Xuất giải pháp giảm thiểu sự phát thải các khí gây ô nhiễ m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kiểm kê khí thải từ hoạt động đốt trấu, rơm rạ vùng tây nam bộ (Trang 83)

Cho đến hiện tại Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra một thể chế, chính sách, hay

điều luật về việc đốt, tái sử dụng rơm rạđể hạn chế việc đốt rơm rạ hiện nay. Đây chính là điểm bất cập lớn nhất trong công tác quản lý rơm rạ sau thu hoạch. Chính vì vậy cần ban hành những chính sách, nghị định, điều luật, quyết định về quản lý, sử

dụng, xửlý rơm rạ. Tăng cường các dự án nghiên cứu tái sử dụng nguồn rơm rạ, hỗ

trợ kinh phí cho các dựán này để có thểđưa ra những giải pháp quản lý phù hợp Tại An Giang đã an hành quyết định Số: 241/QĐ-UBND phê duyệt chiến lược quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối cây lúa sản xuất năng lượng trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh An Giang đến năm 2030. Trong chiến lược này đã đặt ra mục tiêu:

(1) Giai đoạn 1: Từnăm 2015 –năm 2020

- Diện tích có thu gom rơm rạ xử lý và không đốt tại đồng ruộng là 20% cho toàn tỉnh An Giang và 40% cho huyện Châu Thành;

- Diện tích trồng lúa giảm phân bón và thuốc BVTV theo chương trình “1 Phải 5 Giảm” ở tỉnh An Giang là 80.257 ha (33,7%) và 5.090 ha ở huyện Châu Thành.

- Tỉ lệ trấu thu gom để sản xuất điện trấu, nhiên liệu (trấu viên hoặc củi trấu) là 30% cho toàn tỉnh An Giang và 50% cho huyện Châu Thành;

(2) Giai đoạn 2: Từnăm 2021 đến năm 2030:

- Diện tích có thu gom rơm rạ xử lý và không đốt tại đồng ruộng là 40% cho toàn tỉnh An Giang và 60% cho huyện Châu Thành;

- Diện tích trồng lúa giảm phân bón và thuốc BVTV theo chương trình “1 Phải 5 Giảm” ở tỉnh An Giang là 101.440 ha (42,6%) và ở huyện Châu Thành diện tích

- Tỉ lệ trấu thu gom sản xuất điện trấu và nhiên liệu (trấu viên hoặc củi trấu) là 50% cho toàn tỉnh An Giang và 75% cho huyện Châu Thành;

- Tỉ lệrơm rạđược thu gom để sản xuất năng lượng hoặc nhiên liệu là 15% cho toàn tỉnh An Giang và 30% cho huyện Châu Thành; Rơm rạ thu gom có thểđược tận dụng để sản xuất nhiên liệu, trồng nấm hoặc xử lý với Trichoderma tại đồng ruộng

để sản xuất phân bón thay vì đốt bỏ tại đồng ruộng.

Tuy chiến lược đã bước đầu đề cập quản lý vềrơm rạ, nhưng chiến lược này tập trung về phát triển năng lượng đặc biệt là điện mà chưa đề cập đến việc sử dụng rơm

rạ, trấu cho các mục đích khác như sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi. Do vậy cần bổ sung các chính sách, chiến lược về sử dụng trấu trong nhiều lĩnh vực khác nhau

để tận dựng tối đa nguồn rơm, rạ, trấu phát sinh hằng năm. Mở rộng các chính sách cho phạm vi 13 tỉnh vùng Tây Nam Bộ

Do hiện tại ở Tây Nam Bộđã không còn hoạt động đốt trấu, tuy nhiên các cấp quản lý cần đẩy mạnh các chính sách khai thác thịtrường củi trấu nhằm thúc đẩy nhu cầu sử dụng củi trấu trong một số ngành công nghiệp để giảm tình trạng thừa trấu, ế

trấu tại các nhà máy xay xát, thúc đẩy các nghiên cứu giải pháp thay thếkhác để tận dụng triệt để nguồn trấu phát sinh

