NGUYÊN TẮC LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU [9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng DO và BOD trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 32 - 34)

7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

5.1. NGUYÊN TẮC LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU [9]

5.1.1. Đại cương

Lấy mẫu là thu thập một thể tích mẫu thích hợp, sau đó xử lí, vận chuyển đến nơi phân tích, đảm bảo chất lượng mẫu chưa thay đổi. Việc lấy mẫu và bảo quản thận trọng, tuân thủ theo đúng quy định kỹ thuật sao cho mẫu nước vẫn giữ nguyên những đặc tính cơ bản.

5.1.2. Mục đích lấy mẫu

- Điều tra chất lượng nước. - Phát hiện đánh giá ô nhiễm.

- Xác định tính thích hợp cho việc sử dụng nguồn nước với nhiều mục đích khác nhau.

-Tham gia vào quá trình quản lí nguồn tài nguyên nước.

5.1.3. Phương thức lấy mẫu 5.1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ

Thiết bị thu mẫu: Bình chứa mẫu (bằng nhựa hay thủy tinh).

Tất cả các chai lọ để lấy và giữ mẫu cần phải rửa thật sạch, tráng lại bằng nước cất. Trước khi lấy mẫu phải tráng lại bằng mẫu nước sông cần lấy.

Ghi nhận vào hồ sơ lấy mẫu: Chai lấy mẫu được dán nhãn, ghi chép đầy đủ những chi tiết liên quan đến việc lấy mẫu như:

+ Thời điểm lấy mẫu (ngày, giờ) + Tên người lấy mẫu, vị trí lấy mẫu + Loại mẫu

+ Các dữ liệu về thời tiết, mực nước, dòng chảy + Phương pháp lấy mẫu

+ Các công trình liên hệ đến mẫu nước

5.1.3.2. Phương pháp lấy mẫu

Đặc điểm chọn để lấy mẫu phải phụ thuộc vào đặc điểm của nguồn nước như: Quy trình sản xuất của nhà máy, điều kiện chu kì nước thải, hệ thống xử lý nếu có. Cụ thể:

Trong nhà máy:

Nếu nhà máy có nhiều loại hình sản xuất phải lấy mẫu theo từng loại hình loại rồi lấy mẫu tại điểm tập trung của tất cả các loại hình trên.

Nếu có hệ thống xử lí phải lấy trước và sau khi xử lý.

Ở sông:

Phải lấy mẫu trên điểm thải 500m, 1000m; dưới điểm thải lấy theo dòng chảy ở những địa điểm khác nhau: 100m, 500m, 1000m. Khi cần thiết phải lấy xa hơn nữa. Độ sâu tốt nhất là 20 - 30 cm dưới mặt nước. Lấy mẫu cách bờ từ 1,5 - 2 cm.

Ở hồ chứa nước, ao, đầm:

Phải lấy mẫu ở những độ sâu và địa điểm khác nhau, không lấy mẫu ở những nơi có rong rêu mọc.

5.1.4. Thời gian lưu trữ mẫu và bảo quản mẫu

Thời gian vận chuyển từ nơi lấy mẫu đến phòng thí nghiệm càng ngắn càng tốt. Phương thức bảo quản mẫu nước theo chỉ tiêu phân tích được trình bày theo bảng sau:

Bảng 5.1: Phương thức bảo quản và thời gian lưu trữ mẫu

Chỉ tiêu phân tích Phương thức bảo quản Thời gian tồn trữ tối đa Chỉ tiêu phân tích

Phương thức bảo quản Thời gian tồn trữ tối đa Độ cứng Không cần thiết DO 0,6 ml H2SO4 + 1ml 10-200C

thiết Cl- Không cần thiết Dầu và mỡ 2ml/l H2SO4; 40C F- Không cần thiết Cacbon hữu cơ 2 ml/l HCl, pH < 2

Độ dẫn điện 40C 28 giờ Cyanide 40C, NaOH, pH>12 trong tối

Độ acid, độ kiềm

40C 24 giờ Phenol 40C, H2SO4, pH <2

Mùi 40C 6 giờ N-NH3 40C, H2SO4, pH <2

Màu 40C 48 giờ N-NO2 ;

N-NO3 40C, H2SO4, pH <2 40C Sulphate 40C,pH <8 28 ngày Photphate 40C H2S Thêm 2mg/l zine acetat 7 ngày Fe, Mn 40C 40C, H2SO4, pH <2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng DO và BOD trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 32 - 34)