dạy học riêng. Tuy nhiên, dạy học theo dự án là một phương pháp phức hợp, có sự tích hợp, liên kết không chỉ giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt mà còn có thể liên kết với các môn học khác. Vì vậy, trong đề tài, các dự án được thiết kế không theo một phân môn nào mà có sự tích hợp ở các phân môn hoặc tích hợp với các môn học khác. Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở các phân môn trong Tiếng Việt để thực hiện sản phẩm, như với sản phẩm là viết bài cảm nhận về nhân vật trong truyện, học sinh phải vận dụng kiến thức, kĩ năng ở Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn để thực hiện. Hay với sản phẩm là vở kịch, học sinh phải vận dụng cả 5 phân môn để viết và thực hiện sân khấu hóa vở kịch theo dự án yêu cầu,… Các dự án được thiết kế dựa trên các chủ đề của văn bản đọc: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống. Các câu hỏi nội dung chính là các câu hỏi tìm hiểu bài ở các bài đọc trong phân môn Tập đọc và các câu hỏi vận dụng, liên hệ với chính cuộc sống của học sinh.

b. Tài liệu dạy học môn Tiếng Việt lớp 4

Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt 4, sách giáo khoa là tài liệu dạy học chính trong nhà trường hoặc tự học ở nhà bao gồm sách Tiếng Việt, vở bài tập,… Trong quá trình dạy học, tùy theo từng phân môn, từng bài học, bài tập cụ thể và tùy theo đối tượng học sinh, giáo viên có thể vận dụng sách giáo khoa với những mức độ linh hoạt khác nhau. Riêng với dạy học môn Tiếng Việt, cấu trúc sách Tiếng Việt 4 được xây dựng theo trục chủ đề và trục kĩ năng, trong đó, trục chủ đề được lấy làm khung cho cả cuốn sách. Mỗi chủ đề học trong ba tuần, có 10 đơn vị chủ đề. Các bài tập kĩ năng đọc, viết, nghe, nói trong tuần được xoay quanh chủ đề của tuần thông qua các loại bài theo thứ tự Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Đây là một phương tiện học tập tiện lợi cho cả giáo viên và học sinh.

Bên cạnh sách giáo khoa, sách giáo viên là tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung và phương pháp dạy học mới. Sách giáo viên Tiếng Việt 4 có hai phần: phần Hướng dẫn chung và phần Hướng dẫn cụ thể.

Các dự án được thiết kế để dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 nhưng nội dung dự án lại có sự tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau. Các hoạt động dạy học trong dạy học theo dự án là các hoạt động đa dạng và phong phú, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học để giải quyết. Vì vậy, tài liệu dạy học môn Tiếng Việt 4 không chỉ gói gọn trong sách giáo khoa hay sách giáo viên. Giáo viên và học sinh có thể tham khảo qua các loại tài liệu khác như: những phần mềm dạy tiếng, các tài liệu dạng phim ảnh,… Các bộ sách tham khảo như sách ngữ pháp, sách thiết kế bài giảng, sách liên quan đến nội dung các môn học khác trong đó có cả Tiếng Việt, tham khảo qua các bài báo, các phương tiên truyền thông có liên quan đến nội dung dự án,... Đặc biệt, dạy học theo dự án góp phần giúp học sinh biết tích hợp công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề dự án, GV và HS có thể tham khảo từ các trang web trực tuyến về Tiếng Việt và các môn học khác. Điều này, giúp người nghiên cứu định hướng thiết kế dự án yêu cầu học sinh phải biết ứng dụng công nghệ thông tin, tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên để thực hiện dự án.

Tóm lại, GV và HS có thể dựa trên nguồn tài liệu chính là sách Tiếng Việt 4 nhưng đồng thời có thể tham khảo và sử dụng bất kìa tài liệu nào liên quan đến nội dung dự án để giải quyết các vấn đề liên quan cũng như thực hiện sản phẩm dự án.

