1.3.1. Khái niệm kiểm kê nguồn thải
Kiểm kê nguồn thải là bảng kê hay danh sách tổng hợp về các nguồn thải và thải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường khí, nước, đất của từng loại nguồn thải trong một phạm vi không gian xác định và một khoảng thời gian nhất định. KKNT giúp nhận diện nguồn gốc, bản chất đặc trưng như tính chất vật lý và hóa học của các chất ô nhiễm, diện tích khu vực phát thải, thời gian phát thải, loại hình hoạt
động gây phát thải, mức độ và quy mô của các vấn đề ô nhiễm môi trường. KKNT là một công cụ quan trọng trong đánh giá, quản lý môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất. KKNT thông qua các công cụtính toán để nắm bắt tình hình phát thải thực tế, dựbáo lượng phát thải, thực hiện các biện pháp kiểm soát nguồn thải và phát triển
các chính sách để kiểm soát lượng nguồn thải chính là cơ sở hình thành các chính sách chung. Các chính sách kiểm soát ô nhiễm thích hợp phải dựa vào dữ liệu tin cậy của KKNT.
1.3.2. Nội dung của chương trình kiểm kê
Trong quá trình thực hiện chương trình kiểm kê và để hoạt động kiểm kê có hiệu quả cao nhất, cần phải nắm rõ các yếu tốđặc trưng như: năm tiến hành kiểm kê, vịtrí địa lý cho hoạt động kiểm kê, dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội, loại chất ô nhiễm, các loại nguồn thải, các thông số mô hình hóa, độ phân giải không gian và thời gian…cũng như các thông tin cơ bản về mục tiêu của hoạt động kiểm kê, khu
vực địa lý cho hoạt động kiểm kê, khoảng thời gian tiến hành kiểm kê ( theo năm,
theo mùa, theo giờ…), các số liệu về dân số, phát triển kinh tế xã hội đểước tính phát thải theo từng nguồn thải và vị trí phát thải. KKNT được thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau : quy mô khu vực – xem xét các vấn đề của ngành công nghiệp; quy mô nhà máy – xem xét đặc thù của quá trình sản xuất của nhà máy; quy mô các phân
xưởng sản xuất –xác định chính xác nguồn thải và đề xuất, áp dụng các biện pháp cụ
thểđể giảm thiểu chất thải phù hợp và có hiệu quả cao.
1.3.3. Các phương pháp ước tính lượng thải dùng trong kiểm kê
- Phương pháp quan trắc liên tục nguồn thải:
Đo đạc trực tiếp liên tục phát thải từ một sốđiểm xả thải đặc thù trong một thời gian ngắn. Phương pháp này có hạn chế là tốn kém và thiếu các phương pháp chuẩn phù hợp cho một số chất ô nhiễm.
- Phương pháp kiểm tra nguồn thải
Bản chất của phương pháp kiểm tra nguồn thải là đo đạc lượng thải từ một số điểm xả thải đặc thù trong một thời gian ngắn. Các loại điểm thải cần kiểm tra bao gồm điểm thải là đối tượng của chương trình kiểm kê, điểm thải có tính chất tương đồng với đối tượng kiểm kê. Ưu điểm của phương pháp này là có độ chính xác cao, cung cấp thông tin chung vềđặc tính của các ngành công nghiệp đặc thù cũng như thông tin cụ thể về chất ô nhiễm và các thông số hoạt động của thiết bị kiểm soát (nếu có); số liệu thô từphương pháp này có thểdùng để tính toán hệ số phát thải cho mỗi chất ô nhiễm với mỗi quá trình. Những hạn chế của phương pháp kiểm tra nguồn thải là tốn kém, số liệu phản ánh chỉ một thời điểm tức thời của quá trình nên không
ổn định do điều kiện của quá trình thay đổi theo thời gian và thiếu các phương pháp
chuẩn phù hợp cho một số chất ô nhiễm. - Phương pháp dùng hệ số phát thải
Mức độ hoạt động của nguồn thải biểu thị quy mô của hoạt động tạo ra chất thải
như công suất hoạt động, tiêu hao nhiên liệu. Hệ số phát thải: là tỉ số chỉ lượng phát thải của chất ô nhiễm tương ứng với một mức độ hoạt động của một nhà máy mà hoạt
nhiên liệu sử dụng. Hệ số phát thải thường được xác định từ số liệu đo đạc của một hay nhiều nhà máy trong cùng một ngành công nghiệp, hệ số phát thải là giá trịđiển
hình đại diện cho một ngành công nghiệp.
Trường hợp dùng hệ số phát thải không kiểm soát: E = R * EF (không kiểm soát) * (100-C)/100.
Trong đó:
E: ước tính phát thải của quá trình
R: mức độ hoạt động (mức tiêu thụ nguyên vật liệu)
C: hiệu quả bắt giữ * hiệu quả kiểm soát (%) C = 0 nếu không có thiết bị kiểm soát
Trường hợp dùng hệ số phát thải có kiểm soát: E = R * EF (có kiểm soát) - Phương pháp cân bằng vật liệu:
Cơ sở của phương pháp là định luật bảo toàn. Sự có mặt của các nguyên tố trong nhiên liệu dùng để dự báo sự có mặt của chúng trong hơi thải. Cân bằng vật liệu thực chất là công cụ kiểm kê định lượng nguyên vật liệu sử dụng tại mỗi công đoạn sản xuất. Cân bằng vật liệu tốt đóng vai trò quan trọng vì nhờ đó có thể định lượng các mất mát hoặc phát tán chưa biết. Nguyên tắc cơ bản của cân bằng vật liệu là: tổng nguyên vật liệu đi vào dây chuyền sẽ phải bằng tổng lượng ra khỏi dây chuyền sản xuất ở một thời điểm nào đó, dưới một dạng nào đó. Cân bằng vật liệu của một quá
trình được mô tảtheo phương trình:
Phương trình tính toán cơ bản: Ex = Qin Cin – Qout Cout.
Trong đó: Ex: phát thải của chất ô nhiễm X Qin: dòng vật chất đi vào quá trình
Qout: dòng vật chất đi ra khỏi quá trình dưới dạng chất thải, thu hồi hay sản phẩm. Cin: nồng độ của chất X trong dòng vàoquá trình
Cout: nồng độ của chất X trong dòng ra quá trình
Qout liên quan đến nhiều dạng tồn tại khác nhau của chất ô nhiễm như lượng thu hồi hay tái sinh hay lượng đi ra khỏi quá trình dưới dạng sản phẩm hay dòng thải. Nguyên vật liệu có thểđược cân bằng dưới một trong hai hình thức sau:
Cân bằng tổng thể: Dùng cho tất cả các dòng nguyên vật liệu vào dây chuyền sản xuất. Cân bằng được tiến hành qua từng công đoạn với sự biến đổi của tất cả các thành phần tham gia vào dây chuyền sản xuất.
Cân bằng cấu tử: Chỉ dùng cho một loại nguyên liệu hoặc cấu tử có giá trị. Theo dõi sự biến đổi của cấu tử này tại mỗi công đoạn có cấu tửđó tham gia trên toàn bộ
quy trình sản xuất.
- Phương pháp mô hình ước tính phát thải:
Dùng các mô hình dựa trên cơ sở các giá trịđo đạc và các giá trị thực nghiệm.
Mô hình ước tính phát thải được sử dụng khi các tính toán phức tạp, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát thải và để tính toán hệ số phát thải hay lượng phát thải cho một nhóm nguồn cụ thể. Phương pháp này rất thích hợp để tính toán hệ số phát thải hay lượng thải cho một nhóm nguồn cụ thể