CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐIỂN CỐ, ĐỊA DANH VÀ GÂU THƠ
3.1.1.3. Những chỗ sai lệch khi sử dụng nhân vật Thuấn Nghiêu trong ca dao Việt Nam
trong ca dao Việt Nam
Nghiêu, Thuấn là hai nhân vật truyền thuyết vĩ đại đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp dựng nước của Trung Quốc. Công trạng hiển hách của họ, được đời đời ca ngợi. Ở Việt Nam, Nghiêu, Thuấn cũng trở nên quen thuộc, được người Việt Nam kính trọng.
Nghiêu và Thuấn đã trở thành thước đo để đánh giá con người:
-Trăng đưa gió trăng thanh vằng vặc Gió đưa trăng, gió mát hiu hiu Dầu mà khơng đặng chữ Thuấn Nghiêu Nghĩa nhân lúc trước em than kêu thấu trời.
Nói chung, sự hiểu biết của người Việt Nam về các nhân vật Trung Quốc cũng giống với Trung Quốc. Thế nhưng trong một số trường hợp, cách sử dụng điển cố về những nhân vật đó ở Việt Nam và Trung Quốc khác nhau. Chẳng hạn như nhân vật Nghiêu, Thuấn. Ở Trung Quốc, khi nhắc đến tên hai người đó, văn học bác học hay là văn học dân gian đều nói về cơng trạng hiển hách của họ, so sánh những nhà vua đời sau với họ. Khi phân tích các câu ca dao trong Kho tàng ca dao Việt Nam, người viết
có tìm thấy những câu ca dao rất có thú vị, trong đó tác giả dân gian sử dùng hai nhân vật Nghiêu, Thuấn trong một trường hợp hoàn toàn khác vđi Trung Quốc là biểu đạt nỗi nhớ giữa hai người yêu nhau:
- Mình nhớ ta như Tần nhớ Tấn Ta nhớ mình như UThuấnU nhớ UNghiêuU
Ở Trung Quốc, có thể nói hai nhân vật Nghiêu và Thuấn chưa bao giờ được dùng để ví chuyện tình cảm. Cho nên khi người viết đọc câu ca dao này cảm thây rất ngạc nhiên. Người viết cảm thấy hình tượng Nghiêu và Thuấn ở đây được bình dân hố rất nhiều. Bởi vì Nghiêu và Thuấn là hai nhân vật truyền thuyết lịch sử, tương
truyền dưới sự thống trị của họ, thiên hạ hồ bình, nhân dân an cư lạc nghiệp. Trong khi người ta ca ngợi và kỷ niệm hai nhà vua vĩ đại đó, hình tượng của họ cũng được người ta khơng ngừng phóng đại và thần kỳ hố. Do đó, trong lịng người ta, Nghiêu và Thuấn đã khơng phải là con người bình thường nữa. Cịn hình tượng Nghiêu và Thuấn trong ca dao trên làm cho người đọc cảm thấy hai ông đố vẫn là hai người bình thường như mọi người, họ cũng có tình cảm tha thiết.
Từ bài ca dao này chúng tôi được thấy, khi dân tộc Việt Nam tiếp nhận văn hố Trung Hoa, khơng phải là tiếp nhận thuần tuy mà đã sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng của mình. Những nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc được bình dân hố, gần với cuộc sống của người dân Việt Nam hơn.
Khi văn hoá Trang Quốc vào Việt Nam, đa số đều được tiếp nhận một cách chính xác, nhiữig cũng có xẩy ra hiện tượng lẫn lộn trong một số trường hợp. Người viết vẫn xin lấy nhân vật Nghiêu và Thuấn làm ví dụ. Trong Kho tàng ca dao Việt Nam có một bài ca dao như sau:
- Anh dặn em như UThuấnU dặn UNghiêu Gắng cơng ni mẹ, chớ xiêu tấc lịng
Trong bài ca dao này, tác giả dân gian lẫn lộn thứ bậc của Nghiêu và Thuấn. Nghiêu là người bề trên của Thuấn. Theo sử sách Trung Quốc, khi Nghiêu ở ngôi vua bẩy mươi năm, phái người đi tìm người kế vị. Các chư hầu tiến cử Thuấn cho Nghiêu. Thuấn là một người có đức. Nghiêu gả hai con gái cho Thuấn và khảo sát đức hạnh của Thuấn. Dưới sự hướng dẫn và dạy dỗ của Nghiêu, Thuấn cuối cùng trở thành một vị vua vĩ đại. Do đó, câu "Thuấn dặn Nghiêu" trong ca dao trên là một sự hiểu sai lớn, "Nghiêu dặn Thuấn" mới hợp lý.
Chúng tôi không biết sự sai lầm trong ca dao này xẩy ra trong khâu nào, có thể người sáng tác đầu tiên nói dùng là "Nghiêu dặn Thuấn", nhưng ương quá trình lưu truyền bị người ta lẫn lộn thành "Thuấn dặn Nghiêu", cũng có thể là do người sáng tác đầu tiên đã lẫn lộn mối quan hệ giữa Nghiêu và Thuấn. Tuy vậy, theo người viết, dù nhân vật Nghiêu và Thuấn cũng như các truyền thuyết của họ được người Việt Nam hết sức quen thuộc, nhưng có khi họ khơng để ý đến lịch sử hai nhân vật, điều này trở
thành một vấn đề không quan trọng với họ. Trong con mắt của người dân Việt Nam, Nghiêu và Thuấn đều là nhà vua vĩ đại, trong thời Nghiêu Thuấn, xã hội ổn định, đời sống đầy đủ, "Bao giờ đồng ruộng thảnh thơi. Nằm trâu thổi sáo vui đời Thuấn Nghiêu". Còn Nghiêu là vua trước hay là Thuấn là vua trước hiển nhiên không phải là một vấn đề mà được họ quan tâm.
Cho nên người viết cho rằng sau khi những nhân vật Trung Quốc nhập vào Việt Nam, người Việt Nam bắt đầu giải thích những nhãn vật này theo cách hiểu của mình, từ đó những nhân vật Trung Quốc dần dần trở thành những nhân vật Trung Quốc mang màu sắc Việt Nam.