1.2.2. Thực trạng về dạy học dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh

Người nghiên cứu tiến hành thu thập thực trạng về dạy học dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu qua điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh tại một số trường Tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo bảng 1.1 và bảng 1.2 như sau:

Bảng 1.1. Bảng thông tin điều tra giáo viên

STT Trường tiểu học Địa chỉ Số phiếu

1 Tiểu học T.K Quận 12 29 2 Tiểu học T.Q.T Quận Tân Bình 24 3 Tiểu học B.C Quận 9 20

Tổng số 73

Bảng 1.2. Bảng thông tin điều tra học sinh

STT Lớp Địa chỉ Số lượng phiếu Đặc điểm

1 4/4

Tiểu học T.K Quận 12

38

Lớp học Anh văn Tăng cường (8 tiết Anh văn/tuần)

Chưa tham gia học tập theo dự án

2 4/6 42

Lớp học Anh văn Đề án (4 tiết Anh văn/tuần)

Chưa tham gia học tập theo dự án 3 4/1

Tiểu học T.Q.T Quận Tân Bình

41 Lớp Tiếng Pháp

Đã từng tham gia học tập theo dự án 4 4/2 23 Lớp Tiếng Pháp

Đã từng tham gia học tập theo dự án

5 4/3 23

Tổng 167

(Nội dung phiếu điều tra xem trong phụ lục 2, phụ lục 3)

Nhận thức, đánh giá của giáo viên về dạy học dự án

Bảng 1.3. Bảng thống kê khái niệm của giáo viên về dạy học theo dự án Trường

Đáp án 1 Đáp án 2 Đáp án 3

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

T.K 9 31,03% 11 37,94% 9 31,03% T.Q.T 5 20,83% 10 41,67% 9 37,5%

B.C 6 30% 10 50% 4 20% Tổng 20 27,40% 31 42,47% 22 30,14%

Theo kết quả bảng 1.3, có đến 42,47% giáo viên cho rằng dạy học dự án là hình thức kết hợp nhiều phương pháp dạy học để dạy học nhiều nội dung kiến thức, kĩ năng trong một môn học nào đó (Đáp án 2), 30,14% giáo viên lựa chọn dạy học dự án là hình thức kết hợp nhiều phương pháp dạy học để dạy học một nội dung kiến thức, kĩ năng trong nhiều môn học nào đó (Đáp án 3) và chỉ có 37,40% giáo viên nhận định dạy học dự án là hình thức kết hợp nhiều phương pháp dạy học để dạy học

thấy, hầu hết giáo viên các trường tiểu học có nhận thức đúng và hiểu về phương pháp dạy học theo dự án. Hiện nay, các cơ sở giáo dục tiến hành bồi dưỡng, tập huấn cho GV ở các trường tiểu học về các phương pháp dạy học tích cực mới, trong đó có phương pháp dạy học theo dự án nên việc hầu hết giáo viên có nhận thức đúng về dạy học theo án là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, có tới 37,40% chọn đáp án 3, kết quả cho thấy vẫn còn nhiều GV chưa hiểu rõ về phương pháp này. Điều này đặt ra cho các nhà quản lí giáo dục và chính giáo viên yêu cầu phải tăng cường tự mình tìm hiểu, học hỏi về các phương pháp mới để nâng cao trình độ chuyên môn, có thêm nhiều lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung các bài học và linh hoạt hơn trong giảng dạy. Vì vậy, trong đề tài, người nghiên cứu nêu rõ khái niệm, đặc điểm, tiến trình tổ chức của phương pháp DHTDA, cũng như những căn cứ, tiêu chí xây dựng và các phần cần có của một hồ sơ dự án để góp phần hỗ trợ GV có thể tham khảo và mạnh dạn áp dụng phương pháp này vào giảng môn Tiếng Việt và các môn học khác.