3.7.2. Giải pháp giáo dục, tuyên truyền

Nhân lực chính là yếu tố then chốt để thực hiện một cách hiệu quả nhất trong quản lý rơm rạ. Chính vì vậy, việc đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của cả cán bộ

quản lý và người nông dân, do đó cần liên kết với các tổ chức đào tạo trong và ngoài

nước huấn luyện, đào tạo nâng cao về: Quản lý dự án, chuyển giao công nghệ, phát triển năng lượng sinh khối bền vững,…cho các cán bộ chủ chốt các cấp. Các đơn vị đào tạo như: Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ, Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố HồChí Minh… Ngoài ra, cần tổ chức các buổi hội thảo lấy ý kiến góp ý,

điều chỉnh các chính sach, quy hoạch, dự án khi cần thiết.

Đối với nông dân, nên kết hợp với Trung tâm Khuyến nông, Hội Nông dân để

nghiệp với sản xuất năng lượng sinh khối, các mô hình trồng nấm, chế biến phân từ

phụ phẩm cây lúa, chế biến thức ăn cho gia xúc từrơm rạ.

3.7.3. Giải pháp vềthu gom rơm

Việc thu gom rơm là cần thiết để giải phóng mặt bằng phục vụ cho canh tác vụ

sau. Có thể sử dụng máy cuộn rơm, máy bó rơm tựhành, bó rơm hình khối vuông….

Những cuộn rơm sau khi thu gom sẽ được mang bán cho các các nhà máy để làm nấm, làm phân bón với quy mô lớn

- Máy cuộn rơm:

Là một thiết bịthu gom và ép rơm thành các bó tròn. Máy cuộn có thể là dạng tự hành hoặc được kéo bời đầu máy kéo, đang được An Giang áp dụng

Hình 3.47. Máy cuộn rơm

An Giang hỗ trợ 7 máy cuốn rơm nhãn hiệu MRB0850B cho 7 hộ dân tại các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú, Tri Tôn, Tân Châu và Phú Tân, với mức hỗ trợ 30% giá trị máy, nông dân đối ứng 70% giá trị còn lại.

Máy cuốn rơm có công suất hoạt động trung bình 80-100 cuộn rơm/giờ, thời gian máy cho ra một cuộn rơm là 40 giây, trọng lượng 1 cuộn rơm từ 18-25kg. Máy cuốn rơm MRB0850B có thể cuốn được rơm khô và rơm ướt, hoạt động tốt trong vụ

 Việc sử dụng máy cuốn rơm đã giúp việc giải phóng mặt bằng canh tác thuận lợi hơn, tuy nhiên sau khi cuộn rơm xong, các cuộn rơm nằm rải rác trên đồng ruộng, do vậy phải mất thêm công vận chuyển để tập hợp lại các cuộn rơm. Do đó các tỉnh khác nên thử nghiệm máy cuộn rơm tựhành để tiết kiệm chi phí và nhân lực. Do đó

trong luận văn này đề xuất cho các tỉnh còn lại sử dụng máy bó rơm tự hành - Máy bó rơm tự hành

Loại máy này thực hiện cả hai công việc cuộn nén và vận chuyển các bó rơm đến bờ bao. Mặc dù có công suất lớn hơn máy cuộn rơm thường, nhưng công suất thu gom của nó thấp hơn vì nó di chuyển bằng các bánh xích cao su cho phép vận hành

trên các cánh đồng còn ướt

Hình 3.48. Máy bó rơm tự hành

Đặc điểm:

 Bó rơm 13kg/bó

 Công suất: 1 - 1,5 tấn/giờ

 Chi phí đầu tư: 15.000 - 20.000 USD/máy

 Chi phí dịch vụ 13-16 USD/tấn rơm

 Lợi nhuận ròng 2-3 USD/ tấn rơm

 Việc tiêu thụ nhiên liệu máy có sinh ra khí nhà kính

3.7.4. Giải pháp tái sử dụng rơm rạ

Tái sử dụng rơm rạ là giải pháp hiệu quả nhất nhăm làm giảm việc đốt trực tiếp

rơm rạ ngoài đồng ruộng, vừa có thể giảm ô nhiễm, vừa có thểtăng thêm thu nhập

- Ủrơm rạđể sử dụng nuôi trồng nấm.

