Quy trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số dự án dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 (Trang 74)

Quá trình thực nghiệm được thực hiện theo quy trình: Trước tiên, người nghiên cứu khảo sát mong muốn tham gia thực hiện dự án của học sinh lớp 4.5, trường T.K, quận 12; tiếp theo, người nghiên cứu thiết kế hồ sơ dự án “Thương người như thể thương thân”; sau đó, tiến hành tổ chức thực nghiệm thực hiện dự án Thương người như thể thương thân; cuối cùng,kết thúc thực nghiệm, đánh giá, phân tích dự án sau quá trình thực nghiệm.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Dự án được lựa chọn thực nghiệm là dự án Thương người như thể thương thân, là dự án liên môn mang tính tích hợp và thực hành với quy mô lớn, thuộc về lĩnh vực giáo dục, được lên kế hoạch và thực hiện trong 5 tháng (từ tháng 12/2017 – tháng 5/ 2018)

3.4. Kết quả thực nghiệm, phân tích, đánh giá kết quả

Người nghiên cứu tiến hành thu thập, tổng hợp và phân tích về mặt định tính và định lượng, cụ thể:

Định tính: dựa vào quan sát quá trình thực hiện dự án của học sinh, kết quả điều tra, hình ảnh thu được trong quá trình thực nghiệm, người viết đánh giá tính khả

thi và hiệu quả của dự án đã thiết kế.

Định lượng: đánh giá sự tiến bộ, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng Tin học, vẽ tranh của học sinh qua các sản phẩm dự án học sinh thực hiện.

3.4.1. Sản phẩm dự án

Sau khi tiến hành thực nghiệm dự án Thương người như thể thương thân tại lớp 4/5, trường Tiểu học T.K, quận 12, thu được sản phẩm ở bảng 1 sau đây:

Bảng 3.1. Bảng thu thập sản phẩm dự án

Sản phẩm Số lượng Ghi chú

Tranh vẽ 46 bức Học sinh thuyết trình về sản phẩm Tiết mục múa bài

hát “Lòng nhân ái” 4 tiết mục Học sinh trình diễn tiết mục Tiểu phẩm 2 tiểu phẩm Học sinh thuyết trình về sản phẩm Bài cảm nhận 46 bài Học sinh thuyết trình về sản phẩm Quyên góp

21 376 000 đồng, 5 thùng mì, 145kg gạo và các dụng cụ học tập

Học sinh vận động và bán hàng gây quỹ, sau đó thăm, tặng quà cho các em nhỏ ở Trung tâm học tập cộng đồng T.L, Trung tâm học tập cộng T.T.N,Trường C.B.A.D

Với sản phẩm tranh vẽ, học sinh phải trình bày ý tưởng bức tranh của mình trước lớp. Với sản phẩm bài cảm nhận, học sinh cần trình bày sao cho hấp dẫn người nghe. Học sinh trình diễn bài múa phù hợp với lời bài hát “Tấm lòng nhân ái” đối với sản phẩm là tiết mục múa. Ở sản phẩm là tiểu phầm, các nhóm phải diễn lời thoại, cử chỉ sao cho nổi bật được tính cách nhân vật và câu chuyện. Trong quá trình vận động gây quỹ từ thiện, với sự hỗ trợ của giáo viên và phu huynh. Học sinh là người vận động, bán hàng gây quỹ từ thiện.

Qua các sản phẩm dự án thu được, người viết nhận thấy: học sinh có khả năng sáng tạo tốt, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực hiện sản phẩm, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng tin học phát triển. Đồng thời, sản phẩm phản ánh đúng khả năng, năng lực của mỗi cá nhân cũng như sự kết hợp giữa các HS trong nhóm.

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00%

Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú

Có thể nhận định rằng, HS có thể thực hiện được các sản phẩm dự án tốt và việc tổ chức cho học sinh học tập bằng phương pháp dạy học theo dự án là khả thi và hiệu quả.

