Giới thiệu về tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kiểm kê khí thải từ hoạt động đốt trấu, rơm rạ vùng tây nam bộ (Trang 40 - 43)

1.6.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự

nhiên là 3.536,8 km2, một phần nằm trong tứ giác Long Xuyên. Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km), phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (69,789 km), phía nam giáp thành phố Cần Thơ (44,734 km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,628 km). An Giang nằm trong vĩ độđịa lý của khoảng 10 - 110 vĩ bắc, tức là nằm gần với xích

đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độcũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo.

Hình 1.3. Bản đồ tỉnh An Giang b. Địa hình

An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi, địa hình đồng bằng có những đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Mekong, đồi núi hầu hết đều tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm

núi cuối cùng của dãy Trường Sơn , nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương đồng với vùng Nam Trường Sơn, bao gồm các thành tạo trầm tích và magma.

c. Khí hậu

An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông

Bắc. Chế độ gió được đặc trưng bởi tác động luân phiên của hệ thống hoàn lưu gió

mùa nên rất ổn định. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa (từ tháng 5 đến

tháng 10). Trong mùa khô thịnh hành gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau. An Giang nằm sâu trong đất liền nên ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Nhiệt độở An Giang cao và ổn định. Nhiệt độ cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36 –38 độ; nhiệt độ thấp nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10, khoảng dưới 18 độ. Nắng trung bình hàng năm từ

1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt

đới.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, mưa nhiều trong thời gian các tháng từ tháng 4 đến

tháng 9. Lượng nước bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 1.000 mm, 4 tháng có

lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.Độ ẩm không khí cao. Trong những tháng mùa mưa, độẩm trung bình vào khoảng 84%, cá biệt có những tháng đạt xấp xỉ90%. Các tháng mùa khô, độẩm cũng đạt từ 72% - 82%.

d. Tài nguyên thiên nhiên

 Tài nguyên đất

An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là

246.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích

trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác.

 Tài nguyên nước

An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100

km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3 /s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km² . Chếđộ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chếđộnước của sông Mê Kông, hàng năm có gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ,

thời gian ngập lũ từ 3 – 4 tháng, vừa đem lại lợi ích to lớn –đưa lượng phù sa, vệ sinh

đồng ruộng... nhưng cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng. Trong 30 năm qua đã có đến 5 lần ngập cao làm thiệt hại tính mạng, mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở của

cư dân... làm cho suất đầu tư của tỉnh thường ở mức cao nhưng hiệu quả mang lại bị

hạn chế.

1.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

An Giang có dân sốtrung bình đông nhất so với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tính đến năm 2016 là 2159,9 ngàn người với mật độ dân số là 611

người/km2. Cơ cấu kinh tế6 tháng đầu năm 2017 tiếp tục theo hướng tích cực, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 29,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 13,55%; khu vực dịch vụ chiếm 55,68%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 1,43% (cùng kỳnăm 2016 lần lượt là: 30,94%; 13,71%; 53,98% và 1,37%) [14].

Tình hình sản xuất luất gạo từnăm 2010 đến nay tỉnh An Giang đã ổn định diện tích sản xuất lúa khoảng 600.000 ha/năm, và đạt sản lượng lúa gần 4 triệu tấn lương

thực/năm. Sản xuất lúa của tỉnh An Giang khó khăn từ cạnh tranh xuất khẩu gạo, nhất là khâu tiêu thụlúa cho người nông dân và đầu ra xuất khẩu của các doanh nghiệp. Hiện nay thị trường lúa gạo của tỉnh An Giang đã xuất khẩu ra 45 nước trên thế giới, với sản lượng xuất khẩu bình quân hàng năm trên 500.000 tấn, nhưng giá bán thường thấp và có xu hướng giảm.

CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kiểm kê khí thải từ hoạt động đốt trấu, rơm rạ vùng tây nam bộ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)