Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học định hướng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở công lập quận phú nhuận thành phố hồ chí minh​ (Trang 79)

triển năng lực HS.

Tiến hành khảo sát 59 CBQL và 92 GV các trường THCS quận Phú Nhuận về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học định hướng phát triển năng lực HS:

Bảng 2.14. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học định hướng phát triển năng lực HS

TT

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học định hướng phát triển năng lực HS:

CBQL GV

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

7.1 Cơ sở vật chất của nhà trường

phục vụ dạy và học. 2,93 0,25 4 2,92 0,27 2 7.2 Môi trường giáo dục và môi

7.3 Phương pháp, hình thức quản lí

hoạt động trường THCS. 2,89 0,32 1 2,93 0,25 3 7.4 Năng lực của CBQL giáo dục. 2,91 0,29 2 2,93 0,25 3 7.5 Năng lực của giáo viên bộ môn. 2,93 0,25 4 2,90 0,30 1

ĐTB chung 2,91 2,93

Đối với ý kiến của CBQL: Kết quả bảng 2.14 cho thấy ĐTB chung của khảo sát CBQL về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học định hướng PTNL HS là 2,91 ở mức độ ảnh hưởng nhiều. Trong đó: Yếu tố phương pháp, hình thức QL HĐ trường THCS cho giá trị trung bình là 2,89 ở mức độ ảnh hưởng nhiều xếp thứ hạng 1. Các yếu tố còn lại đều được CBQL đánh giá ở mức ảnh hưởng nhiều.

Đối với ý kiến của GV: Kết quả bảng 2.14 cho thấy ĐTB chung của khảo sát GV về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học định hướng PTNL HS là 2,93 ở mức độ ảnh hưởng nhiều. Trong đó: Năng lực của GV bộ môn cho giá trị trung bình là 2,90 ở mức độ ảnh hưởng nhiều xếp thứ hạng 1. Các yếu tố còn lại đều được GV các trường đánh giá ở mức ảnh hưởng nhiều.

Như vậy, qua khảo sát ý kiến cán bộ phòng GD&ĐT, CBQL trường và GV đều cho rằng các yếu tố: Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ dạy và học; Môi trường giáo dục và môi trường dạy học của nhà trường; Phương pháp, hình thức QL HĐ trường THCS; Năng lực của CBQL giáo dục; Năng lực của GV bộ môn đều có ảnh hưởng nhiều đến QL HĐDH theo định hướng PTNL HS ở các trường THCS công lập tại quận Phú Nhuận TP.HCM.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS công lập tại quận Phú Nhuận TP. HCM

Từ những phân tích, nhận xét trên kết quả khảo sát thực trạng và phỏng vấn qua cán bộ phòng GD&ĐT, CBQL trường và GV về QL HĐDH theo định hướng PTNL HS, tác giả nhận thấy:

Điểm mạnh: Hoạt động xử lí đối với GV thực hiện sai tiến độ, phân phối chương trình giảng dạy; hoạt động trường báo cáo phòng GD&ĐT về việc thực hiện tiến độ chương trình theo từng tháng, học kỳ; hoạt động kiểm tra việc soạn giáo án, chuẩn bị giờ lên lớp của GV; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc GV thực hiện hồ sơ chuyên môn nhìn chung được CBQL các trường thực hiện ở mức khá.

Điểm yếu: Chủ trương về tổ chức dạy học theo định hướng PTNL HS được các cấp QL định hướng, song các trường chưa có biện pháp tổ chức thực hiện. Nhận thức của CBQL, GV và HS ở các trường về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc QL HĐDH theo định hướng PTNL HS trong nhà trường còn chưa cao. HĐDH theo định hướng PTNL HS ở các trường THCS công lập tại quận Phú Nhuận TP.HCM còn hạn chế, quá trình này diễn ra nhỏ lẻ các môn học, giờ học.

Những vấn đề trọng tâm trong tổ chức DH theo định hướng PTNL HS được chỉ ra từ khảo sát đó là công tác đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS, công tác kiểm tra đánh giá, kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL HS, cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ cụ thể là hoạt động bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV theo định hướng PTNL HS được thực hiện ở mức trung bình. Đây là các yếu tố mà các đối tượng khảo sát chỉ ra chưa đáp ứng để tổ chức tốt DH theo định hướng PTNL HS. Ngoài ra, vấn đề về QL xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch DH theo định hướng PTNL HS chưa đáp ứng tốt để GV tổ chức DH theo định hướng PTNL HS.

