Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụng (gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 25)

3. Nôi dung nghiên cứu

2.3 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu vùng núi đá vôi thuộc các xã Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị và Thanh Hải của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Bảng 2.1: Vị trí thu mẫu ở khu vực nghiên cứu

STT Địa điểm Ký hiệu Vĩđộ Kinh độ

1 Xã Thanh Thủy Số 1 20°29'14.1" 105°52'27.9" 2 Số 2 20°28'47.9" 105°52'42.1" 3 Số 3 20°28'54.9" 105°51'43.1" 4 Xã Thanh Tân Số 4 20°26'26.5" 105°53'44.9" 5 Số 5 20°26'43.5" 105°52'52.6" 6 Xã Thanh Nghị Số 6 20°25'10.5" 105°53'31.9" 7 Số 7 20°24'07.7" 105°53'43.1" 8 Xã Thanh Hải Số 8 20°24'10.9" 105°54'19.9" 9 Số 9 20°23'37.2" 105°54'06.3" 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu đã được xử lý qua và được thu thập từ các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tập thểcó liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này để thu thập những dữ liệu tài liệu liên quan để phục vụ quá trình điều tra và viết luận văn

STT Dữ liệu cần thu thập Nơi lấy Mục đích

1 Đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tình hình phát triển kinh tế, dân số, tình hình sản xuất nông nghiệp ...

Niên giám thống kê mới nhất

Nắm được các dẫn liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các số liệu về diện tích đất canh tác, sản lượng lúa...

các khóa định loại thân mềm chân bụng . Hình dạng và kích, phân bố

cáo có sẵn, tài liệu trên internet

các bậc phân loại trong khu vực nghiên cứu

3 Các phương pháp thu mẫu, phân tích xử lý số liệu

Kế thừa các báo cáo, tư vấn của chuyên gia

Không để sót mẫu hoặc có được đầy đủ thành phần loài

4 Các giải pháp đã và đang áp dụng để bảo tồn đa dạng loài ốc ở Việt Nam và trên thế giới Các báo cáo về bảo tồn đa dạng sinh học trong và ngoài nước Đề xuất giải pháp phù hợp với khu vực nghiên cứu

2.4.2 Phương pháp chuyên gia

Tham vấn những chuyên gia có những hiểu biết nhất định tại địa điểm nghiên cứu để có thể tìm hiểu, đánh giá khách quan được vềđiều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường ở khu vực nghiên cứu và những chuyên gia đã từng nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng. Tìm hiểu và xin ý kiến những người đã khảo sát trước.

2.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Tiến hành phỏng vấn người dân địa phương về tình hình sử dụng và khai thác TMCB tại khu vực nghiên cứu với 30 phiếu điều tra theo mẫu tại phụ lục IIa

2.4.4 Nghiên cứu ngoài thực địa a. Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ và thiết bị phục vụ nghiên cứu gồm: - Panh, dầm đào đất - Dụng cụđựng mẫu (thùng nhựa, túi nilon các cỡ có mép bấm, hộp nhựa nhỏ có nắp kín) ợ ắt lướ

- Dung dịch cồn 70o

- Máy ảnh, kính lúp cầm tay, sổ ghi nhật ký thực địa, bút chì, giấy ghi nhãn, bản đồ và dụng cụđịnh vị.

b. Phương pháp thu mẫu

- Thu mẫu ở cạn

Do đặc điểm phức tạp của địa hình, núi đá vôi xen kẽ các cây rừng nên chỉ thực hiện thu mẫu định tính ngẫu nhiên ở vị trí sinh cảnh khác nhau: mặt đất, hốc, khe, kẽ núi đá, thảm lá mục, trên thân và lá cây. Khi thu mẫu sẽ thu tất cả các mẫu với mọi kích thước để không bỏ sót thành phần loài. Thu mẫu theo hướng dẫn của Vermeulen và Maassen (2003)

Đối với mẫu (kích thước lớn hơn 6mm) dễ dàng nhận thấy có thể nhặt bằng tay hoặc dùng panh thu mẫu, để trong các hộp nhựa. Lưu ý giữ các vỏ mỏng riêng biệt để tránh bị vỡ.

Đối với các mẫu nhỏ dùng sàng có mắt lưới các cỡ bằng kim loại để sàng mẫu lẫn trong lá mục và mùn bã trong hang để tách mẫu, bên dưới sàng được hứng bằng tấm nylon sáng màu hoặc giấy trắng. Nếu có ốc nhỏ, khi sàng mẫu sẽrơi xuống và có thể dùng kính lúp cầm tay hoặc nhìn bằng mắt nhặt mẫu.