Bảng 1.4. Bảng thống kê đánh giá của giáo viên về dạy học dự án

Trường

Rất quan

trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ T.K 4 13,79 % 22 75,86% 3 10,34% 0 0% T.Q.T 5 20,83 % 15 62,5% 3 12,5% 1 4,17% B.C 6 30% 8 40% 6 30% 0 0% Tổng 15 20,55 % 45 61,64% 12 16,44% 1 2,33% Dựa vào bảng 1.4, có thể thấy rõ có tới 60/73 (tỉ lệ 82,19%) giáo viên được điều tra đánh giá dạy học dự án là rất quan trọng và quan trọng. Điều này cho thấy từ việc nhận thức đúng về phương pháp, GV đánh giá tầm quan trọng của dạy học dự án cũng quan trọng như các phương pháp khác. Đây là động lực để người viết mạnh dạn tiến

hành thiết kế một số dự án dạy học môn Tiếng Việt 4 để cung cấp cho GV một nguồn dự án dạy học phục vụ cho quá trình giảng dạy của GV ở tiểu học.

Tuy nhiên, khi trao đổi trực tiếp với một số GV để thu thập các thông tin có liên quan đến việc tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 hiện nay và việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn Tiếng Việt 4, kết quả thu được là không có giáo viên nào vận dụng phương pháp dạy học này vào dạy học môn Tiếng Việt 4. Điều này cho thấy sự mâu thuẫn giữa nhận thức của giáo viên về vai trò của phương pháp dạy học theo dự án với việc vận dụng phương pháp này vào thực tiễn. Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy phần đông giáo viên đã có hiểu biết nhất định về dạy học dự án, tuy nhiên trong thực tế giảng dạy giáo viên lại không đưa vào áp dụng. Nguyên nhân của vấn đề trên là do GV gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các phương pháp dạy học mới nên chưa hiểu rõ về cách vận dụng các phương pháp dạy học mới, trong đó có phương pháp dạy học theo dự án, sao cho phù hợp, hiệu quả và các điều kiện vật chất, lớp học nhỏ, học sinh đông cũng gây nhiều khó khăn cho việc áp dụng phương pháp này.

Phương pháp dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học tích cực, song qua kết quả điều tra và phỏng vấn cho thấy GV đã có nhận thức về phương pháp này nhưng mức độ sử dụng phương pháp này của GV còn hạn chế. Nguyên nhân có thể là do điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện tài chính, sĩ số lớp đông và mất nhiều thời gian thực hiện khiến cho GV e ngại trong việc tổ chức dạy học theo phương pháp này.

Dựa trên kết quả điều tra về nhận thức, đánh giá của GV về dạy học theo dự án, người nghiên cứu hướng đến thiết kế các dự án từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ dự án có quý mô nhỏ đến dự án có quy mô lớn để cung cấp cho giáo viên nhiều lựa chọn khi giảng dạy Tiếng Việt không e ngại với phương pháp này. Đồng thời, người nghiên cứu lựa chọn thực nghiệm dự án có nhiều hoạt động và sản phẩm đa dạng, thực hiện theo từng giai đoạn để minh chứng tính khả thi và hiệu quả của phương pháp DHTDA môn Tiếng Việt 4.

Nhu cầu tham gia dự án của học sinh lớp 4

Bảng 1.5. Bảng thống kê mức độ hứng thú của học sinh lớp 4 đã tham gia học tập theo dự án

Lớp

4/1 4/2 4/3

Số

lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Rất hứng thú 35 85,37% 15 65,11% 19 82,61% Hứng thú 5 12,20% 5 21,74% 3 13,04% Ít hứng thú 1 2,43% 3 13,04% 1 4,35% Không hứng

thú 0 0% 0 0% 0 0% Bảng 1.5 cho thấy hầu hết học sinh rất hứng thú và hứng thú khi tham gia dự án (lớp 4/1 có 40/41 HS chiếm 97,57%, lớp 4/2 có 20/23 HS chiếm 86,85%, lớp 4/3 có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số dự án dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)