7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
5.3. XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY SINH HÓA (BOD) TRONG NƯỚC [11]
5.3.1. Ý nghĩa môi trường
BOD được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật môi trường. Nó là chỉ tiêu xác định mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệp qua chỉ số oxy dùng để khoáng hóa các chất hữu cơ… Ngoài ra BOD còn là một trong những chỉ tiêu quan trong để kiểm soát ô nhiễm dòng chảy. BOD còn liên quan đến việc đo lượng oxy tiêu thụ do vi sinh vật khi phân huỷ chất hữu cơ có trong nước thải. Do đó BOD còn được ứng dụng để ước lượng công suất các công trình xử lý sinh học cũng như đánh giá hiệu quả của các công trình đó.
5.3.2. Nguyên tắc
Sử dụng loại chai đo đặc biệt có thể tích 300ml, cho mẫu đã pha loãng vào đầy chai. Đo hàm lượng DO ban đầu và DO sau 5 ngày ủ ở nhiệt độ 20oC. Lượng oxy do sinh vật sử dụng chính là BOD5.
5.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng
Vi sinh vật nitrat hoá sẽ sử dụng oxy để oxi hóa nitơ vô cơ, do đó có thể làm thiếu hụt oxy hòa tan trong nước dẫn đến việc đo BOD không còn chính xác.
5.3.4. Dụng cụ và hóa chất 5.3.4.1. Dụng cụ - Tủ điều nhiệt ở 20oC ± 1oC - Ống đong1000ml - Chai BOD - Buret - Pipet - Bình định mức - Ống nghiệm 5.3.4.2. Hóa chất
- Dung dịch đệm photphat pH ═ 7,2: Hòa tan 0,85 g KH2PO4, 2,175g K2HPO4, 3,34g Na2HPO4.7H2O và 0,17g NH4Cl trong 50ml nước cất và pha loãng thành 100ml.
- Dung dịch MgSO4: Hòa tan 2,25g MgSO4.7H2O trong nước cất, định mức thành 100ml.
- Dung dịch CaCl2: Hòa tan 2,75g CaCl2 khan trong nước cất, định mức thành 100ml.
- Dung dịch FeCl3: Hòa tan 0,25g FeCl3.6H2O trong nước cất, định mức thành 1l.
- Dung dịch H2SO4 1N hoặc NaOH. - Dung dịch KI 10%
- Dung dịch Na2SO3 0,0125N: Hòa tan 1,575g Na2SO3 trong 1l nước cất. - Dung dịch axit axetic (1:1) hay H2SO4 (1:50).
5.3.5. Tiến hành
5.3.5.1. Chuẩn bị nước pha loãng
Sục không khí vào nước cất cho bão hòa oxi. Cho thể tích nước bão hòa vào chai thích hợp, thêm 1 ml mỗi dung dịch: Đệm photphat, MgSO4, CaCl2, FeCl3, vào pha loãng thành 1l, lắc đều. Chú ý không làm nhiễm bẩn dung dịch, đặc biệt bởi các chất hữu cơ chất oxi hóa, chất khử hoặc kim loại.
5.3.5.2. Chuẩn bị mẫu
Nếu mẫu có hàm lượng clo dư đáng kể: Để yên 1- 2 giờ để đuổi clo. Nếu không hiệu quả, thêm 10ml axit axetic (1:1) hay H2SO4 (1:50) và 10 ml KI 10% trong 1l mẫu rồi chuẩn độ bằng Na2SO3 0,0125N với chỉ thị hồ tinh bột, chú ý không dùng dư Na2SO3.
Trước khi pha loãng, trung hòa đến khi mẫu nước có giá trị pH từ 6,5- 7,5.
5.3.5.3 Kỹ thuật pha loãng
0,1%-1% cho nước thải công nghiệp nhiễm bẩn nặng. 1%-5% cho nước cống chưa xử lý hoặc đã để lắng. 5%-25% cho nước đã bị oxi hóa.
25%-100% cho các dòng sông ô nhiễm.
5.3.5.4 Cách xác định
Chiết mẫu đã pha loãng vào hai chai: Một chai xác định DO sau khi pha loãng (DO0), chai còn lại để ủ ở 200C, xác định DO sau 5 ngày ủ (DO5).
5.3.5.5 Kết quả:
BOD5 = (DO0 - DO5).P
DO0 : DO của mẫu nước xác định (đã pha loãng) trước khi ủ.
DO5 : DO của mẫu nước xác định (đã pha loãng) sau khi ủ 5 ngày ở 200
C P: hệ số pha loãng
CHƯƠNG 6. THỰC NGHIỆM