Cách làm này đã khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành, đã có rất nhiều dựán được triển khai để thúc đẩy việc trồng nấm rơm. Tuy nhiên sau khi dự án kết thúc, người nông dân không còn được hỗ trợ nhiều, hoặc giá nấm giảm nên thường có xu hướng bỏ trồng nấm. Theo kết quảđiều tra, tại An Giang việc trồng nấm gần như không còn

xuất hiện. Do đó cần thúc đẩy phương thức này để làm giảm lượng rơm rạ. Cách tiến hành:

 Xếp rơm ra(tươi hoặc khô) thành đống, theo lớp, mỗi lớp dày 30-50 cm và tưới

nước ướt đều và nén cho rơm rạ xẹp chặt xuống rồi mới xếp lớp tiếp theo. Xếp nhiều lớp cho đến khi đống ủ cao 1,3 - 1,5 m

 Phủ bề mặt đống ủđể giữu ẩm và giữ nhiệt, nhằm tiêu diệt nấm và khuẩn có hại

và để rơm rạ phân hủy một phần. Sau 10 -15 ngày lấy rơm rạ từ đống ủ để

trồng nấm

 Rải một lớp rơm dày khoảng 20cm lên mặt luống rồi tưới nước và rải meo giống nấm dọc hai bên luống, cách mép 5-7 cm. Rải 3-5 lớp như vậy trên mỗi luống. cuối cùng rải một lớp rơm mỏng từ 4-5 cm để che phủ kín bề mặt luống

 Tưới nước, giữđủẩm. Sau 10-14 ngày có thể bắt đầu thu hoạch nấm.

Ưu, nhược điểm:

 Đây là phương pháp đem lại khá nhiều lợi ích như: giảm đốt rơm rạ, bớt ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính; tạo them nguồn thu nhập

cho người dân; bổ sung nguồn phân hữu cơ từ rơm rạ sau khi thu hoạch nấm

để bón cho cây trồng. Phương pháp này phù hợp mở rộng ứng dụng tại tất cả

vùng trồng lúa có chân ruộng cao, có thể lên luống để nuôi nấm sau khi thu hoạch lúa

 Khó khăn chính của phương pháp này là thiếu công lao động và thịtrường tiêu thụ nấm không ổn định

Cách làm này có thểứng dụng cho hộ không trồng lúa vụThu Đông tại khu vực Tây Nam Bộ.

Ứng dụng cho cây vụThu Đông trên đất lúa:

 Sau khi thu hoạch lúa, rơm rạđược giữ lại toàn bộ trên ruộng

 Lên luống, trải đều rơm rạ trên mặt luống

 Gieo trồng cây màu bằng phương pháp cuốc hộc hoặc chọc lỗ bỏ hạt.

Ứng dụng cho rau màu ởđất chuyên màu

 Trồng rau màu như bình thường

 Sử dụng rơm rạđể che phủ bề mặt luống

Ưu, nhược điểm

 Lợi ích của phương pháp này là hạn chế tình trạng đốt rơm rạ gây khói bụi, o nhiễm môi trường, giảm phát thải KNK; góp phần thúc đẩy cây màu trên đất lúa, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại nhờ luân canh cây rau màu với cây lúa, cải thiện độ phì nhiêu của đất nhờ bổ sung nguồn phân hữu cơ từrơm rạ, giảm thiệt hại do thời tiết khô hạn

