* Khảo sát CBQL
Tiến hành khảo sát 59 CBQL các trường THCS quận Phú Nhuận về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, kết quả qua bảng 3.2:
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát CBQL về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Nội dung
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết ĐTB Rất khả thi Khả thi Không khả thi ĐTB Biện pháp 1 50,0% 50,0% 0,0% 2,5 40,9% 59,1% 0,0% 2,4 Biện pháp 2 50,0% 50,0% 0,0% 2,5 43,2% 56,8% 0,0% 2,4 Biện pháp 3 43,2% 56,8% 0,0% 2,4 50,0% 50,0% 0,0% 2,5 Biện pháp 4 45,5% 54,5% 0,0% 2,5 47,7% 52,3% 0,0% 2,5 Biện pháp 5 52,3% 47,7% 0,0% 2,5 54,5% 45,5% 0,0% 2,5 Biện pháp 6 38,6% 61,4% 0,0% 2,4 65,9% 34,1% 0,0% 2,7 Tỉ lệ % 46,6% 53,4% 0,0% 50,4% 49,6% 0,0% Từ bảng 3.2 ta nhận thấy:
* Về tính cần thiết của các biện pháp
Mức độ rất cần thiết của biện pháp 1 là 50% ; biện pháp 2 là 50% ; biện pháp 3 là 43,2% ; biện pháp 4 là 45,5% ; biện pháp 5 là 52,3% và biện pháp 6 là 38,6%.
Mức độ cần thiết của biện pháp 1 là 50% ; biện pháp 2 là 50% ; biện pháp 3 là 56,8% ; biện pháp 4 là 54,5% ; biện pháp 5 là 47,7% và biện pháp 6 là 61,4%.
Mức độ không cần thiết đều là 0% điều này cho thấy CBQL các trường THCS quận Phú Nhuận đánh giá rất cao về tính cần thiết của các biện pháp nhằm thực hiện QL hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS.
* Về tính khả thi của các biện pháp
Mức độ rất khả thi của biện pháp 1 là 40,9% ; biện pháp 2 là 60% ; biện pháp 3 là 40% ; biện pháp 4 là 46,7% ; biện pháp 5 là 60% và biện pháp 6 là 73,3%.
Mức độ khả thi của biện pháp 1 là 56,7% ; biện pháp 2 là 43,2% ; biện pháp 3 là 50% ; biện pháp 4 là 47,7% ; biện pháp 5 là 54,5% và biện pháp 6 là 65,9%.
Mức độ không khả thi đều là 0% điều này cho thấy CBQL các trường THCS quận Phú Nhuận đánh giá tập trung vào rất khả thi và tính khả thi của các biện pháp nhằm thực hiện QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.
* Khảo sát GV ở 6 trường THCS thuộc quận Phú Nhuận
Tiến hành khảo sát 92 GV của 6 trường THCS quận Phú Nhuận về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thực hiện QL HĐDH theo định hướng PTNL HS, kết quả qua bảng 3.3:
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát GV các trường THCS quận Phú Nhuận về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Nội dung
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết ĐTB Rất khả thi Khả thi Không khả thi ĐTB Biện pháp 1 54,3% 44,6% 1,1% 2,5 66,3% 32,6% 1,1% 2,7 Biện pháp 2 44,6% 53,3% 2,2% 2,4 57,6% 41,3% 1,1% 2,6 Biện pháp 3 59,8% 40,2% 0,0% 2,6 53,3% 46,7% 0,0% 2,5 Biện pháp 4 42,4% 54,3% 3,3% 2,4 59,8% 37,0% 3,3% 2,6
Biện pháp 5 50% 50% 0,0% 2,5 50% 48,9% 1,1% 2,5 Biện pháp 6 55,4% 43,5% 1,1% 2,5 52,2% 45,7% 2,2% 2,5
Tỉ lệ % 51,1% 47,6% 1,3% 56,5% 42,0% 1,4%
Từ bảng 3.3 cho thấy:
* Về tính cần thiết của các biện pháp
Mức độ rất cần thiết của biện pháp 1 là 54,3% ; biện pháp 2 là 44,6; biện pháp 3 là 59,8% ; biện pháp 4 là 42,4% ; biện pháp 5 là 50% và biện pháp 6 là 55,4%.
