Kết quả đánh giá quá trình thực hiện dự án của phụ huynh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số dự án dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 (Trang 80)

Người nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến Phụ huynh về dự án thực nghiệm bằng phiếu khảo sát sau khi tiến hành thực nghiệm và thu được kết quả như sau:

Khảo sát phụ về thái độ học tập của học sinh khi tham gia thực hiện dự án, có 33/41 (80,49%) phụ huynh cảm thấy con/em mình rất hứng thú và 8/41 (19,51%) phụ huynh cảm thấy học sinh hứng thú tham gia dự án mà không có bất kì phụ huynh nào thấy con/em mình ít hứng thú hoặc không hứng thú khi tham gia dự án. Phụ huynh có thể nhận biết được thái độ học tập của con em mình vì chính phụ huynh là những người rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Sự quan tâm của phụ huynh chính là điều kiện cho GV và HS có thể thực hiện dự án thành công. Vì vậy, khi tiến hành thực hiện một dự án bất kì, GV cần thông tin đầy đủ đến phụ huynh về kế hoạch thực hiện cũng như các nội dụng của dự án để nhận được sự hỗ trợ từ phụ huynh giúp dự án có thể thực hiện thành công.

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về tác dụng tham gia thực hiện dự án

Lợi ích Số lượng Tỉ lệ

Biết cách làm việc nhóm hiệu quả 37 90,24% Biết cách tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau 17 41,46% Biết cách làm bài thuyết trình 14 34,14% Biết cách tìm kiếm thông tin 15 36,59% Mạnh dạn trình bày trước đám đông 16 39,02% Rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin 12 30%

Rèn kĩ năng giao tiếp 15 36,59% Phát triển năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề 9 21,95% Có hứng thú học tập Tiếng Việt 15 36,59% Thân thiết với bạn bè 23 56,10%

Bảng 3.6 cho thấy, có 34/41 (82,93%) phụ huynh nhận thấy học sinh phát triển kĩ năng làm việc nhóm và 24/41 (58,54%) phụ huynh đánh giá dự án đã giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, có 23/41 (56,10%) phụ huynh thấy dự án giúp học sinh thân thiết với bạn bè hơn. Đây là 3 tác dụng lớn nhất từ việc con em của họ đạt được sau khi thực hiện dự án. Bên cạnh đó, phụ huynh đánh giá học sinh còn phát triển các kĩ năng khác như biết cách tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau (41,46%), biết cách làm bài thuyết trình (34,14%), biết cách tìm kiếm thông tin (36,59%), mạnh dạn trình bày trước đám đông (39,02%), rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin (30%), phát triển năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề (21,75%), có hứng thú trong học tập Tiếng Việt (36,59%). Như vậy, theo đánh giá của phụ huynh, học tập theo dự án mang đến nhiều tác dụng đối với học sinh, trong đó, tác dụng lớn nhất là giúp học sinh biết làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, đây là 2 trong số các kĩ năng quan trọng của thế kỉ 21và học tập theo dự án giúp học sinh biết vận dụng công nghệ vào giải quyết vần đề dự án. Đây chính là minh chứng phương pháp DHTDA khôngc chỉ giúp HS vận dụng công nghệ thông tin để học tập mà còn phát triền các kĩ năng thế kỉ 21 cho học sinh. Rõ ràng, DHTDA mang đến nhiều lợi ích cho HS.

