Dự án phải thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số dự án dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 (Trang 48)

Các dự án mà giáo viên tổ chức để học sinh thực hiện phải là một cơ hội tốt để các em được làm việc (tìm hiểu, thảo luận, tranh luận, khảo sát, thí nghiệm…), tự mình khám phá ra tri thức. Nhưng quan trọng hơn là cơ hội để các em vận dụng ngay những tri thức học được vào thực tế cuộc sống. Những dự án này phải là cơ hội để các em tìm hiểu, giải quyết những vấn đề mang tính xã hội, tính thời đại ngay tại địa phương mình đang sinh sống. Để đảm bảo tính thực tế của dự án, một mục tiêu dự án cần trả lời câu hỏi: Dự án đem lại những lợi ích gì? Đã đúng thời điểm hay chưa? Những lợi ích này có phù hợp với những nỗ lực, nhu cầu khác của dự án? Những ai là đối tượng thích hợp để hưởng những lợi ích mà dự án đem lại?

2.2.6. Dự án phải có thời gian

Dự án cần phải giới hạn về thời gian, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ. Mục tiêu dự án cần trả lời những câu hỏi như: Dự án cần phải thực hiện trong khoảng thời gian nào? Khi nào thì bắt đầu thực hiện? Tiến độ công việc cần đảm bảo trong từng khoảng thời gian xác định như thế nào?

2.2.7. Dự án phải được đánh giá

Giáo viên và học sinh cùng tham gia đánh giá dự án để rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Đánh giá dự án là một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm chất lượng dự án đã thực hiện. Cần xây dựng kế hoạch đánh giá một cách chi tiết, tỉ mỉ, rõ ràng và tất cả các tiêu chí đánh giá phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với năng lực học sinh lớp 4.

2.3. Những phần chính của một dự án 2.3.1. Các môn liên kết

Ở phần này nêu rõ các bài học của môn Tiếng Việt và nội dung các môn được lựa chọn để xây dựng dự án.

2.3.2.Tổng quan

Ở phần tổng quan, dự án thiết kế nêu rõ mục tiêu của dự án, đối tượng thực hiện dự án, dự án có sự tham gia của các chuyên gia, cố vấn, tổ chức phối hợp thực hiện là những ai và thời gian cụ thể để thực hiện dự án.

2.3.3. Nội dung hồ sơ dự án

Dự án sẽ nêu rõ cách thức chia nhóm, nhiệm vụ của học sinh, các sản phẩm dự án dự kiến, kế hoạch thực hiện theo thời gian và cuối cùng là nêu rõ danh mục và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.

2.3.4. Câu hỏi định hướng

Ở phần này, người thiết kế cung cấp các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung giúp học sinh định hướng thực hiện các sản phẩm dự án.

2.4. Phương pháp thiết kế hồ sơ dự án2.4.1. Phương pháp tư duy “5W1H” 2.4.1. Phương pháp tư duy “5W1H”

“5W1H” viết tắt từ các từ sau: Who (Ai?), What? (Cái gì?), Where? (Ở đâu?), When? (Khi nào?), Why? (Tại sao?), How? (Như thế nào?). Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt sự sự kiện, bài dạy hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta cần tự đặt cho mình các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần thực hiện.

Trong quá trình thiết kế, người viết đã đặt ra và trả lời các câu hỏi sau: Who?

(Tên dự án là gì? Dự án gồm những môn học nào?), Where (Dự án thuộc lĩnh vực nào? Phạm vi thực hiện dự án như thế nào? Dự án được thực hiện ở đâu?), When

(Dự án sẽ thực hiện trong thời gian nào? Dự án thực hiện trong bao lâu?), What (Dự án có những sản phẩm nào?), Why (Tại sao phải thực hiện dự án này? Tại sao lại chọn đối tượng học sinh lớp 4? Dự án có ý nghĩa, giá trị gì?), How (Dự án sẽ có những hoạt động nào? Làm thế nào thực hiện dự án? Cần bao nhiêu chi phí thực hiện dự án?). Những câu hỏi trên giúp người viết phải thiết xác định mục tiêu và các bước thực hiện cũng như xác định sản phẩm và tiêu chí đánh giá sản phẩm phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4.

