Yêu cầu, chuẩn kiến thức kĩ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số dự án dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 (Trang 44)

Mục tiêu hướng đến của đề tài là thiết kế một số nội dung dạy học Tiếng Việt lớp 4 thành các dự án dạy học có sự liên kết giữa các phân môn trong Tiếng Việt, đồng thời liên kết với các môn học khác nhưng nội dung Tiếng Việt vẫn là trung tâm. Vì vậy, các dự án được người nghiên cứu thiết kế dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt là chủ yếu.

Kiến thức

Các dự án được thiết phải bảo đảm sau khi tham gia dự án học sinh đạt được các chuẩn cơ bản về kiến thức như sau học sinh biết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài, biết thêm các từ ngữ về tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc,… Nhận biết được sự khác biệt về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy, hiểu thế nào là danh từ, động từ, tính từ, câu, câu đơn, các thành phần chính của câu đơn, thành phần phụ trạng ngữ. Hiểu thế nào là câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu kiến. Biết đặt các loại câu, biết dùng dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, Nêu được cảm nhận về tác dụng của một số hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn, câu thơ. Biết nói, biết viết câu có dùng phép so sánh, nhân hóa. Nhận biết được các phần của bài văn kể chuyện, miêu tả: mở bài, thân bài, kết bài. Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả. Hiểu thế nào là nhân vật, cốt truyện trong tác phẩm tự sự. Bên cạnh việc đạt được chuẩn kiến thức cơ bản của môn Tiếng Việt, học sinh cần phải biết vận dụng các kiến thức trên vào giải quyết vấn đề thông qua việc thực hiện sản phẩm dự án yêu cầu.

Kĩ năng

Tương tự với yêu cầu về kiến thức, các dự án được thiết kế dạy học môn Tiếng Việt 4 cần bảo đảm các kĩ năng học sinh phải đạt được sau khi tham gia dự án và vận dụng các kĩ năng đó vào thực hiện các sản phẩm mà dự án yêu cầu. Các kĩ năng đó bao gồmđọc các văn bản độ dài khoảng 250 chữ với tốc độ 90 – 100 chữ/phút, đọc thầm với tốc độ khoảng 100 – 120 chữ/phút. Biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ, phù hợp với nội dung của từng đoạn. Nhận biết dàn ý của bài đọc, hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài, nội dung của bài. Phát hiện được một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ được học, biết nhận xét về nhân vật trong các văn bản tự sự. Biết viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài. Viết đúng một số từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, không mắc quá 5 lỗi/bài, trình bày đúng quy định, bài viết sạch. Biết tự sửa lỗi chính tả trong các bài viết. Biết tìm ý cho đoạn văn kể chuyện, miêu tả, viết được đoạn văn theo dàn ý đã lập. Biết dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu phù hợp với chủ đề của bài viết. Biết lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả, bước đầu viết được bài văn theo dàn ý đã lập. Nghe và thuật lại được nội dung chính của câu chuyện và kể lại câu chuyện đó. Biết xưng hô, lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt lịch sự khi giao tiếp ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng. Biết đặt và trả lời câu hỏi trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc một số vấn đề gần gũi thông qua việc thảo luận tìm phương án cũng như thực hiện sản phẩm dự án. Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc hay sự việc đã chứng kiến, tham gia. Biết thay đổi ngôi kể khi kể chuyện. Biết cách phát biểu ý kiến trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc về một số vấn đề gần gũi. Biết giới thiệu ngắn gọn về lịch sử, về hoạt động, về nhân vật tiêu biểu ở địa phương.

2.1.2. Chương trình, tài liệu dạy học

Các dự án được thiết kế bám sát nội dung chương trình dạy học Tiếng Việt 4. Tên dự án được thiết kế gắn với tên các chủ điểm trong chương trình Tiếng Việt 4.