Khảo sát về mức độ phụ huynh muốn giáo viên dạy học cho học sinh bằng phương pháp dạy học dự án, tôi đã thu được kết quả như bảng 3.2 sau:

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về mức độ phụ huynh muốn giáo viên dạy học cho học sinh bằng phương pháp dạy học dự án

Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Số lượng 35/41 4/41 0 2/41 Tỷ lệ 85,36% 9,76% 0% 4,88%

Biểu đồ 3.4. Mức độ phụ huynh muốn giáo viên dạy học cho học sinh bằng phương pháp dạy học dự án

Qua kết quả khảo sát bảng 3.7, thấy rõ, có tới 85,36% phụ huynh mong muốn GV thường xuyên tổ chức dạy học theo dự án, và chỉ có 4,88% phụ huynh mong muốn giáo viên không bao giờ tổ chức dạy học theo phương pháp này. Như vậy, người nghiên cứu thấy rằng chính phụ huynh nhận thấy học sinh được rèn luyện và phát triển nhiều kĩ năng khi tham gia thực hiện dự án và mong muốn học sinh có cơ hội tham gia các dự án dạy học nhiều hơn. Điều này chứng tỏ thêm phụ huynh là những người rất quan tâm đến việc học tập của học sinh và sẵn sàng hỗ trợ giáo viên, học sinh khi học theo các phương pháp mới.

Bên cạnh học sinh là người tham gia thực hiện dự án chính, phụ huynh chính là những người hỗ trợ về mặt tài chính, phương tiện và tạo điều kiện cho học sinh thực hiện tốt dự án. Bên cạnh vai trò của giáo viên, học sinh thì phụ huynh cũng giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả dự án. Vì vậy, nhận được sự ủng hộ và quan tâm của phụ huynh sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án khả thi và đạt hiệu quả cao.

Từ những phân tích trên có thể thấy được bước đầu hiệu quả và tính khả thi của dự án đã thiết kế để dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4.

3.4.4. Những thuận lợi và khó khăn khi thực nghiệm

Thuận lợi

Người nghiên cứu có nhiều thuận lợi khi thực nghiệm dự án tại trường TH. T.K với sự hỗ trợ của Ban giám hiệu, phụ huynh và học sinh lớp 4/5. Học sinh lớp 4/5 đã từng tham gia thực hiện dự án Lịch sử “Vang mãi Bạch Đằng Giang” trước khi tham gia dự án “Thương người như thể thương thân” nên các em đã có kinh nghiệm làm việc và đều hoàn thành tốt vai trò của mình. Bên cạnh đó, phụ huynh tích cực hỗ trợ lớp về mặt

85.36% 9.76%0% 4.88%

Thường xuyên

Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

tài chính và nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất riêng cho học sinh về không gian lớp học, phòng vi tính, laptop,… để các em thực hiện dự án tốt nhất có thể. Đồng thời, Ban giám hiệu tạo điều kiện về phòng vi tính, wifi,… và thường xuyên hỏi thăm về những vấn đề gây khó khăn cho học sinh thực hiện dự án. Các giáo viên Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật và các giáo viên khối 4 hỗ trợ và góp ý xây dựng cho kế hoạch dự án hoàn thiện hơn và tổ chức thực hiện dự án ít gặp khó khăn hơn. Đây là những thuận giúp cho việc thực nghiệm dự án thành công.

Khó khăn

Tuy nhiên, vì đây là dự án lớn nên đòi hỏi việc thực hiện dự án mất nhiều thời gian, chiếm nhiều thời gian học tập của học sinh. Học sinh phải làm việc ngoài giờ học và ở tất các giờ tự học. Cả GV và HS đều phải chuẩn bị và lên kế hoạch thật kĩ mới thực hiện dự án thành công. Không chỉ mất thời gian, dự án còn đỏi hỏi điều kiện về vật chất và tài chính lớn. Nếu lớp không nhận được sự hỗ trợ tài chính thì dự án sẽ khó triển khai và thực hiện thành công được. Đồng thời, một vài học sinh còn gặp khó khăn khi làm việc nhóm cũng như năng lực không đồng đều đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sản phầm dự án. Có một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về máy tính, điện thoại ở nhà, GV phải tạo điều kiện cho các em thực hiện nhiệm vụ tại lớp nhiều. Vài em vẫn quen cách học truyền thống, thường xuyên cần đến sự giúp đỡ của viên. Trong quá trình thực hiện dự án xảy ra những tranh cãi gay gắt do các em bất đồng quan điểm, bảo vệ ý kiến của mình. Một số bạn lại thụ động, ít tham gia ý kiến công việc chung, chỉ làm việc theo sự phân công của nhóm. Bên cạnh đó, không gian lớp học nhỏ cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án, các nhóm trao đổi khó khăn, ồn ào, ảnh hưởng đến nhau. Đây là khó khăn khi thực hiện bất kĩ dự án nào cũng có thể gặp phải.

