Giới thiệu về vùng Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kiểm kê khí thải từ hoạt động đốt trấu, rơm rạ vùng tây nam bộ (Trang 36 - 40)

a. Vị trí địa lý

Vùng bao gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 39.734 km2 chiếm 12,2 % diện tích tự nhiên của cả nước.

Hình 1.2. Bản đồ vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan.

Vùng nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam á và Đông Nam á cũng như với châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này rất quan trọng trong giao lưu quốc tế.

b. Địa hình

Vùng đồng bằng sông Cửu Long được hình thành do bồi tụ phù sa hệ thống

sông ngòi, địa hình thấp và bằng phẳng hơn so với ĐBSH, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp. ĐBSCL có mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Vào mùa lũ nước ngập trên diện rộng, nhiều vùng trũng lớn bị ngập nước như: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.

ĐBSCL chủ yếu là đất phù sa bồi đắp hàng năm, nhưng tính chất đất lại phức tạp, có 3 loại đất chính: đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.

c. Khí hậu

Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt.

Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm 24 – 27oC, biên độ nhiệt trung bình

năm 2 – 30oC, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết.

Mưa: Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa. Lượng mưa ở ĐBSCL khá lớn, trung bình là 1.400 - 2.200

mm/năm

Nắng: tổng số giờ nắng là 2000 giờ, Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2

và tháng 3 (8-9 giờ/ngày), tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 8 và tháng 9 (4,5 – 5,5 giờ/ngày).

Chếđộ gió: Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, phổ biến khi các luồng áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên lục địa Châu Á (từ tháng 5 đến tháng 10). Mùa nắng gió mùa Đông Bắc chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ

vùng Siberi –Mông Cổ di chuyển xuống. Tốc độ gió cao nhất vào tháng 2 và tháng 3 khoảng 2-3,3 m/s, tốc độ gió thấp nhất vào tháng 10 là 1,5-2 m/s. Khoảng tháng 12 là giai đoạn chuyển mùa, gió thổi ngược chiều dòng chả sông Cửu Long (hướng Tây

Bắc – Đông Nam) đẩy nước mặn vào sâu trong nội địa (mùa gió chướng) gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

d. Đất đai

- Diện tích đất trong vùng bao gồm các nhóm đất sau:

+ Đất phù sa: phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sống Tiền và sông Hậu, diện tích 1,2 triệu ha chiếm 29,7% diện tích đất tự nhiên toàn vùng và khoảng 1/3 diện tích đất phù sa của cả nước.Nhóm đất này có độ phì cao và cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây công nghiệp ngắn

ngày.

+ Nhóm đất phèn: đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ

nhanh.

+ Nhóm đất xám: đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thường.

+ Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất cát giông, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn… chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,9% diện tích toàn vùng.

e. Tài nguyên nước

Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tổng lượng nước sông Cửu Long là 500 tỷ mét khối. Chế độ thuỷ văn thay đổi

theo mùa. Mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng. Về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng.

Chế độ nước ngầm khá phức tạp, phần lớn ở độ sâu 100 mét. Nếu khai thác quá nhiều có thể làm nhiễm mặn trong vùng.

1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có dân số trung bình là 17.660,7

(nghìn người). Mật độ dân số: 433 người/km2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP)

ước đạt 7,8% (đạt 99,4% kế hoạch). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông - lâm -

ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 33,1%, công nghiệp chiếm 25,25%, thương mại, dịch vụ chiếm 41,65%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 40,27 triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kiểm kê khí thải từ hoạt động đốt trấu, rơm rạ vùng tây nam bộ (Trang 36 - 40)