 Phương pháp này phù hợp ứng dụng tại các khu vực trồng lúa trong miền Nam,

như tại An Giang nơi mà mùa khô ngày càng kéo dài và khan hiếm nước cho việc canh tác màu. Phương pháp đã được tỉnh Cà Mau ứng dụng khá hiệu quả

- Sản xuất viên nén từrơm rạđể làm nhiên liệu đốt, đun nấu

Tương tự như trấu, rơm rạ cũng có thể tận dụng để làm viên nén nhiên liệu phục vụ nhu cầu chất đốt trong nước và xuất khẩu, làm nhiên liệu sưởi ấm trong các hộ gia đình.

Tháng 5 năm 2018, GSTS. Hoàng Xuân cơ cùng cộng sự tại Trường Đại học Khoa học Tựnhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã sản xuất thử nghiệm thành công viên nén trấu phục vụ cho mục đích đun nấu. Tuy chỉ là bước đầu tiên nhưng cũng

mở ra một giải pháp hữu hiệu cho quản lý lượng rơm rạ tồn lưu hiện nay.

Bảng 3.4. Thông số thiết bị sản xuất viên nén trấu

Thiết bị Máy băm/nghiền Máy nén ép

Động cơ Công suất động cơ (Kw) 7,5 7,5 Nguồn điện (V) 380 380 Tốc độ (vòng/phút) 1450 1450

Năng suất (kg/giờ) 200-500 80-100

Kích thước máy (mm) 700x300x800 800x360x860

Trọng lượng (kg) 130 177

Giá thành (VNĐ) 17.050.000 71.500.000

Hình ảnh

Sản xuất viên nén

 Nghiền rơm rạ, cám ngô, mùn cưa

 Trộn các nguyên liệu với tỉ lệ: Rơm 45%; Mùn cưa 45%; Cám ngô 10%

 Thêm nước để điều chỉnh độẩm của hôc hợp, lượng nước cần thiết phụ thuộc

vào độẩm của hỗn hợp

Hình 3.49. Viên nén từ rơm rạ

Ước tính chi phí 1kg viên nén có giá thành là 8000VNĐ, thời gian đốt 1kg viên nén trong khoảng 1 giờ. Đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, tuy nhiên đây cũng là

một hướng giải quyết tốt mà chính quyền và các cấp quản lý nên đẩy mạnh khai thác và nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Tại An Giang, lượng rơm rạ phát sinh năm 2016 tại vụ Đông Xuân là 4067

nghìn tấn, vụ Hè Thu là 4074 nghìn tấn, vụ Thu Đông là 3147 nghìn tấn rơm rạ, lượng trấu phát sinh là 794,95 nghìn tấn. Trong đó 62% số nông hộ có sử sụng rơm cho các mục đích khác nhau như cho gia súc ăn, bán, ủ phân... 38% số hộ còn lại không sử dụng rơm, phương thức xử lý chính là đốt. Tỉ lệ rơm rạ sử dụng tại vụ Đông xuân là 63,64%, vụ Hè Thu là 50,68% và vụ Thu đông là 60%. Lượng rơm rạ đem đốt năm

2016 vụ Đông xuân là 1213 nghìn tấn, vụ Hè Thu là 1647 nghìn tấn, vụ Thu Đông là

1031 nghìn tấn. Đối với gốc rạ, 100% được để phơi khô tự nhiên và đốt trực tiếp ngoài đồng ruộng. 100% người dân được phỏng vấn nhận thức được các tác động từ đốt rơm rạ đên môi trường và sức khỏe và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh phổ biến như: cay mắt, mờ mắt, tức ngực, khó thở, ngạt mũi… phát thải CO2từ hoạt động đốt rơm rạ là cao nhất (trung bình vụ Đông xuân 1,7 triệu tấn, vụ Hè Thu 2,4 triệu tấn, vụ Thu Đông 1,5 triệu tấn), tiếp đến là CO (trên 41 nghìn tấn vụ Đông Xuân, 55 nghìn tấn vụ Hè Thu, 30 nghìn tấn vụ Thu Đông). Tiếp theo lần lượt là PM2,5, PM10, SO2 và