Để thực hiện tốt dự án, hạn chế những khó khăn gặp phải, giáo viên cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị kĩ lưỡng, trao đổi kĩ với Ban giám hiệu nhà trường để nhận được sự hỗ trợ, điều kiện về vật chất của nhà trường cũng như nhận được những góp ý hay về dự án, từ đó có thể điều chỉnh dự án phù hợp với điều kiện của nhà trường, được Ban giám hiệu phân công người hỗ trợ phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cần trao đổi về dự án với phụ huynh học sinh hoặc các lực lượng xã hội khác (nếu có) để

nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng, xã hội, khắc phục được các khó khăn về tài chính, điều kiện công nghệ thông tin, theo dõi học sinh thực hiện dự án ở nhà… Cuối cùng, giáo viên cần theo dõi kĩ, thường xuyên trong suốt quá trình học sinh thực hiện dự án để hỗ trợ kịp thời cho các em.

Tiểu kết chương 3

Qua quá trình thực nghiệm do người thực hiện đề tài và các giáo viên, học sinh cộng tác tiến hành, căn cứ kết quả thực nghiệm sư phạm, có một số nhận xét sau:

Thực nghiệm sư phạm đã thực hiện dự án “Thương người như thể thương thân” tại trường Tiểu học T.K, quận 12. Dự án này là khả thi, thể hiện được các đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án là định hướng vào người học, lấy nội dung dạy Tiếng VIệt làm trung tâm, định hướng vào sản phẩm, có tiêu chí đánh giá sản phẩm cụ thể, phù hợp với điều kiện trường tiểu học và trình độ học sinh lớp 4 hiện nay.

Dự án được thiết kế đã đạt được mục tiêu dạy học đề ra về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Các kết quả thực nghiệm cho thấy quá trình tham gia học tập theo dự án không chỉ giúp học sinh tiếp thu được kiến thức, hứng thú với bài học mà còn hình thành, phát triển các năng lực giải quyết vấn đê, vận dụng những gì học được vào thực tiễn. Mức độ nắm kiến thức của học sinh tham gia học tập theo dự án cao hơn học sinh không tham gia học tập theo dự án. Đồng thời, học sinh tham gia học tập theo dự án được rèn luyện các năng lực va kĩ năng thực hành cao hơn.

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy: dạy học Tiếng Việt 4 bằng phương pháp dạy học theo dự án có thể giúp học sinh đạt được các mục tiêu phát triển năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, nâng câo chất lượng dạy học và hoàn toàn có thể thực hiện được trong các trường tiểu học của nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Từ quá trình thực hiện đề tài qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, thực trạng, thiết kế một số hồ sơ dự án dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 và tiến hành thực nghiệm, người viết nhận thấy rằng:

- Ở nội dung dạy học Tiếng Việt 4, các bài tập rèn kĩ năng mang tính tình huống, sinh động, hấp dẫn, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên, kích thích HS hào hứng tham gia, bộc lộ bản thân, từ đó phát triển kĩ năng giao tiếp. Đồng thời, dạy HS các kĩ năng làm việc và giao tiếp cộng đồng. Khi tổ chức dạy học, GV chú ý đến tất cả HS, làm cho em nào cũng được hoạt động, trình bày ý kiến, suy nghĩ riêng của mình để nâng cao tư duy, khả năng diễn đạt của bản thân. Tất cả các chủ điểm trong chương trình Tiếng Việt 4 đều có thể áp dụng phương pháp dạy học theo dự án để giảng dạy cũng như củng cố kiến thức của HS, giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Các kiến thức, kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) học được ở môn Tiếng Việt giúp sẽ giúp học sinh biết sử dụng từ, câu hợp lí để trình bày, viết văn, liên hệ các bài học với thực tiễn, thực hiện tốt các sản phẩm của dự án.

