Biện pháp 2: Quản lí việc xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở công lập quận phú nhuận thành phố hồ chí minh​ (Trang 87)

hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS

* Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu lập kế hoạch QL HĐDH của HT cho năm học và QL hoạt động của tổ chuyên môn nhằm mục đích ứng phó với sự bất định và sự thay đổi, tập trung sự chú ý vào các mục tiêu của nhà trường, tạo khả năng đạt các mục tiêu một cách hiệu quả và giúp cho các lãnh đạo nhà trường kiểm soát quá trình tiến hành nhiệm vụ năm học.

Do vậy công tác xây dựng kế hoạch, thực hiện thống nhất đồng bộ việc QL HĐDH theo định hướng PTNL HS. Xây dựng kế hoạch dạy học phải căn cứ nhiệm vụ năm học của ngành GD và điều kiện nguồn lực của từng nhà trường. Đối với kế hoạch cần đáp ứng: mục tiêu kế hoạch rõ ràng, giải pháp thực hiện phải linh hoạt, sáng tạo, khả thi. Kế hoạch phải là cơ sở để tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung theo tinh thần đổi mới, mục tiêu PTNL người học. Thực hiện nghiêm túc sự phân cấp QL, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tập thể và cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch.

Kế hoạch DH của trường bao gồm kế hoạch năm học và kế hoạch của tổ chuyên môn. Lập kế hoạch là việc lựa chọn một trong những phương án hành động

tương lai cho toàn bộ và từng bộ phận của một tổ chức. Kế hoạch chính là việc quyết định trước bằng việc trả lời các câu hỏi: Làm cái gì?; Làm như thế nào?; Ai sẽ làm? và khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc?.

Tóm lại mục tiêu của biện pháp này là xây dựng hệ thống công cụ QL điều hành hoạt động của nhà trường trong năm học nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao đáp ứng chương trình giáo dục của các trường. Ở góc độ tổng thể, việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng. Trên thực tế, có thể không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng, hoặc không khả thi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được. Kế hoạch là tiêu chuẩn, là thước đo kết quả so với những gì đã đề ra. Kế hoạch dù có sai vẫn rất cần thiết điều này đặc biệt quan trọng trong kinh doanh, nó là trọng tâm của hoạt động kinh doanh. Việc viết một kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp.

Mặt khác ở góc độ cá nhân, khi lập được kế hoạch thì tư duy sẽ có hệ thống hơn để có thể dự liệu được các tình huống sắp xảy ra. Việc phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững mục tiêu cuối cùng hướng đến. Đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện dự án của cá nhân. Đặc biệt khi có kế hoạch chi tiết, cụ thể nó sẽ giúp tránh được những việc bị động, đột xuất chen ngang làm mất thời gian của cá nhân. Một kế hoạch cụ thể, chi tiết và sự quyết tâm thực hiện sẽ giúp cá nhân chiến thắng bệnh trì hoãn để đạt đến sự thành công. Nếu kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, nó sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ bất ngờ.

* Nội dung và phương pháp thực hiện

Hiệu trưởng các trường thực hiện các nội dung sau:

Rà soát xây dựng và hoàn thiện quy chế, nội quy, quy định nội bộ trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liện quan để xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch DH. Quan tâm xây dựng lộ trình cho các môn học dịch chuyển từ DH theo hướng nội dung sang DH theo hướng PTNL HS.

Giải quyết đồng bộ các nguồn lực để xây dựng kế hoạch DH như: Số lượng, chất lượng đội ngũ; cơ sở vật chất gồm phòng học, phòng thí nghiệm thực hành, sân chơi; trang thiết bị DH tối thiểu theo chương trình môn học; sĩ số HS…

Về phương pháp thực hiện:

Trên cơ sở lộ trình những môn học, lớp học thực hiện DH theo hướng PTNL HS, Ban Giám hiệu các trường lập kế hoạch DH năm học trong đó chọn môn học/ lớp HS tổ chức thực hiện DH theo hướng PTNL HS. Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo các bước :

Đối với kế hoạch năm học của nhà trường: Kế hoạch năm học của trường được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ của năm học thể hiện tiến độ thực hiện các nhiệm vụ và các nguồn lực kèm theo. Kế hoạch năm học được phòng GD&ĐT phê duyệt.

Kế hoạch gồm các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp. Kế hoạch là chương trình hành động của tập thể GV được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của nhà trường, 5 bước xây dựng kế hoạch: (1) Điều tra cơ bản, xác định tình hình đầu năm, nhiệm vụ cấp trên giao; (2) Phân tích tình hình và xác định mục tiêu cho năm học mới; (3) HT hoặc PHT phụ trách chuyên môn viết dự thảo kế hoạch ; (4) Tổ chức thảo luận, góp ý, tiếp thu, giải trình về dự thảo kế hoạch; (5) Hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng duyệt kế hoạch.

Nội dung cơ bản của bản kế hoạch gồm:

Tóm tắt tình hình đầu năm về những điều kiện thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến HĐDH: Qui mô phát triển trường lớp (so sánh với chỉ tiêu được giao); Mục tiêu của HĐDH trong một năm học; Nhiệm vụ trọng tâm; Nhiệm vụ cụ thể và các biện pháp QL của hiệu trưởng; Phụ lục triển khai kế hoạch chuyên môn năm học là tiến độ hoạt động hàng tháng, có các nội dung chính:

CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Năm học

Căn cứ vào kế hoạch năm học, tiến độ giảng dạy, phân phối chương trình xây dựng thời khóa biểu. Một trong những hình thức quan trọng nhất và có hiệu lực của việc lập kế hoạch công tác DH là lập thời khóa biểu. Thời khóa biểu cố định của nhà trường đảm bảo tổ chức hoạt động của HS trong suốt tuần lễ và trong mỗi ngày học một cách nhịp nhàng, đúng đắn về mặt sư phạm. Đồng thời cũng dự kiến trước việc tổ chức đúng đắn lao động của GV trong tuần. Chất lượng thời khoá biểu chi phối mạnh mẽ kết quả của toàn bộ quá trình giảng dạy giáo dục bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ hoạt động của nhà trường.

Việc xếp thời khóa biểu do Ban lãnh đạo trường phân công, thường là phân công cho PHT phụ trách HĐDH (chuyên môn). Khi xếp thời khóa biểu, PHT cần có đầy đủ các tư liệu sau: Kế hoạch chuyên môn của trường; Bảng phân phối chương trình các môn học; Danh sách phân công GV theo môn, theo lớp; Số lượng phòng học, thiết bị dạy học.

Một thời khóa biểu tốt phải được xây dựng trên các đặc điểm sư phạm và vệ sinh học đường: Phải sắp xếp các giờ học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS; Bố trí phù hợp các lớp học theo ca (trường học 2 ca); Giữa các tiết, nghỉ tại chỗ 5 phút, giữa buổi học ra chơi 25 phút.

Thời gian Nội dung các hoạt động Yêu cầu cần đạt Biện pháp Người phụ trách và người thực hiện. Kiểm tra, nhận xét đánh giá Ghi chú (Sửa đổi hoặc điều chỉnh) 1 2

Thời khóa biểu phải duy trì ở mức độ cao nhất trong suốt năm học khả năng lao động của GV và HS. Vì vậy, phải phân phối hợp lí các môn học, xen kẽ các môn học (Khoa học Xã hội – Khoa học Tự nhiên) trong một buổi học.

Cần đặc biệt chú ý đến tính ổn định của thời khóa biểu, chính điều này làm cho nhịp độ công tác trong nhà trường được đảm bảo. Thời khóa biểu không ổn định sẽ gây rối loạn trong công việc của GV và trong học tập của HS.

Cách sắp xếp thời khóa biểu thể hiện mối quan tâm đến quỹ thời gian của GV, tạo điều kiện cho họ làm việc hợp lí và có năng suất cao mà không bị mệt mỏi quá sức. Sau khi xếp xong thời khoá biểu cần kiểm tra lại kỹ càng và trình hiệu trưởng duyệt ban hành tới GV, HS, các cán bộ có liên quan và cha mẹ HS.

Đối với kế hoạch của các tổ chuyên môn: Tổ trưởng các tổ chuyên môn căn cứ kế hoạch năm học của trường xây dựng kế hoạch chuyên môn. Kế hoạch năm học gồm toàn bộ công tác của tổ và kế hoạch giảng dạy (theo phân phối chương trình dạy học bộ môn ở các khối lớp). Kế hoạch của tổ phải chính xác hóa và cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch chuyên môn và kế hoạch năm học của nhà trường ở từng đơn vị tổ cho phù hợp.

Kế hoạch tổ chuyên môn phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệ thống biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây dựng được một chương trình hoạt động cụ thể. Kế hoạch của tổ chuyên môn phải được hiệu trưởng duyệt, và trở thành văn bản pháp lí để hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn.

Đối với GV xây dựng kế hoạch giảng dạy gồm các nội dung thực hiện kế hoạch của tổ môn và kế hoạch giảng dạy bộ môn đảm nhiệm. GV căn cứ vào kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn của nhà trường, kế hoạch của tổ chuyên môn và nhiệm vụ được phân công (môn dạy, lớp dạy, công tác chủ nhiệm và công tác khác), phân tích tình hình học tập của HS, yêu cầu của chương trình dạy học các môn phải dạy, điều kiện của nhà trường (sách hướng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học...). Từ đó xác định chỉ tiêu phấn đấu của bản thân (yêu cầu

cần đạt ở từng nhiệm vụ, kết quả học tập của HS các lớp mình giảng dạy); biện pháp thực hiện để đạt các chỉ tiêu trên.

Kế hoạch năm học của GV do tổ trưởng chuyên môn duyệt và là căn cứ pháp lí để tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng QL hoạt động sư phạm của GV trong năm học.

3.2.3. Biện pháp 3: Quản lí việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS

* Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu QL việc đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS là đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, giám sát của chủ thể QL vào quá trình DH nhằm tổ chức thực hiện tốt DH theo định hướng PTNL. Dạy - học như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò. Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người QL nhà trường là: hành động QL (điều khiển HĐDH) của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua hoạt động dạy của thầy mà QL hoạt động học của trò.

* Nội dung và phương pháp thực hiện

Hiệu trưởng các trường thực hiện các nội dung QL việc đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS sau:

Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm PTNL xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm PTNL giải quyết các vấn đề phức hợp.

QL việc đổi mới PPDH là thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ PPDH theo lối "truyền thụ

một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm PTNL xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm PTNL giải quyết các vấn đề phức hợp.

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và PTNL tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kì phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức (tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

Đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS tùy theo môn học có những bước thực hiện khác nhau, song cần tập trung thực hiện bốn vấn đề sau:

Một, DH thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...

Hai, chú trọng rèn luyện cho HS biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho HS cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.

Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót (tạo điều kiện để HS tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá).

Về phương pháp thực hiện:

Đối với trường THCS, HS có môn học khác nhau, lứa tuổi khác nhau giữa các khối, năng lực của HS khác nhau. Vì vậy, phương pháp triển khai QL việc đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS đó là quá trình 4 bước theo vòng tròn khép kín:

Bước 1: PHT chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS:

Căn cứ thực trạng đơn vị về chất lượng đội ngũ, kế hoạch và tiến độ bồi dưỡng đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị… để lựa chọn bộ môn, nhóm bộ môn, chương, bài cụ thể để sử dụng các PPDH khác nhau. Căn cứ các hình thức đánh giá năng lực HS chia các PPDH tương ứng: (i) Sản phẩm ; (ii) Dự án học tập ; (iii) Trình diễn và (iv) Thực hiện (nhiệm vụ). Kế hoạch có các bản hướng dẫn (phụ lục) cho từng nhóm chuyên môn/ môn học về chuẩn bị giáo án, phương pháp tổ chức dạy học.

Kế hoạch đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS có thể xây dựng theo năm học, học kì tùy thuộc vào thực trạng của nhà trường, song cấu trúc của kế hoạch ngoài phần căn cứ thì đảm bảo các nội dung: (i) Mục đích, yêu cầu ; (ii) Thực trạng tổ chức dạy học theo định hướng PTNL HS ; (iii) Nội dung và (iv) Tổ chức thực hiện.

Bước 2: CBQL các trường triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS:

Lãnh đạo các nhà trường có trách nhiệm triển khai kế hoạch đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS, trong đó giao nhiệm vụ các tổ môn triển khai các nội dung của kế hoạch theo từng môn cụ thể. Thực hiện kế hoạch bám sát mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch, các tổ xây dựng lịch, tiến độ thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở công lập quận phú nhuận thành phố hồ chí minh​ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)