Các yếu tố chủ quan, khách quan có tác động lớn đến quá trình QL, tổ chức DH theo định hướng PTNL HS. Cụ thể như: Các Chỉ thị, công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn giảng dạy của các cơ quan quản lí giáo dục (Bộ GD & ĐT; Sở GD & ĐT; phòng GD&ĐT); Chương trình giáo dục THCS hiện nay; Chất lượng tuyển sinh đầu vào; Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ dạy và học; Môi trường giáo dục và môi trường dạy học của nhà trường; Phương pháp, hình thức QL HĐ trường THCS; Năng lực của CBQL giáo dục; Năng lực của GV bộ môn.

Tiểu kết chương 2

Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS công lập tại quận Phú Nhuận TP.HCM đã và đang đặt ra cho các nhà QL các vấn đề quan tâm, thứ nhất là QL xây dựng kế hoạch dạy học, thứ hai QL việc thực hiện dạy của GV, thứ ba QL hoạt động học của HS, thứ tư QL kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, thứ năm QL bồi dưỡng đội ngũ GV và thứ sáu là QL cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy đều đạt mức trung bình. Ngoài ra, các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan cũng tác động không nhỏ đến QL hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS công lập tại quận Phú Nhuận. Đặc biệt là các yếu tố cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ dạy và học; phương pháp, hình thức QL hoạt động trường THCS; năng lực của GV bộ môn ảnh hưởng nhiều nhất.

Do vậy, để QL hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS công lập tại quận Phú Nhuận cần có các biện pháp khả thi nhằm khắc phục những tác động ảnh hưởng không tốt đến hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp QL hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS công lập tại quận Phú Nhuận TP.HCM ở chương 3.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP QUẬN PHÚ NHUẬN TP. HCM. 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc về mặt pháp lí

Việc xác định đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT và phát triển nguồn nhân lực được quán triệt là một yêu cầu cấp thiết trong Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI. Đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu đáp ứng, nhu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh của thời đại. Một trong những văn bản chỉ đạo về dạy học theo định hướng PTNL đó là Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa 13: "Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh".

Cụ thể hóa chủ trương các Nghị quyết, chỉ thị, ngày 03 tháng 10 năm 2017 Bộ GD&ĐT đã có Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, nội dung chính công văn thể hiện rõ đó là nhằm tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng PTNL, phẩm chất người học (sau đây gọi là học sinh), Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là nhà trường) triển khai thực hiện một số công việc sau đây: Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; Tăng cường chỉ đạo, QL HĐDH, giáo dục.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống – cấu trúc

Đây là nguyên tắc quan trọng trong QL HĐDH. Tính hệ thống trong xây dựng các biện pháp QL là tập hợp các biện pháp triển khai thực hiện có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung là QL tốt hoạt động giảng dạy đáp ứng chương trình giáo dục, mục tiêu giáo dục đã quy định trong luật. Khi đề ra các biện pháp QL phải đi từ thực trạng nhận thức đến hành động thì mới đảm bảo được tính hệ thống – cấu trúc của biện pháp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Thực tiễn khả thi là nguyên tắc rất quan trọng trong việc triển khai các biện pháp QL, thực tiễn là cơ sở xây dựng các biện pháp. Biện pháp khả thi là biện pháp xây dựng triển khai dựa trên các yếu tố thực tiễn (thực trạng) của cơ sở giáo dục, đặc biệt trong đó có các yếu tố bên trong và bên ngoài. Bên trong là các nguồn lực của cơ sở giáo dục, bên ngoài là các yếu tố về chính sách và các nguồn lực hỗ trợ. Do vậy xây dựng các biện pháp QL giảng dạy ngoài căn cứ kết quả khảo sát có được ở chương 2 tác giả còn căn cứ vào các yếu tố bên ngoài để đảm bảo các đề xuất mang tính khả thi.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Tính đồng bộ trong xây dựng biện pháp là sự nhất quán về chủ trương, hình thức, phương thức, thời điểm, mục tiêu để triển khai, tổ chức các biện pháp QL. Tính đồng bộ trong hoạt động QL giảng dạy có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo nên sự khả thi của các biện pháp, mặt khác tạo ra hiệu quả tốt cho những biện pháp được triển khai. Muốn đạt được điều đó thì người QL cần sử dụng các biện pháp QL một cách linh hoạt, bởi không có biện pháp nào là tối ưu hoàn toàn, mỗi biện pháp đều có những điểm mạnh và hạn chế nhất định, song tiến hành đồng bộ sẽ giúp cho tổ chức giáo dục thành công.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Mỗi biện pháp QL được đề xuất cần đáp ứng tính kế thừa và phát triển. Kế thừa những cách thức, biện pháp đang thực hiện nhằm duy trì tính ổn định, phát triển là lồng ghép những giải pháp, cách thức làm mới nhằm tác động đến những tồn tại hạn chế đang hiện hữu. Thực hiện tốt các biện pháp đề xuất giúp cho cơ sở giáo dục phát triển.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả, đòi hỏi khi xây dựng các biện pháp QL HĐDH theo định hướng PTNL HS phải có được sự đồng thuận trong tập thể sư phạm nhà trường, đặc biệt là giữa CBQL và GV. Thước đo của hiệu quả HĐDH theo định hướng PTNL HS chính là kết quả học tập của HS. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng vào thực tiễn QL HĐDH, mang lại hiệu quả thiết thực cho QL giáo dục tại các trường THCS công lập quận Phú Nhuận, TP.HCM.