Tài liệu dạy học được sử dụng: Sách giáo khoa các môn học lớp 4, Sách giáo viên lớp 4, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn Kiến thức, Kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 4 và các nguồn tham khảo khác như báo chí, web, phương tiện truyền thông,…

1, 2, 3, 7, 8, 9, 22, 23 trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Trên đôi cánh ước mơ, Vẻ đẹp muôn màu để thiết kế 4 dự án mẫu.

Tuần 1 – 3: Thương người như thể thương thân

Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin. Tập làm văn: Nhân vật trong truyện, Kể lại hành động nhân vật, Kể lại lời nói, ý nghĩ nhân vật. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe đã đọc, câu chuyện. Luyện từ và câu: Dấu hai chấm (Tuần 2), Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết (Tuần 3).

Tuần 7 – 9: Trên đôi cánh ước mơ

Tập đọc: Ở Vương quốc Tương Lai, Đôi giày bata màu xanh, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi - đát. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện, Luyện tập phát triển câu chuyện, Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. Luyện từ và câu: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam, Luyện tập viết tên người, tên địa lí nước ngoài, Mở rộng vốn từ: Ứớc mơ, Dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép.

Tuần 22 – 23: Vẻ đẹp muôn màu

Tập đọc: Sầu riêng, Chợ Tết. Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối, Luyện tập miêu tả các bộ phận cây cối.

Ngoài ra, người thiết kế dựa vào chương trình dạy học các môn học khác như Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Anh văn, Mĩ thuật, Đạo đức,… để xây dựng các hoạt động và sản phẩm dự án có sự tích hợp nội dung bài học của nhiều môn học nhưng vẫn đảm bảo lấy Tiếng Việt làm trung tâm. Điều này sẽ được thể hiện trong mỗi dự án mẫu của đề tài.

2.2. Tiêu chí xây dựng dự án

2.2.1. Dự án đảm bảo lấy nội dung lấy Tiếng Việt làm trung tâm

Tiếng Việt là một trong nhưng môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc Tiểu học. Mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi.

tranh thể hiện nội dung bài đọc, hoặc các nhân vật trong bài, kịch bản các tiểu phẩm hay là các bài viết ngắn của học sinh,... đều vận dụng các kiến thức, kĩ năng năng chủ yếu của môn Tiếng Việt như cách sử dụng câu, từ, cách viết tên người, tên địa lí, cách phát triển đoạn văn... để thực hiện.

Đồng thời tất cả các sản phẩm trong dự án đều xuất phát từ việc hiểu được nội dung, ý nghĩa bài học và phát triển thể hiện theo các hình thức khác nhau với sự hỗ trợ bởi kiến thức của các môn học khác như: áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở môn Mĩ thuật để vẽ tranh theo đúng yêu cầu dự án, có thể sáng tạo bằng cách sử dụng nhiều vật liệu khác nhau (giấy, màu nước, đất nặn…), áp dụng những gì được học từ môn Tin học để soạn thảo bài thuyết trình, thiết kế và chỉnh sửa các đoạn clip liên quan đến dự án. Trong quá trình thực hiện dự án học sinh rèn luyện cách trao đổi ý kiến trong nhóm, trao đổi với giáo viên, biết cách tiết kiệm thời gian và tiết kiệm được tiền của khi thực hiện dự án. Đây cũng là một cách giáo dục đạo đức cho học sinh, rèn luyện cho học sinh dựa vào những gì các em đã được học, được giáo dục trong các bài học môn Đạo Đức.

Vì vậy, để thực hiện dự án cần có sự liên kết giữa các môn rất rõ ràng, học sinh vận dụng tất cả các kiến thức, kĩ năng trong các môn học để thực hiện dự án nhưng Tiếng Việt vẫn là trung tâm.

2.2.2. Dự án phải cụ thể, dễ hiểu

Mục tiêu của dự án phải rõ ràng, cụ thể, phải trả lời được 5 câu hỏi (5W):

What? (Mục tiêu đó là gì?), Why? (Tại sao phải thực hiện?), Where? (Thực hiện nó tại đâu?), Who? (Ai sẽ là người thực hiện?), When?( Thực hiện trong thời gian nào?).