2.4.2. Phương pháp “6 chiếc nón tư duy”

“6 chiếc nón tư duy” là phát kiến của Tiến sĩ Edward de Bono trong năm 1980, sử dụng màu sắc tạo sự lôi cuốn. Gồm 6 chiếc mũ với 6 màu sắc khác nhau: trắng,

đỏ, vàng, đen, xanh lá, xanh dương. Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng.

Trong quá trình thiết kế, bên cạnh những câu hỏi 5W1H, người thiết kế tiếp tục đặt ra và trả lời các câu hỏi để định hướng công việc cho dự án của mình: Mũ trắng – Đóng góp thông tin (Tôi có những thông tin gì về dự án này? Tôi cần có những thông tin nào liên quan dự án này? Tôi thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?),

Mũ đỏ - Cảm xúc về dự án (Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì? Trực giác của tôi mách bảo điều gì về dự án này? Tôi thích hay không thích dự án này?), Mũ vàng – Tìm những yếu tố tích cực (Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì? Đâu là mặt tích cực của dự án này? Liệu dự án này có khả năng thực hiện được không?), Mũ đen – Tìm điểm yếu (Những rắc rối nguy hiểm nào có thể xảy ra? Những khó khăn nào phát sinh khi thực hiện dự án này? Những nguy cơ tiềm ẩn nào có thể phát sinh?), Mũ xanh lá – Đưa ra giải pháp (Có những cách thức khác để thực hiện nhiệm vụ này không? Tôi có thể làm gì khác trong trường hợp này? Các lời giải thích, giải pháp cho vấn đề này là gì?), Mũ xanh da trời – Tổng hợp vấn đề

(Tôi ở đây để làm gì? Tôi cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?).

Kĩ thuật này không chỉ giúp người thiết kế định hướng công việc của mình mà còn có thể áp dụng vào quá trình thực hiện dự án giúp học sinh định hướng công việc cần làm để hoàn thành sản phẩm dự án bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi tương tự như trên.

2.5. Một số dự án dạy học môn Tiếng Việt 4 2.5.1. Dự án 1: Hành trình đến với ước mơ

I. Tên dự án : HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI ƯỚC MƠ

II. Các môn liên kết :

Môn Tiếng Việt

Tập đọc: Ở Vương quốc Tương Lai, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi – đát, Đôi giày ba ta màu xanh. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể

chuyện, Luyện tập phát triển câu chuyện, Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.

Luyện từ và câu: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam, Luyện viết tên người, tên địa lí nước ngoài, Mở rộng vốn từ: Ước mơ, Dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép.

Môn Mĩ Thuật : Vẽ tranh đề tài, tập nặn tạo dáng, vẽ trang trí, vẽ theo phương pháp Đan Mạch.

Môn Tin học (công nghệ) : Tìm kiếm và tổng hợp thông tin, thiết kế

powerpoint, thiết kế clip.

Môn Đạo đức: Vượt khó trong học tập, Biết bày tỏ ý kiến, Tiết kiệm tiền của,

Tiết kiệm thời giờ.

III. Tổng quan

a. Mục tiêu của dự án

Kiến thức

Học sinh nêu được ý nghĩa của các bài Tập đọc:

Ở Vương quốc Tương Lai: Ước mơ của các bạn nhỏ về cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.

Đôi giày ba ta màu xanh: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng.

Thưa chuyện với mẹ: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

Điều ước của vua Mi – đát: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.

Học sinh phát biểu được “Mơ ước là một phẩm chất đáng quý của con người, giúp cho con người hình dung ra tương lai, vươn lên trong cuộc sống”, liên hệ với bản thân về việc thực hiện ước mơ của mình và trình bày được hành trình đến với ước mơ ấy.

Kĩ năng

Sau khi tham gia dự án, học sinh đạt được những kĩ năng sau:

1. Biết đọc ngắt giọng rõ ràng, đủ phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật, phát âm đúng các từ địa phương, đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cảm.

với những ước mơ của họ và viết được các bài cảm nhận nêu suy nghĩ của mình về ước mơ của các nhân vật trong các bài tập đọc đúng chính tả, sử dùng câu, từ hợp lí. Từ đó, liên hệ được với bản thân có ước mơ cho riêng mình và quyết tâm thực hiện được nó, thể hiện được “Hành trình đến với ước mơ” của chính mình bằng bài viết cá nhân.