Những vị trí nghi ngờ có thể có mẫu nhỏ trong đất mùn, tiến hành thu tất cả lớp mùn sử dụng phương pháp cho đất hoặc thảm mục vào chậu nước để mẫu nổi lên và vớt lấy mẫu, tránh để sót các mẫu có kích thước nhỏ.

- Thu mẫu dưới nước

Thu mẫu ở các thủy vực chảy qua các sinh cảnh như ao, mương và rãnh. Đối với mẫu có kích thước lớn (lớn hơn 5mm) nhặt bằng tay, hoặc dùng vợt để thu gom

Đối với các mẫu có kích thước nhỏ (bé hơn 5mm) phải dùng vợt và sàng có mắt lưới cỡ 2mm. Cần chú ý các mẫu bám dưới các cây thủy sinh, các vật cứng dưới nền đáy.

Tất cả các mẫu đã thu được bảo quản trong các túi nylon riêng được dán nhãn bằng giấy dán không thấm nước. Ghi ký hiệu đủ các thông tin cần thiết theo từng sinh cảnh và các lưu ý cần thiết khác.

2.4.5 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Xử lý mẫu

Đối với mẫu chỉ còn lại vỏ, tiến hành rửa sạch đất bám xung quanh và trong vỏ, phơi khô hoặc sấy và bảo quản khô trong túi nilon, hộp nhựa.

Đối với mẫu sống, rửa sạch bằng nước, sau đó định hình và bảo quản mẫu trong cồn 70o

Những mẫu có kích thước bé cần bảo quản trong ống nhựa nhỏ tránh vỡ nát và mất mẫu.

Phân tích và định loại

Theo Vermeulen (2003), vỏ ốc đủ các dấu hiệu để phân biệt giữa các loài. Các đặc điểm hình thái và kích thước của vỏốc được phân tích và so sánh làm căn cứđể sắp xếp các taxon ở các bậc phân loại khác nhau.

Phân loại Thân mềm Chân bụng chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái và kích thước của vỏ: hình dạng, màu sắc, số vòng xoắn, rãnh xoắn, đỉnh vỏ, miệng vỏ,...số đo được đo bằng thước kẹp Palme, mẫu có kích thước béđược đo bằng trắc vi thị kính

Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo vỏốc cạn Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo vỏốc nước C hi u cao

Một số thuật ngữđược dùng trong định loại và mô tảđặc điểm các loài: + Đỉnh vỏ (apex): Phần đầu tiên hình thành vỏ

+ Các vòng xoắn (spire):Tất cả các vòng xoắn của 1 vỏ (không bao gồm vòng xoắn cơ thể cuối cùng).

+ Rãnh xoắn (suture): Đường rãnh trên bề mặt vỏ, nối tiếp giáp các vòng xoắn với nhau.

+ Miệng vỏ (aperture): ở vòng xoắn cuối cùng và lối ra của đầu và chân + Tháp ốc (spiral): Là các vòng xoắn trong 1 vỏ cuộn lại đến đỉnh.

+ Trụốc (columella): trục cuộn của vỏ, tạo thành phần trước của môi trong + Lỗ rốn (umbilicus): Mở ra ở đáy của trụ ốc, khi trụ ốc rỗng được cuộn quanh trục

+ Nắp miệng (operculum): phần sừng hoặc canxi gắn vào chân; khớp với miệng vỏ

Một số qui ước về kích thước sử dụng cho phân tích và mô tả bao gồm: chiều cao (H), chiều rộng (D) được tính bằng milimet và đo bằng thước kẹp palme (mẫu có kích thước lớn, trung bình), trắc vi thị kính (mẫu có kích thước rất bé); sai số 0,1 mm (Hình 2.2), (Hình 2.3). Chiều cao vỏđược đo dọc theo trụốc (columella) đi qua đỉnh tới đáy miệng vỏ; chiều rộng vỏ là chiều rộng tối đa vuông góc với trụốc (theo Cox, 1960)

Theo cách phân chia về kích thước cơ thể của Đặng Ngọc Thanh [6], có thể sắp xếp các loài Thân mềm Chân bụng ở vùng nghiên cứu thành 4 nhóm như sau: + Nhóm kích thước rất bé (dưới 5mm)

+ Nhóm kích thước bé (từ5mm đến dưới 10mm) + Nhóm kích thước trung bình (từ 10 – dưới 30 mm) + Nhóm kích thước lớn (lớn hơn 30mm)

Đối với ốc ở cạn quá trình định loại dựa vào nguồn tài liệu mô tả gốc của các tác giả Bavay & Dautzenberg (1899-1912), Dautzenberg and Fischer (1904, 1905, 1908) và tài liệu tu chỉnh của Schileyko (2011) [12] [31] [32] [33] [34]

Đối với ốc nước ngọt phân loại mẫu theo hệ thống của Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2010[28]

Sắp xếp mẫu phân lớp Mang trước (Prosobranchia) theo Ponder & Linberg (1997) [35]. Mẫu thuộc phân lớp Có phổi (Pumonata) theo hệ thống phân loại của Schileyko (2011)[12].