- Phương pháp dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tích cực, dạy học lấy HS làm trung tâm. HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động học tập, chủ động phát hiện và lĩnh hội những kiến thức mới, phát huy cao độ tính sáng tạo trong học tập. Giáo viên tiểu học đánh giá cao về vai trò của phương pháp dạy học theo dự án. HS cũng yêu thích và có nhu cầu được học tập theo phương pháp này. Bên cạnh vai trò của GV và HS, phụ huynh đóng vai trò tạo điều kiện tài chính, hỗ trợ cho GV, HS thực hiện tốt dự án.

- Người nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm dự án và nhận thấy sự tiến bộ về kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, các kĩ năng thế kỉ 21 của HS khá rõ. Qua sản phẩm và buổi báo cáo kết quả dự án, GV và phụ huynh có thể thấy rõ khả năng, năng lực của HS. Dạy học Tiếng Việt theo dự án tạo sự hứng thú học tập cho học tập, phát triển kĩ năng giao tiếp, giúp học sinh mạnh dạn trình bày trước đám đông, tạo sự thân thiết giữa học sinh với nhau, góp phần rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy bậc cao cho

học sinh lớp 4. Học sinh không chỉ vận dụng kiến thức vào thực hành mà còn có cơ hội thể hiện khả năng của mình. Đồng thời, học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được vào thực tiễn cuộc sống.

- Dạy học theo dự án là phương pháp không chỉ đòi hỏi về điều kiện vật chất, tài chính mà còn nhiều thời gian thực hiện. Không phải bất kì môn học học, bài học nào cũng áp dụng được phương pháp này. Dạy học theo dự án không thể thay thế các phương pháp khác mà mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, GV cần cân nhắc khi vận dụng phương pháp nào vào dạy học. GV cần chuẩn bị kĩ lưỡng và lên kế hoạch thật chu đáo để thu hút HS tham gia vào dự án.

- Từ những lí do trên, dạy học Tiếng Việt theo dự án là một trong những lựa chọn phù hợp, khả thi, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp dạy học này vào trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi GV phải hiểu, nắm được quy trình và vận dụng một cách linh hoạt trong dạy học. Đồng thời, những điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính đầy đủ sẽ giúp việc vân dụng phương pháp này vào giảng dạy khả thi hơn. Bên cạnh đó, người viết nhận thấy các ngữ liệu và chủ điểm trong Tiếng Việt 4 đã phù hợp và đều có thể vận dụng vào việc học tập theo dự án nên đề tài không đề xuất thêm ngữ liệu mới và chủ điểm mới trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4.

Kiến nghị

Để việc vận dụng phương pháp dạy học dự án dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4, người viết đưa ra các đề xuất như sau:

Các cấp quản lí giáo dục cần khuyến khích, tạo điều kiện cho GV áp dụng phương pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy các nội dung của môn Tiếng Việt. Trước tiên, tạo điều kiện cho GV được tiếp cận, tìm hiểu các phương pháp dạy học mới, trong đó có phương pháp dạy học theo dự án, trang bị đủ phương tiện công nghệ thông tin, hệ thống wifi, điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS trong việc học tập theo dự án.

của môn Tiếng Việt, điều kiện vật chất, tài chính và năng lực học sinh của lớp mình. Trong quá trình triển khai và thực hiện dự án, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh thể hiện năng lực của mình. Học sinh là người thực hiện chính, giáo viên chỉ tham gia đánh giá và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Giáo viên có thể tham khảo và điều chỉnh các dự án đã thiết kế trong đề tài, các sản phẩm phù hợp với nội dung bài học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số dự án dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 4 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)