3.Vẽ được các bức tranh thể hiện các bài tập đọc: Ở Vương quốc Tương Lai, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi – đát, Đôi giày ba ta màu xanh và xây dựng được các bài đọc: Ở Vương quốc Tương Lai, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi – đát, Đôi giày bata màu xanh thành các tiểu phẩm sân khấu.

4. Lập được kế hoạch làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành sản phẩm dự án (vẽ tranh, tiểu phẩm sân khấu) và tổ chức được hoạt động làm việc nhóm hiệu quả.

5. Biết thu thập thông tin về các bài tập đọc (tác giả, tác phẩm,…) từ nhiều nguồn khác nhau: Internet, sách, báo,… để hỗ trợ hoàn thành sản phẩm.

6. Sử dụng được các phương tiện, phần mềm công nghệ thông tin: máy vi tính, điện thoại, phần mềm Powerpoint, Active View… sử dụng facebook, zalo, mail… để liên lạc, trao đổi về dự án, cách thực hiện và hoàn thành dự án.

Thái độ

Qua dự án, học sinh hứng thú với phương pháp dạy học mới: phương pháp dạy học theo dự án, chăm chỉ, tích cực, tự tin học tập môn Tiếng Việt và ngày càng có nhiều học sinh yêu thích học tập môn Tiếng Việt, nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt cho học sinh qua việc thuyết trình về sản phẩm, viết bài cảm nhận, sử dụng kiến thức dùng câu, từ… để chuyển các bài đọc thành các tiểu phẩm sân khấu…

Bên cạnh đó, học sinh biết ước mơ đẹp như các nhân vật trong bài, phản đối những ước mơ tham lam như vua Mi – đát, kiên trì theo đuổi và biết làm chủ ý kiến bản thân, bảo vệ ước mơ của mình, học tập ở các bạn nhỏ trong bài Ở vương quốc Tương Lai sáng tạo nhiều phát minh độc đáo.

b. Người thực hiện

Giáo viên hướng dẫn: Người lập dự án.

c. Các chuyên gia, có vấn, tổ chức phối hợp thực hiện: Giáo viên khối 4,

Giáo viên Mĩ thuật, Giáo viên Tin học.

d. Thời gian, địa điểm thực hiện dự án: dự án được thực hiện tại trường từ 01-11-2017 đến 15 - 01- 2018 (3 tháng).

IV. Nội dung, hình thức tổ chức dự án

a. Chia nhóm – nhiệm vụ học sinh

Bảng 2.1. Chia nhóm – nhiệm vụ học sinh, sản phẩm dự kiến dự án Hành trình đến với ước mơ

Nhóm Sô lượng Nhiệm vụ Sản phẩm

dự kiến

Họa sĩ nhí Mỗi lớp 2 nhóm (mỗi nhóm gồm có 7- 10 học sinh).

Thực hiện vẽ tranh về nội dung hoặc các nhân vật trong bài học

(tích hợp Mĩ thuật). Tranh vẽ Diễn viên tài năng Mỗi lớp 2 nhóm (mỗi nhóm gồm có 7- 10 học sinh)

Xây dựng các tiểu phẩm sân khấu, chọn các đoạn có liên quan đến ước mơ, tái hiện qua cách cảm nhận của mình, không phải mô tả lại tác phẩm trong bài (tích hợp các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn).

Tiểu phẩm

Nhà văn tương lai

Cá nhân Học sinh viết đoạn văn cảm nhận về các bài đọc theo đề bài tự chọn, sau đó trang trí bài viết thật đẹp và sạch sẽ (tích hợp Mĩ thuật).

Chia sẻ hành trình đến với ước mơ

Cá nhân Tham dự buối giao lưu với một số nhân vật thực hiện thành công ước mơ và hành trình đến với ước mơ của các nhân vật ấy. Sau đó, học sinh viết về “ Hành trình đến với ước mơ” của mình sau buổi giao lưu (tích hợp Đạo đức, Tin học).