Phần mô tảđặc điểm hình thái gồm có:

- Tên loài được đặt do mô tả gốc hoặc tu chỉnh

- Tài liệu dẫn: Sử dụng các tài liệu định loại như mô tả gốc và một số tài liệu hiệu chỉnh lại. Một số loài không có tài liệu gốc được tham khảo qua nguồn tài liệu thứ cấp

- Synonym: tên đồng vật

- Các đặc điểm hình thái: Hình thái của vỏ, số lượng vòng xoắn, rãnh xoắn, miệng vỏ, lỗ rốn, trụốc,…

- Kích thước: Chiều cao (ký hiệu là H), chiều rộng (ký hiệu D). Kích thước được tính bằng milimet (mm).

- Phân bố: Phân bố loài ở khu vực nghiên cứu, Việt Nam và Thế giới (nếu có) - Nhận xét (nếu có): Các đặc điểm sinh thái học, hình thái (so với mô tả gốc,

các loài cùng giống,…), phân bố của loài đó trong các sinh cảnh, phân bố rộng hay hẹp.

2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu

- Độ phong phú của loài theo Kerb (1989) [36] được tính bằng công thức:

n% = (ni/ N) x 100

Trong đó:

ni : sốlượng cá thể của loài thứ i

N: tổng số cá thể của tất cả các loài trong khu vực

Công thức này dùng đểxác định loài phát hiện có phổ biến ởđịa điểm thu mẫu hay không. n% càng lớn chứng tỏloài đó là phổ biến, chiếm ưu thếvà ngược lại. - Độ đa dạng của loài được xác định qua chỉ số đa dạng của Simpson (Simpson’s Index of Diversity, 1949) [37]

D= 1- Σ(pi)2

Trong đó:

Pi : Sốlượng cá thể của loài đó chia cho sốlượng cá thể quần xã.

D : Chỉ số đa dạng loài. D càng gần bằng 1 chỉ số đa dạng càng cao và ngược lại

Chỉ sốđa dạng xác định thành phần loài của địa điểm thu mẫu đa dạng hay không. - Chỉ sốtương đồng: được xác định qua chỉ số Sorensen Dice (1948) (SI)[38],

theo công thức:

2c a + b

Trong đó:

c: Sốlượng loài xuất hiện đồng thời ở sinh cảnh a và b a: Sốlượng loài chỉ xuất hiện ở sinh cảnh a

b: Số loài chỉ xuất hiện ở sinh cảnh b

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1Thành phần loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu

3.1.1 Danh lc các loài Thân mm Chân bng ti khu vc nghiên cu

Sau khi khảo sát tại khu vực nghiên cứu có thể xác định 4 sinh cảnh chủ yếu nhất của 4 xã: trên cạn (rừng tự nhiên, đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà); dưới nước (ao; mương, rãnh). Kết quả phân tích các mẫu Thân mềm Chân bụng thu lượm được tại các sinh cảnh đã xác định được 66 loài và 1 phân loài trong 37 giống, 23 họ, 6 bộ, 2 phân lớp được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

STT Thành phần loài Sinh cảnh

(1) (2) (3) (4) PROSOBRANCHIA Edwards, 1848

ARCHITAENIOGLOSSA Haller, 1890

1- Viviparidae J.E. Gray, 1847

1. Angulyagra duchieri (Fischer,1908) + + 2. Angulyagra boettgeri (Heude,1869) + + 3. Angulyagra polyzonata (Fravenfeld, 1862) + + 4. Sinotaia aeruginosa (Reeve, 1863) +

2- Ampullariidae Gray, 1824

5. Pomacea canaliculata (Lamarck, 1822) + 6. Pomacea bridgesi (Reeve,1856) +

3- Cyclophoridae Gray, 1847

7. Cyclophorus cambodgensis Morelet, 1884 + + 8. Cyclophorus courbeti (Ancey, 1888) + 9. Cyclophorus exaltatus (Pfeiffer, 1842) + + 10. Cyclophorus volvulus (Muler, 1774) + + 11. Cyclophorussp.1 +