Xác định rõ các mục tiêu, nội dung cụ thể, cốt lõi của từng bài học. Dựa trên những nội dung cốt lõi của chương trình; bám sát vào mục tiêu dạy học; liên hệ với thực tiễn cuộc sống xung quanh HS. Từ đó xây dựng những hoạt động cụ thể, thích hợp cho dự án. Ngoài ra, dự án phải có các sản phẩm cụ thể và tiêu chí đánh giá sản phẩm rõ ràng, dễ hiểu.

2.2.3. Dự án phải đo lường được

Một mục tiêu dự án được thiết kế phải đảm bảo đo lường được về khối lượng công việc sẽ phải thực hiện, chi phí phải bỏ ra, cách thức hoàn thành công việc…

2.2.4. Dự án phải đạt được mục tiêu

Dự án được thiết kế phải đảm bảo đặt được mục tiêu đề ra, tức là có khả năng thực hiện được trên thực tế. Cần trả lời được câu hỏi “Làm thế nào để thực hiện?” để bảo đảm tính khả thi của mỗi mục tiêu đề ra.

2.2.5. Dự án phải thực tế

Các dự án mà giáo viên tổ chức để học sinh thực hiện phải là một cơ hội tốt để các em được làm việc (tìm hiểu, thảo luận, tranh luận, khảo sát, thí nghiệm…), tự mình khám phá ra tri thức. Nhưng quan trọng hơn là cơ hội để các em vận dụng ngay những tri thức học được vào thực tế cuộc sống. Những dự án này phải là cơ hội để các em tìm hiểu, giải quyết những vấn đề mang tính xã hội, tính thời đại ngay tại địa phương mình đang sinh sống. Để đảm bảo tính thực tế của dự án, một mục tiêu dự án cần trả lời câu hỏi: Dự án đem lại những lợi ích gì? Đã đúng thời điểm hay chưa? Những lợi ích này có phù hợp với những nỗ lực, nhu cầu khác của dự án? Những ai là đối tượng thích hợp để hưởng những lợi ích mà dự án đem lại?

2.2.6. Dự án phải có thời gian

Dự án cần phải giới hạn về thời gian, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ. Mục tiêu dự án cần trả lời những câu hỏi như: Dự án cần phải thực hiện trong khoảng thời gian nào? Khi nào thì bắt đầu thực hiện? Tiến độ công việc cần đảm bảo trong từng khoảng thời gian xác định như thế nào?

2.2.7. Dự án phải được đánh giá

Giáo viên và học sinh cùng tham gia đánh giá dự án để rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Đánh giá dự án là một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm chất lượng dự án đã thực hiện. Cần xây dựng kế hoạch đánh giá một cách chi tiết, tỉ mỉ, rõ ràng và tất cả các tiêu chí đánh giá phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với năng lực học sinh lớp 4.

2.3. Những phần chính của một dự án 2.3.1. Các môn liên kết

Ở phần này nêu rõ các bài học của môn Tiếng Việt và nội dung các môn được lựa chọn để xây dựng dự án.

2.3.2.Tổng quan

Ở phần tổng quan, dự án thiết kế nêu rõ mục tiêu của dự án, đối tượng thực hiện dự án, dự án có sự tham gia của các chuyên gia, cố vấn, tổ chức phối hợp thực hiện là những ai và thời gian cụ thể để thực hiện dự án.

2.3.3. Nội dung hồ sơ dự án

Dự án sẽ nêu rõ cách thức chia nhóm, nhiệm vụ của học sinh, các sản phẩm dự án dự kiến, kế hoạch thực hiện theo thời gian và cuối cùng là nêu rõ danh mục và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.

2.3.4. Câu hỏi định hướng

Ở phần này, người thiết kế cung cấp các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung giúp học sinh định hướng thực hiện các sản phẩm dự án.

