Quan niệm "tam tòng " của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố văn hóa trung hoa trong ca dao việt nam (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG NHO

2.2.2.1. Quan niệm "tam tòng " của Trung Quốc

Làm cơng cụ giữ gìn chế độ phong kiến, quan niệm "tam cương" sau khi ra đời luôn luôn được giai cấp phong kiến coi trọng, đề cao. Sự xuất hiện của "tam cương" đã làm cho địa vị phụ nữ ngày càng thấp kém. Đặc biệt sự xuất hiện của quan niệm "tam tòng" càng ràng buộc hành động của phụ nữ, giống như xiềng xích trối buộc họ.

Quan niệm "tam tòng" bắt nguồn từ quan niệm trọng nam khinh nữ từ thời Xuân Thu Trung Quốc. Khổng Tử trong Luận Ngữ viết rằng: "Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã, cận chỉ tắc bất tơn, viễn chi tắc ốn." (Luận ngữ - Dương hố)(Chỉ có phụ nữ và trẻ con là khó đối xử. Quá thân mật, quá thân cận, thì bọn họ đễ vơ lễ. Nếu không gần gũi, xa bọn họ thì bọn họ sẽ giận)[20, tr.639]. Các kinh điển Nho giáo nhiều chỗ đề cập đến sự trọng nam khinh nữ. Chẳng hạn như: "Phu giả, thê chi thiên dã "(Người chồng là trời của vợ). Còn Đổng Trọng Thư, nhà tư tưởng Tây Hán đã hệ thống hoá lý luận về quan niệm trọng nam khinh nữ. ông cho rằng lẽ quân thần, phụ tử, phu phụ đều theo đạo âm dương. Đàn ông tuy hèn kém nhưng vẫn là dương, phụ nữ tuy là cao q nhưng vẫn là âm, và bởi vì "dương" q và "âm" hèn, là lẽ của trời, là không thể thay đổi. Do đó, trọng nam khinh nữ là lẽ hiển nhiên của trời đất.

Sau đó, nhiều nhà Nho học thuyết trình về quan niệm trọng nam khinh nữ trong tác phẩm của họ. Điều này làm cho quan niệm trọng nam khinh nữ ngày càng hợp lý hố. Từ đó tự nhiên dẫn ra kết luận là phụ nữ phục tùng đàn ông, vợ phục tùng chồng. "Đạo phụ nữ khơng gì lớn hơn hai chữ: thuận, tịng "[11, tr.69]. Các sách kinh điển Nho giáo đều có nhắc đến quan niệm Xiên, chẳng hạn như trong sách Mạnh Tử viết rằng: "Sự thuận tòng là cái đạo đàn bà vậy. "[11, tr.79]

Trong Lễ Ký đã khái quát yêu cầu "thuận, tòng" của phụ nữ thành "tam tòng" là "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"(ở nhà thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì phải theo con trai). "Tam tịng-là kết luận tất nhiên của quan niệm trọng nam khinh nữ", từ đó trở đi hai ngàn năm, "tam tịng" đã trở thành một tiêu chuẩn đạo đức mà phụ nữ Trung Quốc bắt buộc phải tuân theo, phụ nữ ngày càng bị kìm hãm và áp bức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố văn hóa trung hoa trong ca dao việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)