Mức độ cần thiết của biện pháp 1 là 44,6% ; biện pháp 2 là 53,3% ; biện pháp 3 là 40,2% ; biện pháp 4 là 54,3% ; biện pháp 5 là 50% và biện pháp 6 là 43,5%.
Mức độ không cần thiết của biện pháp 1 là 1,1% ; biện pháp 2 là 2,2% ; biện pháp 3 là 0% ; biện pháp 4 là 3,3% ; biện pháp 5 là 0% và biện pháp 6 là 1,1%.
Qua đó cho thấy các ý kiến tập trung chủ yếu ở mức độ rất cần thiết và cần thiết, tỷ lệ rất nhỏ cho rằng không cần thiết điều này cho thấy GV các trường THCS quận Phú Nhuận cũng đánh giá rất cao về tính cần thiết của các biện pháp nhằm thực hiện QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.
* Về tính khả thi của các biện pháp:
Mức độ rất khả thi của biện pháp 1 là 66,3%; biện pháp 2 là 57,6; biện pháp 3 là 53,3%; biện pháp 4 là 59,8%; biện pháp 5 là 50% và biện pháp 6 là 52,2%.
Mức độ khả thi của biện pháp 1 là 32,6%; biện pháp 2 là 42,3%; biện pháp 3 là 46,7%; biện pháp 4 là 37%; biện pháp 5 là 48,9% và biện pháp 6 là 45,7%.
Mức độ không khả thi của biện pháp 1 là 1,1%; biện pháp 2 là 1,1%; biện pháp 3 là 0%; biện pháp 4 là 3,3%; biện pháp 5 là 1,1% và biện pháp 6 là 2,2%.
Từ đó cho thấy các ý kiến tập trung chủ yếu ở mức độ rất khả thi và khả thi, tỉ lệ rất nhỏ cho rằng không khả thi điều này cho thấy GV các trường THCS quận Phú Nhuận cũng đánh giá rất cao về tính khả thi của các biện pháp nhằm thực hiện QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.
Tổng hợp chung ý kiến của 2 đối tượng khảo sát 6 biện pháp về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất, kết quả nhận thấy CBQL các trường THCS và GV đều tập trung ý kiến cho rằng các biện pháp là rất cần thiết và cần thiết. Tương tự, tác giả tiến hành tổng hợp chung ý kiến khảo sát 6 biện pháp về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, kết quả nhận thấy các đối tượng đều tập trung ý kiến cho rằng các biện pháp là rất khả thi và khả thi.
Như vậy với 6 biện pháp đề xuất trong nghiên cứu của tác giả có thể triển khai đồng bộ cho các trường THCS quận Phú Nhuận về QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.
Tiểu kết chương 3
Dạy học theo định hướng PTNL của HS được tổ chức trên cơ sở pháp lí của cơ quan QL nhà nước về giáo dục, từ thực tiễn đến lí luận tác giả đề xuất các biện pháp nhằm QL tốt HĐDH. Biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc QL HĐDH theo định hướng PTNL HS trong nhà trường là then chốt cho các biện pháp về QL việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học theo định hướng PTNL HS.
Quản lí việc đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL HS; bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV theo định hướng PTNL HS và QL các điều kiện hỗ trợ DH theo định hướng PTNL HS trong các trường THCS là những biện pháp hữu hiệu giúp các nhà trường thực hiện có hiệu quả QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.