3.4.2. Khảo sát sự hứng thú của học sinh tham gia thực hiện dự án

Người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 46/46 HS tại lớp thực nghiệm dự án

Thương người như thể thương thân với câu hỏi “Em cảm thấy thế nào khi tham gia thực hiện các sản phẩm cùng nhau, tạo ra được các tiểu phẩm, vận động đóng góp gây quỹ từ thiện, tặng quà cho các bạn nghèo…?”, với 4 mức độ cho câu trả lời là: rất hứng thú, hứng thú, ít hứng thú, không hứng thú. Người viết thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Bảng thống kê mức độ hứng thú của học sinh với dự án

Mức độ Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú

Số lượng 37/46 8/46 0 1 Tỷ lệ 80,43% 17,39% 0% 2.17%

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của học sinh với dự án

Bảng 3.2 cho thấy có 37/46 HS (80,43%) học sinh rất hứng thú, 8/46 HS (17,39%) học sinh hứng thú và 1 (2,71%) học sinh không hứng thú khi được tham gia thực hiện sản phẩm dự án. Tỷ lệ học sinh chọn mức độ rất hứng thú và hứng thú chiếm đến 97,82%, trong khi đó mức độ không hứng thú chỉ có 2,17%. Người viết đối chiếu kết quả ở bảng 3.2 với bảng 1.1 cho thấy tỷ lệ học rất hứng thú với dự án luôn cao hơn 80% số học sinh cả lớp. Và khi được hỏi có thích học tập theo dự án, có đến 45/46 HS (97,83%) trả lời có vì cách học này mang đến nhiều lợi ích cho các

0 5 10 15 20 25

Lớp 4/5 Lớp 4/1 Lớp 4/2 Lớp 4/3

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ em. HS thấy hứng thú với dự án vì các em được trải nghiệm môi trường học tập mới lạ, tạo ra các sản phẩm đa dạng mà bản thân các em chưa từng được làm, các em có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, học sinh khi được học theo dự án, dù là dự án thuộc lĩnh vực, môn học nào, đều rất hứng thú và yêu thích học tập.

Về mức độ học sinh muốn giáo viên tổ chức dạy học dự án, người viết thu được kết quả như bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3. Bảng thống kê mức độ học sinh muốn giáo viên dạy học bằng phương pháp dạy học dự án của học sinh lớp 4/5, 4/1, 4/2, 4/3.

Lớp

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 4/5 21 45,65% 20 43,48% 5 10,87% 0 0% 4/1 20 48,78% 19 46,34% 2 4,88% 0 0% 4/2 11 47,83% 10 43,48% 2 8,70% 0 0% 4/3 15 65,22% 7 30,43% 1 4,35% 0 0% Tổng 67 50,34% 56 42,11% 10 7,52% 0 0%

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thống kê mức độ học sinh lớp 4 mong muốn giáo viên dạy học bằng phương pháp dạy học dự án

Khi tổng hợp kết quả từ bảng 3.3 thu được kết quả có 67/133 (chiếm 50,34% HS) chọn mức độ thường xuyên, mức độ thỉnh thoảng là 56/133 (chiếm 42,11% HS),

mức độ hiếm khi là 10/133 (chiếm 7,52% HS), mức độ không bao giờ là 0%. Số liệu cho thấy tất cả học sinh đã từng tham gia học tập theo dự án, dù dự án thuộc lĩnh vực nào, mức độ tích hợp kiến thức ra sao, đều có nguyện vọng được giáo viên tổ chức học tập bằng phương pháp dạy học dự án. Giáo viên cần xem xét nhu cầu học tập của học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và cân nhắc đến việc dạy học môn Tiếng Việt bằng phương pháp dạy học theo dự án.

Khi hỏi về lợi ích khi tham gia dự án, tôi đã thu được kết quả như bảng 3.4 sau đây:

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về tác dụng tham gia thực hiện dự án

Lợi ích Số lượng Tỉ lệ

Biết cách làm việc nhóm hiệu quả 40 86,96% Biết cách tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau 14 30,43% Biết cách làm bài thuyết trình 23 50% Biết cách tìm kiếm thông tin 21 46,65% Mạnh dạn trình bày trước đám đông 27 58,70% Rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin 10 21,74% Rèn kĩ năng giao tiếp 22 47,83% Phát triển năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề 24 52,17% Có hứng thú học tập Tiếng Việt 20 43,48% Thân thiết với bạn bè 33 71,74%

Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.4 cho thấy sau khi tham gia dự án, học sinh không chỉ biết cách làm việc nhóm hiệu quả (có tới 86,96% HS lựac chọn) mà còn giúp cho các em thân thiết, gần gũi với nhau (71,74% HS lựa chọn). Đồng thời học sinh tự tin trình bày sản phẩm của mình trước đám đông cũng như biết cách giao tiếp phù hợp (hớn 50% HS lựa chọn), được rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin (21, 74%). Như vậy, DHTDA không chỉ giúp HS sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ việc thực hiện các sản phẩm dự án mà còn giúp HS thấy được tính thiết thực của kiến thức học đường trong đời sống. Bên cạnh đó, phương pháp dạy học này còn giúp HS rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng sống, đặc biệt kĩ năng làm việc theo nhóm (vì tất cả HS phải thực hiện các công đoạn của dự án theo hình thức cá nhân và

nhóm nhỏ). Nói cách khác, dạy học theo dự án mang đến hiệu quả cao đối với việc giúp học sinh rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy của thế kỉ 21.

Bảng 3.5. Bảng thống kê nhận thức về bài học của hoc sinh lớp 4/5, 4/4, 4/6, trường T.K. Lớp Đáp án 1 Đáp án 2 Đáp án 3 Đáp án 4 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 4/5 13 28,28% 27 58,70% 6 13,04% 0 0% 4/4 3 7,89% 24 63,16% 11 28,95% 0 0% 4/6 1 2,38% 11 26,19% 28 66,67% 2 4,76%

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện nhận thức về bài học của học sinh lớp 4/5, 4/4, 4/6

Khi khảo sát nhận thức của học sinh về nội dung bài học sau khi tham gia dự án với 4 đáp án: Hiểu rõ, khắc sâu nội dung bài học và có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn (Đáp án 1), Hiểu rõ, khắc sâu nội dung bài học và có thể vận dụng kiến thức bài học (Đáp án 2), Hiểu rõ, khắc sâu nắm vứng bài học (Đáp án 3), Chưa nắm nội dung bài học (Đáp án 4). So sánh kết quả nhận thức về nội dung bài học của lớp 4/5 và lớp 4/4 (lớp Anh văn tăng cường), lớp 4/6 (Lớp anh văn đề án), ghi nhận được kết quả ở bảng 3.5, lớp 4/5 có 13/46 (chiếm 28,28% HS) trả lời đáp án 1, lớp 4/4 có 3/38 (chiếm 7,89% HS), trong khi lớp 4/6 chỉ có 1/42 (chiếm 2,38% HS). Như vậy, với lớp học theo dự án, sau khi tham gia các em có thể vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. Đây là điểm khác biệt so với lớp học tập theo phương pháp khác dù

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% Lớp 4/5 Lớp 4/4 Lớp 4/6 Đáp án 1 Đáp án 2 Đáp án 3 Đáp án 4

lớp 4/4 vẫn có học vận dụng bài học vào thực tiễn nhưng số lượng so với lớp 4/5 quá ít, ở lớp 4/6, đây cũng là lớp học anh văn đề án như lớp 4/5 nhưng không có một em nào vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống.

Tóm lại, qua kết quả thực nghiệm học sinh yêu thích, hứng thú và có nguyện vọng được học tập môn Tiếng Việt theo dự án. Đồng thời, GV sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy học môn Tiếng Việt 4 mang đến nhiều lợi ích cho HS. Phương pháp này không chỉ phát triển các kĩ năng thế kỉ 21 mà còn giúp HS khắc sâu bài học, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống. Đây là một kết quả quan trọng, làm tiền đề khuyến khích các GV ở trường tiểu học mạnh dạn vận dụng phương pháp này vào giảng dạy hằng ngày.

3.4.3. Kết quả đánh giá quá trình thực hiện dự án của phụ huynh

Người nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến Phụ huynh về dự án thực nghiệm bằng phiếu khảo sát sau khi tiến hành thực nghiệm và thu được kết quả như sau:

Khảo sát phụ về thái độ học tập của học sinh khi tham gia thực hiện dự án, có 33/41 (80,49%) phụ huynh cảm thấy con/em mình rất hứng thú và 8/41 (19,51%) phụ huynh cảm thấy học sinh hứng thú tham gia dự án mà không có bất kì phụ huynh nào thấy con/em mình ít hứng thú hoặc không hứng thú khi tham gia dự án. Phụ huynh có thể nhận biết được thái độ học tập của con em mình vì chính phụ huynh là những người rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Sự quan tâm của phụ huynh chính là điều kiện cho GV và HS có thể thực hiện dự án thành công. Vì vậy, khi tiến hành thực hiện một dự án bất kì, GV cần thông tin đầy đủ đến phụ huynh về kế hoạch thực hiện cũng như các nội dụng của dự án để nhận được sự hỗ trợ từ phụ huynh giúp dự án có thể thực hiện thành công.