Clip về buổi giao lưu Bài viết

a. Kế hoạch thực hiện theo thời gian

Bảng 2.2. Kế hoạch thực hiện dự án “Hành trình đến với ươc mơ” THỜI GIAN

(Dự kiến) NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH MINH CHỨNG (NẾU CÓ) Đầu tháng 11 Công bố dự án với toàn trường

Báo cáo mô tả dự án

Lắng nghe Clip và hình ảnh

10/11 – 25/11/2017 Phân chia nhóm và xây dựng bảng tiêu chí đánh giá

Thảo luận với học sinh về nội dung các bài đọc để đưa rác các nhiệm vụ. Phân nhóm. Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá và phát cho các nhóm. Thảo luận và đưa ra các ý tưởng.

Trao đổi công việc của nhóm Đọc kĩ bảng tiêu chí đánh giá. Clip và hình ảnh quá trình làm việc. 26/11 – 31/12/2017 Các nhóm thực hiện nhiệm vụ Theo dõi việc thực hiện dự án Đánh giá và rút kinh nghiệm ở mỗi tuần. Hỗ trợ công nghệ thông tin và hướng dẫn khi cần thiết Thực hiện các nhiệm vụ được giao. Clip và hình ảnh quá trình các nhóm thực hiện nhiệm vụ. 01/1 – 15/01/2018 Tổ chức báo cáo sản phẩm Lên chương trình

Trưng bày, giới thiệu và báo cáo về sản phẩm.

Các sản phẩm, clip và hình ảnh về buổi báo cáo.

b. Tiêu chí đánh giá sản phẩm

Tranh: sáng tạo, phù hợp nội dung đề tài, sử dụng nhiều chất liệu, màu sắc khác nhau để thể hiện. Bài thuyết trình ngắn gọn, đủ nội dung: ý tưởng, cách thực hiện và ý nghĩa của bức tranh.

Tiểu phẩm: nội dung bám sát đề tài; có nhiều ý tưởng, chi tiết thú vị; lời văn, lời nói phù hợp với đặc điểm nhân vật; thể hiện được cử chỉ, tính cách nhân vật; thể hiện được tiểu phẩm theo trình tự; nói trong câu, tốc độ nói phù hợp với kịch bản, tính cách nhân vật và tình huống được lựa chọn.

Đoạn văn cảm nhận và bài viết “Hành trình đến với ước mơ của em”: nội dung bám sát đề tài; có nhiều ý tưởng, chi tiết thú vị làm cho người đọc hình dung điều đang được viết; các chi tiết, câu được kết nối liền mạch; câu, từ viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp; sử dụng dấu câu phù hợp; chữ viết rõ ràng, dễ đọc.

V. Câu hỏi định hướng

Học sinh dựa vào những câu hỏi định hướng để thực hiện các sản phẩm tranh vẽ, bài cảm nhận, bài viết về hành trình đến với ước mơ bằng cách trả lời các câu hỏi đã gợi ý.

Câu hỏi khái quát: Ước mơ có vai trò như thế nào trong cuộc sống? Làm thế

nào để thực hiện được ước mơ của mình?

Câu hỏi bài học

Ở Vương quốc Tương lai: Trong bài đọc, ước mơ của các bạn nhỏ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào? Cảm nhận của em về ước mơ của các bạn nhỏ đó?

Đôi giày ba ta màu xanh: Trong bài đọc, ước mơ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào? Cảm nhận của em về ước mơ của chị phụ trách và cậu bé Lái?

Thưa chuyện với mẹ: Trong bài đọc, ước mơ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào? Cảm nhận của em về ước mơ của Cương?

Điều ước của vua Mi – đát: Trong tác phẩm, ước mơ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào? Cảm nhận của em về điều ước của vua Mi – đát ?

Câu hỏi nội dung

sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương lai? Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì? Các phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người? Trong khu vườn kì diệu, Tin – tin và Mi – tin thấy những trái cây ở đây như thế nào?Em thích phát minh nào ở Vương quốc Tương lai? Vì sao? Em muốn phát minh ra sản phẩm gì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số dự án dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)