Trên cơ sở khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất cho thấy đủ căn cứ khoa học giúp cho các cấp QL, lãnh đạo từ phòng GD&ĐT quận Phú Nhuận, lãnh đạo các nhà trường triển khai đồng bộ các biện pháp QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong khuôn khổ một đề tài thuộc chương trình đào tạo Thạc sĩ quản lí giáo dục, tác giả đã gắn nội dung học tập nghiên cứu thực tế Quản lí HĐDH theo định hướng PTNL của HS các trường THCS công lập quận Phú Nhuận. Nghiên cứu đã đạt được những kết quả:
1.1. Về lí luận:
Các vấn đề QL, chức năng QL, QL giáo dục, QL giảng dạy, QL trường THCS, năng lực và đặc biệt là nghiên cứu sâu về QL HĐDH theo định hướng PTNL của HS được nhìn nhận cụ thể, chi tiết, khách quan từ các vấn đề lí luận.
Quản lí HĐDH theo định hướng PTNL HS ở các trường THCS thực chất là chọn lọc, áp dụng chương trình, nội dung, phương pháp, đổi mới cách thức dạy học nhằm phát huy tối đa năng lực học tập, tích cực, chủ động và sáng tạo của HS; là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình dạy học của GV nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Quản lí HĐDH theo định hướng PTNL HS bao gồm: Quản lí mục tiêu, nội dung chương trình dạy học trong đó có quản lí xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch; quản lí hoạt động giảng dạy của GV dạy học theo định hướng PTNL HS; quản lí học tập của HS trong đó có quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện phục vụ dạy học đảm bảo cho HĐDH theo định hướng PTNL HS.
Dựa vào cơ sở các lí luận trên, tác giả tiến hành khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng và xây dựng một số biện pháp nhằm QL HĐDH theo định hướng PTNL HS ở các trường THCS công lập quận Phú Nhuận, TP.HCM.
1.2. Về thực tiễn:
Khảo sát thực trạng QL HĐDH theo định hướng PTNL HS tại các trường THCS quận Phú Nhuận, TP.HCM cho thấy có những nét tích cực như: QL của các trường THCS đã tập trung thực hiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; thực hiện xử lí đối với GV thực hiện sai tiến độ, phân phối chương trình giảng dạy;
trường có thực hiện việc báo cáo phòng GD&ĐT về việc thực hiện tiến độ chương trình theo từng tháng, học kỳ; CBQL các trường có tổ chức kiểm tra việc soạn giáo án, chuẩn bị giờ lên lớp của GV; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc GV thực hiện hồ sơ chuyên môn nhìn chung được CBQL các trường thực hiện. Song bên cạnh đó việc QL dạy học theo hướng PTNL của HS còn hạn chế và chưa được triển khai như: Công tác đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS, công tác kiểm tra đánh giá, kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL HS, cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ cụ thể là hoạt động bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV theo định hướng PTNL HS. Mức độ quan tâm, ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động trong nhà trường chưa đồng bộ. Vì vậy tác giả đã đề xuất 6 biện pháp QL HĐDH theo định hướng PTNL HS và nhận được sự đánh giá cao và sự đồng tình ủng hộ của đội ngũ cán bộ phòng GD&ĐT, CBQL và GV các trường qua việc khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Mỗi biện pháp có ưu điểm, hạn chế riêng song người QL biết cách sử dụng, phối kết hợp trong QL thì sẽ nâng cao chất lượng của HĐDH của các trường.
1.3. Về các biện pháp:
Căn cứ vào cơ sở lí luận ở chương 1 và thực trạng ở chương 2, tác giả đề xuất các biện pháp dựa vào nội dung QL nêu trên nhằm tìm cách tháo gỡ, khắc phục những hạn chế, bất cập trong QL HĐDH theo định hướng PTNL HS.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về QL HĐDH theo định hướng PTNL HS ở các trường THCS quận Phú Nhuận, TP.HCM, qua tài liệu nghiên cứu và thực tiễn QL, đề tài đã đề xuất một số biện pháp để giúp cho CBQL có điều kiện tham khảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn QL của mình ở cơ sở ngày càng khả quan hơn. Các biện pháp được xây dựng như sau:
- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc QL HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS trong nhà trường.