thấp nhất là NO2

Vùng Tây Nam Bộ, năm 2016 lượng rơm rạ phát sinh là 73 triệu tấn, Tổng lượng trấu phát sinh là 4,8 triệu tấn, lượng rơm rạ đem đốt là: 25,1 triệu tấn. Tổng lượng khí thải CO2 phát sinh lớn nhất (36,7 triệu tấn), tiếp đó là CO (872,62 nghìn tấn), PM2,5 (325,66 nghìn tấn), PM10(93,05 nghìn tấn), SO2(50,3 nghìn tấn) và thấp nhất là NO2 với 1,76 nghìn tấn.

Đánh giá lan truyền các chất khí ô nhiễm, tại khoảng cách 5m từ vịtrí đốt, nồng

độ PM10 lớn nhất đo được là 452,2 µg/m3, nồng độ PM2,5 lớn nhất là 316,3 µg/m3, nồng độ CO2 lớn nhất là 954 mg/m3, nồng độ CO lớn nhất là 12779 µg/m3, 1522,8 µg/m3 gấp hơn 8 lần so với quy chuẩn cho phép, nồng độ SO2 cao nhất là 5030 µg/m3

gấp hơn 14 lần so với quy chuẩn cho phép. Khoảng cách an toàn để tránh những ảnh

rơm rạ đên môi trường và sức khỏe. Chính vì vậy việc áp dụng các giải pháp khoa học công nghệđể tăng tỷ lệ sử dụng rơm, rạ là rất cần thiết.

Kiến nghị

Hệ số phát thải được sử dụng trong kiểm kê dựa vào kết quả nhiên cứu của nước

ngoài, do đó kết quả kiểm kê có thể có những sai số nhất định. Để phản ánh chính xác nội dung đánh giá cần có thêm các nghiên cứu về hệ số phát thải cho riêng Việt Nam. Ngoài ra nghiên cứu cũng đề xuất mở rộng quy mô thực hiện đánh giá ô nhiễm cho cả 3 mùa vụ tại 13 tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộđể có bộ số liệu tham khảo cụ thể hơn. Mở rộng đánh giá tác động cộng hưởng của khói thải từ hoạt động đốt

rơm rạ với các nguồn ô nhiễm từ giao thông và các hoạt động khác từ sinh hoạt, sản xuát của người dân địa phương.

Các cơ quan quản lý tại các tỉnh cần phải đẩy mạnh thực hiện những giải pháp chính sách, giải pháp tuyên truyền và giải pháp công nghệ phù hợp nhằm giảm tối đa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Xuân Duyên (2012), Khảo sát tiềm năng sử dụng phế phẩm nông nghệp làm nguồn nhiên liệu sản xuất điện tại Đồng Tháp. Báo cao tốt nghiệp,

Trường đại học Tài nguyên Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

[2] Lê Văn Tri (2012), Chế phẩm vi sinh để xửlý rơm rạ và quy trình xửlý rơm rạ

thành phân bón hữu cơ. Tạp chí Khoa học và phát triển.

[3] Cục Thông tin KH & CN quốc gia (2010), Nguồn phế thải nông nghiệp rơm rạ

và kinh nghiệm thế giới về xử lý và tận dụng.

[4] Tổng cục thống kê (2016), Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê.

[5] Trần Sỹ Nam và cộng sự (2014), “Ước tính lượng và các biện pháp xửlý rơm

rạở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long,” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.

[6] Nguyễn Mâu Dũng (2012), “Ước tính lượng khí thải từđốt rơm rạngoài đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kiểm kê khí thải từ hoạt động đốt trấu, rơm rạ vùng tây nam bộ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)