3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS công lập.

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát trọng và sự cần thiết của việc quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trong nhà trường

* Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc QL HĐDH theo định hướng PTNL HS trong nhà trường là thực hiện quá trình quy nạp từ nhận thức đến hành động là một quy luật của một quá trình QL. Mục tiêu của biện pháp này là tạo ra sự thống nhất từ các cấp QL trong hệ thống giáo dục về QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.

* Nội dung và phương pháp thực hiện

Đây là biện pháp có tính chất tiên quyết, nhằm làm cho đội ngũ CBQL, GV có lòng yêu nghề, lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc có kỷ luật, có nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn về tầm quan trọng của QL HĐDH cũng như mục tiêu đổi mới, PTNL HS, nâng cao chất lượng GD toàn diện. Điều này lại càng cần thiết đối với các trường, khi nhận thức, kỹ năng, năng lực thực tiễn của HS có những hạn chế so với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương.

Đội ngũ cán bộ, GV phải nắm vững các qui định hiện hành, có năng lực QL và trình độ chuyên môn tốt, có biện pháp cụ thể trong tổ chức HĐDH; có uy tín, bản lĩnh và năng lực QL, trình độ chuyên môn, biết khuyến khích, động viên, xác định trách nhiệm cho mọi thành viên góp phần nâng cao chất lượng HĐDH theo định hướng PTNL người học. Nội dung và phương pháp thực hiện biện pháp này là:

TT NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1

Tổ chức tập huấn CBQL các trường :

- Tầm quan trọng và sự cần thiết của việc QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.

- Cơ sở pháp lí QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.

- Phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị cho cán bộ lãnh đạo các trường (Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng); - Các trường tổ chức hội nghị cho CBQL các trường (Tổ trưởng, tổ phó, các đoàn thể của trường).

2 Tổ chức tập huấn GV các trường : - Tầm quan trọng và sự cần

- Các trường tổ chức hội nghị cho GV ; tổ chức mời chuyên gia

thiết của việc QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.

- Cơ sở pháp lí QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.

giảng mẫu theo hướng PTNL người học để GV dự giờ trao đổi củng cố nhận thức về dạy học theo định hướng PTNL HS

3

Tổ chức phổ biến quán triệt tới HS: Chủ trương, ý nghĩa của việc dạy học theo định hướng PTNL HS

Hiệu trưởng tổ chức phổ biến quán triệt tới HS trong buổi chào cờ toàn trường ; GV chủ nhiệm phổ biến cho HS lớp mình phụ trách trong giờ sinh hoạt lớp

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lí việc xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS

* Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu lập kế hoạch QL HĐDH của HT cho năm học và QL hoạt động của tổ chuyên môn nhằm mục đích ứng phó với sự bất định và sự thay đổi, tập trung sự chú ý vào các mục tiêu của nhà trường, tạo khả năng đạt các mục tiêu một cách hiệu quả và giúp cho các lãnh đạo nhà trường kiểm soát quá trình tiến hành nhiệm vụ năm học.

Do vậy công tác xây dựng kế hoạch, thực hiện thống nhất đồng bộ việc QL HĐDH theo định hướng PTNL HS. Xây dựng kế hoạch dạy học phải căn cứ nhiệm vụ năm học của ngành GD và điều kiện nguồn lực của từng nhà trường. Đối với kế hoạch cần đáp ứng: mục tiêu kế hoạch rõ ràng, giải pháp thực hiện phải linh hoạt, sáng tạo, khả thi. Kế hoạch phải là cơ sở để tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở công lập quận phú nhuận thành phố hồ chí minh​ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)