- Quản lí việc xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.
- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực HS.
- Quản lí các điều kiện hỗ trợ dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trong các trường THCS công lập.
Sáu biện pháp này đã được khảo sát và kết quả khẳng định các biện pháp này đều rất cần thiết và rất khả thi.
Nhìn chung, luận văn đã có những đóng góp mới về lí luận cũng như về thực tiễn giáo dục Việt Nam nói chung và thực tiễn ở các trường THCS quận Phú Nhuận, TP. HCM nói riêng.
Với các kết quả nghiên cứu mà đề tài thu được như những phân tích ở trên thì mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã hoàn thành, giả thuyết nghiên cứu đã được chứng minh.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận
Hàng năm tổ chức cho cán bộ phòng GD&ĐT, CBQL các trường về những quy định thay đổi trong QL, hoạt động của hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và văn bản hướng dẫn tổ chức dạy học theo đinh hướng PTNL HS. Xây dựng hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục chuyển từ hướng nội dung sang hướng PTNL. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học theo hướng PTNL HS. Có các kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhà trường THCS, đặc biệt các kế hoạch giám sát chuyên đề về QL HĐDH.
Tổ chức các trường thăm quan học tập kinh nghiệm các trường khác, tổ chức hội thảo chuyên đề về QL và nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.2. Đối với các trường THCS quận Phú Nhuận, Tp HCM: * Đối với Hiệu trưởng:
Triển khai thực hiện các biện pháp theo đề xuất của tác giả, định kì đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm, trong quá trình triển khai thực hiện cần giám sát và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn cũng như tình hình thực tiễn của nhà trường.
Nghiên cứu thứ tự ưu tiên cho các nhóm biện pháp được triển khai trong mỗi nhà trường trên cơ sở thứ tự do tác giả đề xuất.
Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, thực hiện QL cho các đối tượng: Cấp lãnh đạo trường, cấp QL, GV.
* Đối với Giáo viên:
Thường xuyên tự học tập và đăng kí lộ trình nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy theo định hướng PTNL HS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay với quản lí nhà trường.
Tăng cường thực hiện hội giảng, thao giảng, tham gia các cuộc thi GV giỏi do Trường, Phòng GD&ĐT quận Phú Nhuận tổ chức.
Tham gia các khoá học về sử dụng sách giáo khoa mới, sử dụng phần mềm dạy học, sử dụng thiết bị CNTT… Tăng cường đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá, đổi mới PPDH theo chỉ đạo của nhà trường; phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp và những tiện ích của phần mềm, CSVC – kỹ thuật, thiết bị CNTT để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy.
* Đối với Học sinh và Phụ huynh HS:
HS cần tập trung vào việc học, chú ý nghe giảng và tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động khi cần thiết. Đặc biệt là trong các tiết thực hành, luyện tập để các em có thể phát huy hết khả năng của mình, từ đó giúp HS tiếp thu tốt nhất các kiến thức do GV truyền đạt.
HS cần biết sắp xếp thời gian học hợp lí. Chủ động học bài, làm bài, xem trước bài mới trước khi đến lớp. Tích cực sử dụng các CSVC – kỹ thuật, thiết bị CNTT hiện đại, phòng học bộ môn, thư viện.
Phụ huynh HS cần trang bị đầy đủ các đồ dùng học tập cho HS nhất là máy tính có kết nối Internet và quản lí HS, quan tâm, gần gũi, thông cảm, yêu thương, động viên, đôn đốc việc học của HS ngay tại gia đình. Điều này có tác động giúp HS có thêm động lực và cố gắng để học tập tốt, hoàn thành nhiệm vụ của mình./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO