XÁC ĐỊNH DO TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP WINKLER

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng DO và BOD trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 52 - 56)

7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

6.4. XÁC ĐỊNH DO TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP WINKLER

. Tiến hành:

- Dùng xiphông lấy mẫu vào đầy chai nút mài nhẵn có dung tích là 1 lít. (đầu xi phông để sát đáy chai, trong khi chai đầy dần thì từ từ rút lên và tiếp tục cho chảy tràn vào khoảng 100ml).

- Dùng pipet thêm vào chai 10 ml dung dịch KAlSO4.12H2O 10% và 2 ml dung dịch NH3 đặc.

- Đậy chai sao cho không có bọt khí.

- Lắc lộn chai khoảng 1 phút, để lắng ở nơi cách xa nguồn nhiệt và không có ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp.

- Sau 10 phút, dùng xi phông chuyển phần nước trong bên trên kết tủa vào đầy chai cố định oxi. Đậy nút gạt bỏ phần nước bên trên ra, thể tích mẫu là 300 ml. Khi đã cho mẫu vào được nửa chai thì lắc nhẹ, sau đó tiếp tục cho mẫu vào đến khi tràn đầy chai.

- Sau đó, mở nút chai lần lượt thêm vào bên dưới mặt thoáng mẫu bằng pipet (đầu pipet ở giữa chai vừa cho dung dịch vào chai vừa rút pipet lên):

+ 2ml dung dịch MnSO4

+ 2ml dung dịch kiềm iodua – azit

- Đậy nút sao cho không có bọt khí, lắc chai ít nhất 20s (khoảng 15 lần).

- Để yên đến khi kết tủa lắng hoàn toàn, lắc đều chai thêm 1 lần nữa. nếu nước lợ hay nước mặn thì thời gian đảo chai ít nhất là 2 phút.

Đợi kết tủa lắng yên hoàn toàn.

- Cẩn thận mở nút rồi thêm vào 2 ml H2SO4 đặc bằng pipet (để đầu pipet xuống gần lớp kết tủa rồi vừa cho axit chảy vừa rút dần pipet lên). Phần chất lỏng trong suốt ở bên trên tràn ra ngoài không ảnh hưởng đến kết quả phân tích.

Đậy nút, rửa chai dưới vòi nước, đảo chai hòa tan hoàn toàn kết tủa.

- Chuẩn 204 ml dung dịch trong chai (tương đương 200ml mẫu nước) bằng dung dịch Na2S2O3 đến màu vàng rơm nhạt. Thêm 1-2ml hồ tinh bột và chuẩn đến khi mất màu xanh. Hồ tinh bột chỉ được thêm khi màu vàng rơm thật nhạt.

. Kết quả

Bảng 6.10: Kết quả phân tích DO trong lần phân tích I

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6

VNa2S2O3 (2/81N) (ml) 3,50 4,60 4,90 2,90 3,53 5,40

DO (mg O2/l) 3,46 4,54 4,84 2,86 3,49 5,33

Bảng 6.11: Kết quả phân tích DO trong lần phân tích II

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6

VNa2S2O3 (2/81 N) (ml) 4,80 6,40 4,90 3,90 3,90 5,30

DO (mg O2/l) 4,74 6,32 4,84 3,85 3,85 5,23

Bảng 6.12: Kết quả phân tích DO trong lần phân tích III

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6

VNa2S2O3 (1/41 N) (ml) 5,20 6,60 6,70 4,00 4,20 6,27 DO (mg O2/l) 5,07 6,44 6,54 3,90 4,10 6,12 0 1 2 3 4 5 6 7

mẫu 1 mẫu 2 mẫu 3 mẫu 4 mẫu 5 mẫu 6

lần 1 lần 2 lần 3

4,5 5 5,5 6 6,5

Hình 6.3: Biểu đồ biễu diễn giá trị DO mỗi mẫu trong các lần lấy 4 3 6 5 2 1 0 2 4 6 8 3 3,2 3,4 3,6 3,8 4 4,2 0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3 4 5 6 0 1 2 3 4

Nhận xét:

Nhìn chung, phần lớn giá trị DO ở các vị trí lấy mẫu nước tăng dần ở 2 lần lấy mẫu sau.

Mẫu 1 (mẫu ở cầu Nguyễn Văn Cừ): Giá trị DO nằm trong khoảng 3,4 đến 5 mg O2/l. Mẫu nước này nằm trên đoạn rạch Bến Nghé tiếp nhận các nguồn nước thải từ Quận 1, Quận 4, Quận 5. Tuy nhiên ở khu vực Quận 1, Quận 4, Quận 5 đã được quy hoạch nên nguồn nước tại khu vực này cũng được cải thiện đáng kể so với trước khi quy hoạch.

Mẫu 2 (ngã 3 sông Sài Gòn với rạch Bến Nghé): Giá trị DO nằm trong khoảng từ 4,5 đến 6,4 mg O2/l. Do khu vực này đã được đô thị hóa, hơn nữa vì khúc sông này có sự trao đổi nước thường xuyên với sông Sài Gòn nên nguồn nước ở đây cũng tương đối sạch.

Mẫu 3 (ngã ba sông Sài Gòn với Kênh Tẻ): Nguồn nước khu vực này có giá trị DO của mẫu nước tại khu vực này nằm trong khoảng 4,8 đến 6,5 mg O2/l. Giá trị DO ở đây xấp xỉ với giá trị DO ở mẫu 2 vì tại vị trí này cũng tiếp giáp và trao đổi nước thường xuyên với sông Sài Gòn, tại khu vực này cũng đã được quy hoạch, ít dân cư.

Mẫu 4 (cầu Kênh Tẻ): Mẫu nước ở đây có giá trị DO nằm trong khoảng 2,8 đến 3,9 mg O2/l. Mặc dù khu vực này có tiếp nhận và trao đổi nguồn nước với sông Sài Gòn nhưng trên dòng chảy của kênh, dọc hai bên bờ kênh vẫn tồn tại các hoạt động buôn bán họp chợ không đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa dòng kênh này cũng tiếp nhận nguồn nước thải từ Quận 4 chưa được cải tạo, nhiều hộ gia đình ven kênh chưa được di dời nên dòng kênh này vẫn phải nhận thêm lượng chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí. Do đó chất lượng nước ở đây vẫn còn thấp.

Mẫu 5 (cầu Thị Nghè): Giá trị DO của nguồn nước tại khu vực này nằm trong khoảng 3,8 đến 4,1 mg O2/l cao hơn giá trị DO của mẫu nước tại cầu Kênh Tẻ không đáng kể. Vì cầu Thị Nghè nhận nguồn nước ở kênh Nhiêu Lộc đi qua nhiều khu vực dân cư Quận 3, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh. Kênh Nhiêu Lộc đang trong quá trình cải tạo nhưng vẫn chưa hoàn thành, hệ thống cống thoát nước và

nguồn nước bẩn trước đây vẫn chưa được thay hoàn toàn. Do vậy chất lượng nước khu vực này còn thấp.

Mẫu 6 (cầu Bình Lợi): Giá trị DO nằm trong khoảng 5 tới 6 mg O2/l. Mẫu nước ở đây nằm trên dòng chảy của Sông Sài Gòn từ Bình Dương đổ xuống chưa đi vào khu vực dân cư của thành phố Hồ Chí Minh nên mẫu nước ở đây có giá trị DO tương đối cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng DO và BOD trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 52 - 56)