2.4. Phương pháp thiết kế hồ sơ dự án2.4.1. Phương pháp tư duy “5W1H” 2.4.1. Phương pháp tư duy “5W1H”

“5W1H” viết tắt từ các từ sau: Who (Ai?), What? (Cái gì?), Where? (Ở đâu?), When? (Khi nào?), Why? (Tại sao?), How? (Như thế nào?). Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt sự sự kiện, bài dạy hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta cần tự đặt cho mình các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần thực hiện.

Trong quá trình thiết kế, người viết đã đặt ra và trả lời các câu hỏi sau: Who?

(Tên dự án là gì? Dự án gồm những môn học nào?), Where (Dự án thuộc lĩnh vực nào? Phạm vi thực hiện dự án như thế nào? Dự án được thực hiện ở đâu?), When

(Dự án sẽ thực hiện trong thời gian nào? Dự án thực hiện trong bao lâu?), What (Dự án có những sản phẩm nào?), Why (Tại sao phải thực hiện dự án này? Tại sao lại chọn đối tượng học sinh lớp 4? Dự án có ý nghĩa, giá trị gì?), How (Dự án sẽ có những hoạt động nào? Làm thế nào thực hiện dự án? Cần bao nhiêu chi phí thực hiện dự án?). Những câu hỏi trên giúp người viết phải thiết xác định mục tiêu và các bước thực hiện cũng như xác định sản phẩm và tiêu chí đánh giá sản phẩm phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4.

2.4.2. Phương pháp “6 chiếc nón tư duy”

“6 chiếc nón tư duy” là phát kiến của Tiến sĩ Edward de Bono trong năm 1980, sử dụng màu sắc tạo sự lôi cuốn. Gồm 6 chiếc mũ với 6 màu sắc khác nhau: trắng,

đỏ, vàng, đen, xanh lá, xanh dương. Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng.

Trong quá trình thiết kế, bên cạnh những câu hỏi 5W1H, người thiết kế tiếp tục đặt ra và trả lời các câu hỏi để định hướng công việc cho dự án của mình: Mũ trắng – Đóng góp thông tin (Tôi có những thông tin gì về dự án này? Tôi cần có những thông tin nào liên quan dự án này? Tôi thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?),

Mũ đỏ - Cảm xúc về dự án (Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì? Trực giác của tôi mách bảo điều gì về dự án này? Tôi thích hay không thích dự án này?), Mũ vàng – Tìm những yếu tố tích cực (Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì? Đâu là mặt tích cực của dự án này? Liệu dự án này có khả năng thực hiện được không?), Mũ đen – Tìm điểm yếu (Những rắc rối nguy hiểm nào có thể xảy ra? Những khó khăn nào phát sinh khi thực hiện dự án này? Những nguy cơ tiềm ẩn nào có thể phát sinh?), Mũ xanh lá – Đưa ra giải pháp (Có những cách thức khác để thực hiện nhiệm vụ này không? Tôi có thể làm gì khác trong trường hợp này? Các lời giải thích, giải pháp cho vấn đề này là gì?), Mũ xanh da trời – Tổng hợp vấn đề

(Tôi ở đây để làm gì? Tôi cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?).

Kĩ thuật này không chỉ giúp người thiết kế định hướng công việc của mình mà còn có thể áp dụng vào quá trình thực hiện dự án giúp học sinh định hướng công việc cần làm để hoàn thành sản phẩm dự án bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi tương tự như trên.

2.5. Một số dự án dạy học môn Tiếng Việt 4 2.5.1. Dự án 1: Hành trình đến với ước mơ

I. Tên dự án : HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI ƯỚC MƠ

II. Các môn liên kết :

Môn Tiếng Việt

Tập đọc: Ở Vương quốc Tương Lai, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi – đát, Đôi giày ba ta màu xanh. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể

chuyện, Luyện tập phát triển câu chuyện, Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.

Luyện từ và câu: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam, Luyện viết tên người, tên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số dự án dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)