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về tác dụng tham gia thực hiện dự án

Lợi ích Số lượng Tỉ lệ

Biết cách làm việc nhóm hiệu quả 37 90,24% Biết cách tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau 17 41,46% Biết cách làm bài thuyết trình 14 34,14% Biết cách tìm kiếm thông tin 15 36,59% Mạnh dạn trình bày trước đám đông 16 39,02% Rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin 12 30%

Rèn kĩ năng giao tiếp 15 36,59% Phát triển năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề 9 21,95% Có hứng thú học tập Tiếng Việt 15 36,59% Thân thiết với bạn bè 23 56,10%

Bảng 3.6 cho thấy, có 34/41 (82,93%) phụ huynh nhận thấy học sinh phát triển kĩ năng làm việc nhóm và 24/41 (58,54%) phụ huynh đánh giá dự án đã giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, có 23/41 (56,10%) phụ huynh thấy dự án giúp học sinh thân thiết với bạn bè hơn. Đây là 3 tác dụng lớn nhất từ việc con em của họ đạt được sau khi thực hiện dự án. Bên cạnh đó, phụ huynh đánh giá học sinh còn phát triển các kĩ năng khác như biết cách tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau (41,46%), biết cách làm bài thuyết trình (34,14%), biết cách tìm kiếm thông tin (36,59%), mạnh dạn trình bày trước đám đông (39,02%), rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin (30%), phát triển năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề (21,75%), có hứng thú trong học tập Tiếng Việt (36,59%). Như vậy, theo đánh giá của phụ huynh, học tập theo dự án mang đến nhiều tác dụng đối với học sinh, trong đó, tác dụng lớn nhất là giúp học sinh biết làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, đây là 2 trong số các kĩ năng quan trọng của thế kỉ 21và học tập theo dự án giúp học sinh biết vận dụng công nghệ vào giải quyết vần đề dự án. Đây chính là minh chứng phương pháp DHTDA khôngc chỉ giúp HS vận dụng công nghệ thông tin để học tập mà còn phát triền các kĩ năng thế kỉ 21 cho học sinh. Rõ ràng, DHTDA mang đến nhiều lợi ích cho HS.

Khảo sát về mức độ phụ huynh muốn giáo viên dạy học cho học sinh bằng phương pháp dạy học dự án, tôi đã thu được kết quả như bảng 3.2 sau:

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về mức độ phụ huynh muốn giáo viên dạy học cho học sinh bằng phương pháp dạy học dự án

Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Số lượng 35/41 4/41 0 2/41 Tỷ lệ 85,36% 9,76% 0% 4,88%

Biểu đồ 3.4. Mức độ phụ huynh muốn giáo viên dạy học cho học sinh bằng phương pháp dạy học dự án

Qua kết quả khảo sát bảng 3.7, thấy rõ, có tới 85,36% phụ huynh mong muốn GV thường xuyên tổ chức dạy học theo dự án, và chỉ có 4,88% phụ huynh mong muốn giáo viên không bao giờ tổ chức dạy học theo phương pháp này. Như vậy, người nghiên cứu thấy rằng chính phụ huynh nhận thấy học sinh được rèn luyện và phát triển nhiều kĩ năng khi tham gia thực hiện dự án và mong muốn học sinh có cơ hội tham gia các dự án dạy học nhiều hơn. Điều này chứng tỏ thêm phụ huynh là những người rất quan tâm đến việc học tập của học sinh và sẵn sàng hỗ trợ giáo viên, học sinh khi học theo các phương pháp mới.

Bên cạnh học sinh là người tham gia thực hiện dự án chính, phụ huynh chính là những người hỗ trợ về mặt tài chính, phương tiện và tạo điều kiện cho học sinh thực hiện tốt dự án. Bên cạnh vai trò của giáo viên, học sinh thì phụ huynh cũng giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả dự án. Vì vậy, nhận được sự ủng hộ và quan tâm của phụ huynh sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án khả thi và đạt hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số dự án dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)