12. Cyclophorus sp.2 + 13. Japonia scissimargo (Benson, 1856) + + 14. Japonia insularis (Moellendorff, 1901) +

15. Japonia sp. +

16. Platyraphe vatheleti Bavay et Dautzenberg, 1903 + +

17. Pterocyclos danieli (Morelet, 1886) + + 18. Scabrina tonkiniana (Mabille, 1887) + +

4- Diplommatinidae Pfeiffer, 1856

19. Diplommatina mesageri Ancey, 1903 + +

5- Helicinidae Ferussac, 1822

20. Aphanoconia hugerfordiana halongensis (Wagner, 1909) +

6- Pupinidae Pfeiffer, 1853

21. Pupina anceyi (Bavay et Daut.,1899) + + 22. Pupina artata (Benson, 1856) + 23. Pupina brachysoma (Bavay et Daut., 1903) + 24. Pupina dorri (Dautzenberg, 1893) + 25. Pupina exclamations (Mabille, 1887) +

NEOTAENIOGLOSSA Haller, 1882

7- Assimineidae H. Adams & A. Adams, 1856

26. Assiminea fracoisi Dautzenberg et Fischer, 1905 +

8- Littorinidae (Children, 1834)

27. Cremnoconchus messageri Bavay &Dautzenberg, 1900 +

9- Bithyniidae Gray, 1857

28. Bithynia fuchsiana (Mollendorff, 1888) + 29. Bithynia misella Gredler, 1884 + 30. Parafossarulus striatulus (Benson, 1842) +

10-Thiaridae Gill, 1871 (1823)

31. Thiara scabra (Muller, 1744) + 32. Melanoides tuberculatus (Muller, 1774) + 33. Tarebia granifera (Lamarck,1822) +

11-Stenothyridae Tryon, 1866

34. Stenothyra messageri (Bavay & Dautzenberg, 1900) + + + + 35. Stenothyra divalis (Gould, 1859) +

36. Stenothyra sp. +

PULMONATA Cuvier, 1814

BASOMMATOPHORA Keferstein in Bronn, 1864

12-Lymnaeidae Rafinesque, 1815

37. Lymnaea swinhoei Adams, 1866 +

13-PlanorbidaeRafinesque, 1815

38. Gyraulus convexiusculus (Hutton, 1849) + 39. Hippeutis umbilicalis (Benson, 1836) +

STYLOMMATOPHORA A. Schmidt, 1855

14-Hypselostomatidae Zilch, 1959

40. Boysidia paviei Bavay et Dautzenberg, 1912 +

15-Achatinellidae Gulick, 1873

41. Elasmias manilense (Dohrn, 1863) +

16-Achatinidae Swainson, 1840

42. Achatina fulica Bowdich, 1822 +

17-Subulinidae Fischer & Crosse, 1877

43. Allopeas clavulinum (Potier & Michaud, 1838) + 44. Allopeas crassula Benson, 1836 + 45. Allopeas subula (Crosse et Fischer, 1863) + 46. Allopeas gracile (Hutton, 1834) + 47. Allopeas layardi Benson, 1863 + 48. Opeas pyrgula Schmacker & Boettger, 1891 +

18-Streptaxidae Gray, 1860

49. Haploptychius blaisei (Dautzenberg et Fisher, 1905) + +

19-Euconulidae H. B. Baker, 1928

50. Kaliella subelongata Bavay et dautzenberg, 1912 + 51. Kaliella haiphongensis Dautzenberg, 1893 + 52. Kaliella microconus(Mousson, 1865) +

53. Kaliella scandens (Cox, 1871) + +

20-Ariophantidae Godwin-Austen, 1888

54. Macrochlamys despecta (Mabille, 1887) + + 55. Sivella montana (Mollendorff, 1901) + 56. Sivella paviei (Morlet, 1884) + + 57. Sivella latior (Bavay et Dautzenberg, 1908) + 58. Teraia contempta (Bavay et Dautzenberg, 1908 + +

21-Bradybaenidae Pilsbry, 1934

59. Bradybaena jourdyi (Morelet, 1886) + + 60. Bradybaena similaris (Rang, 1831) + 61. Chalepotaxis infantilis (Gredler 1884) +

22-Camaenidae Pilsbry, 1895

62. Camaena duporti (Bavay et Dautzenberg, 1908) + + 63. Camaena vayssierei (Bavay et Dautzenberg, 1903) + + 64. Camaena massiei (Morlet, 1891) + 65. Ganesella coudeini (Bavay et Dautzenberg, 1900) + +

EUPULMONATA Haszprunar & Huber, 1990

23-Ellobiidae L. Pfeiffer, 1854

66. Cassidula aurismidae Linnaeus, 1758 +

Tổng 42 24 16 8

Ghi chú: +: thể hiện sự có mặt của loài; (1): Rừng tựnhiên trên núi đá vôi; (2): đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà; (3): mương, rãnh; (4): ao

Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc các taxon Thân mềm Chân bụng tại KVNC Viviparidae Ampullariidae Cyclophoridae Diplommatinidae Helicinidae Pupinidae Assimineidae Littorinidae Bithyniidae Thiaridae Stenothyridae Lymnaeidae Planorbidae Achatinidae Ariophantidae Bradybaenidae Camaenidae Streptaxidae Subulinidae Euconulidae Hypselostomatidae Ellobiidae Neotaenioglossa Architaenioglossa Littorinimorpha Basommatophora Stylommatophora Eupulmonata PULMONATA GASTROPODA PROSOBRANCHIA Achatinellidae

3.1.2 Cu trúc thành phn loài Thân mm chân bng ti khu vc nghiên cu

Do yêu cầu của đề tài nghiên cứu thành phần loài Thân mềm Chân bụng bao gồm cả môi trường trên cạn và dưới nước ở khu vực núi đá vôi. Vì vậy danh sách loài được trình bày bao gồm cảở thủy vực và trên cạn.

Bậc phân lớp

Phân lớp Mang trước: 36 loài (chiếm 54,55% tổng số loài) và 1 phân loài, thuộc 3 bộ, 11 họ, 19 giống (Bảng 3.2). Trong phân lớp Mang trước có: 19 loài (chiếm 28,79% tổng số loài) thuộc 2 họ Cyclophoridae, Diplommatidae, Helicinidae và Pupinidae ở phân lớp Mang trước sống ở cạn. 17 loài (chiếm 25,76% tổng số loài) thuộc các họ còn lại sống ở nước như: Viviparidae, Ampullariidae.

Phân lớp Có phổi: 30 loài (chiếm 45,45% tổng số loài), thuộc 12 họ, 18 giống, 3 bộ (Bảng 3.2). Trong phân lớp Có phổi: 3 loài 2 họ Lymnaeidae và Planorbidae thuộc phân lớp Có phổi nhưng sống ở môi trường nước. Còn lại (27 loài, chiếm 40,91% tổng sốloài) đều gặp ở môi trường trên cạn.

Sốlượng loài của phân lớp Mang trước chiếm tỷ lệ cao hơn phân lớp Có phổi, mức độ đa dạng bậc giống của phân lớp Mang trước nhiều hơn so với phân lớp Có phổi (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Sốlượng, tỷ lệ các taxon của các phân lớp TMCB tại KVNC

Phân lớp Bộ Họ Giống Loài

n n% n n% n n% n n%

Prosobranchia (Mang trước) 3 50 11 47,83 19 51,35 36 54,55 Pulmonata (Có phổi) 3 50 12 52,17 18 48,65 30 45,45

Tổng 6 100 23 100 37 100 66 100

Bậc bộ

Trong 6 bộ phát hiện được tại khu vực nghiên cứu, phong phú nhất là bộ Stylommatophora với 9 họ chiếm 39,13% tổng số họ, gồm: Achatinellidae,Achatinidae, Ariophantiddae, Bradybaenidae, Camaenidae, Euconulidae, Streptaxidae, Subulinidae, Hypselostomatidae; 14giống chiếm 39,47% tổng số giống gồm: Achatina, Elasmias, Macrochlamy, Sivella, Teraia, Bradybaena, Chalepotaxis, Camaena, Ganesella, Kaliella, Haploptychius, Allopea, Opeas, Boysidia; 26 loài chiếm 39,39% tổng số loài (Bảng 3.3, Hình 3.1).Kém đa dạng nhất là bộEupulmonata có 1 họchiếm 4,35% tổng số họ, 1 giống chiếm 2,7% tổng số giống và 1 loài chiếm 1,52% tổng số loài, Ellobidae là một họ rất đa dạng sống ở môi trường cạn ven biển, nay gặp ở núi đá vôi Thanh Liêm chứng tỏ từ xa xưa nơi đây là môi trường nước mặn.

Bảng 3.3: Sốlượng, tỷ lệ các taxon của các bộ TMCB tại KVNC STT Bộ Họ Giống Loài N n% N n% n n% 1 Stylommatophora 9 39,13 14 37,84 26 39,39 2 Architaenioglossa 6 21,74 11 29,73 25 37,88 3 Neotaenioglossa 4 17,39 7 18,92 8 12,12 4 Basommatophora 2 8,70 3 8,11 3 4,55 5 Littorinimorpha 1 4,35 1 2,70 3 4,55

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụng (gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 25)