Đặc điểm phân bố Thân mềm Chân bụngtại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụng (gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 48 - 94)

3. Nôi dung nghiên cứu

3.1.3 Đặc điểm phân bố Thân mềm Chân bụngtại khu vực nghiên cứu

Dựa vào điều kiện tựnhiên, đặc điểm thảm thực vật, mức độtác động của con người có thể chia KVNC thành các sinh cảnh: Rừng tự nhiên; đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà; mương, rãnh; ao

a. Đặc điểm phân b Thân mm Chân bng ti khu vc nghiên cu

Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi: Sinh cảnh này xa nơi dân cư sinh sống, chưa hoặc ít bị tác động của con người. Núi đá vôi được hình thành do các chuyển động kiến tạo và sau đó bị bào mòn do phong hóa, có đỉnh sắc nhọn và độ dốc gần như thẳng đứng. Rừng trên núi đá vôi có thể coi là dạng tài nguyên không tái tạo vì rất khó phát triển da thiếu cảđất lẫn nước. Khi đã bị hủy hoại rất khó phục hồi. Đất có nguồn gốc đá vôi, có độ kiềm lớn, ít chất dinh dưỡng nhưng phong phú canxi và magie. Nước mưa rút rất nhanh trên bề mặt địa hình dãn đến vùng núi đá vôi thường khô kiệt và khắc nghiệt., khi nước đọng lại trong các hốc đá thường khó thoát cùng với lá mục tạo nên chất hữu cơ trong các hốc.

Quần xã thực vật trên núi đá vôi có cấu trúc và thành phần loài khác với các quần xã khác. Thực vật thường là những cây xanh và cây rụng lá một mùa (độ cao không lớn chỉ từ 5 – 10m hoặc thấp hơn), thực vật mọc trên núi đá vôi thích nghi với điều kiện ít nước và ít chất dinh dưỡng, lượng canxi cao, rễ phải luôn sâu trong các kẽđá để lấy nước, lá bé và dầy để giảm thoát hơi nước.

Ở sinh cảnh này, đã xác định được 40 loài (chiếm 60,61% tổng số loài), 22 giống (chiếm 59,46% tổng số giống), 12 họ (chiếm 52,17% tổng số họ) (Bảng 3.7) (Hình 3.4). Trong đó, loài chiếm ưu thế là: Ganesella coudeini (n% = 19,69%), đứng thứ hai là loài Brady jourdyi (n% = 17,06%)(Phụ lục I).

Bảng 3.7: Độ phong phú của TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC STT Sinh cảnh Họ Giống Loài N n% n n% n n% 1 Rtn 12 52,17 22 59,46 40 60,61 2 Đtcnn & vn 10 43,49 20 54,05 24 36,36 Chú thích: n: Sốlượng; n%: Tỷ lệ %

Hình 3.4:Sốlượng họ, giống, loài TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC Sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà: Phân bố chủ yếu ở các khu vực có dân cư sinh sống, địa hình đặc trưng gần như bằng phẳng. Những khu vực hình thành do rừng bị khai phá lấy đất canh tác rồi bỏ hoang xuất hiện tràng cây bụi cỏthường lẫn với các tảng đá, độ che phủ từ 40-50%., thưa thớt. Tại sinh cảnh này, người dân thường trồng những cây ngắn ngày như na, hồng, rau gia vị,… hay trong vườn nhà thường trồng mít, với quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụnhư cầu thường ngày của người dân tại khu vực nghiên cứu. Trong sinh cảnh này xác định được 24 loài (chiếm 36,36% tổng số loài), thuộc 20 giống (chiếm 54,05%), 10 họ (chiếm 43,49%) (Bảng 3.7) (Hình 3.4). Trong đó loài chiếm ưu thế là: Brady jourdyi(n% =

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Rừng tự nhiên Đất trồng cây ngắn ngày, vườn nhà

Họ Giống

Bảng 3.8: Chỉ sốtương đồng (SI) của TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC

Sinh cảnh Rtn Đtcnn&vn

Rtn 1,00 0,58

Đtcnn&vn 0,58 1,00

Chỉ số SI ở sinh cảnh tự nhiên (rừng tự nhiên trên núi đá vôi) với sinh cảnh nhân tác (đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà) là 0,58 thể hiện mức độ sai khác rõ về thành phần loài giữa hai sinh cảnh. Từ số lượng, thành phần và chỉ số tương đồng, nhận thấy rằng: sinh rừng tự nhiên trên núi đá vôi không chịu nhiều sự tác động của con người nên có sốlượng cá thể lớn hơn, thành phần loài đa dạng hơn so với sinh cảnh chịu tác động từ con người. Những hoạt động của con người dù tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng đến số lượng, thành phần loài của TMCB ở mỗi khu vực.

Sinh cảnh mương, rãnh:Nguồn nước do nước tự nhiên chảy từ khe núi xuống, nước mưa ngưng đọng, mùn bã bị rửa trôi vì vậy nước trong, hệ sinh thái thủy sinh khá phát triển. Trong sinh cảnh này xác định được 17 loài (chiếm 25,75% tổng số loài), thuộc 14 giống (chiếm 37,84% tổng số giống), 9 họ (chiếm 39,13% tổng số họ) (Bảng 3.9)(Hình 3.5). Chiếm ưu thế là: Angulyagra boettgeri(n%= 29,63%) (Phụ lục I)

Bảng 3.9: Độ phong phú của TMCB dưới nước trong các sinh cảnh tại KVNC

STT Sinh cảnh Họ Giống Loài

n n% n n% n n%

1 Mương, rãnh 9 39,13 14 37,84 17 25,75

2 Ao 5 21,74 5 13,51 7 10,61

Hình 3.5: Độ phong phú của TMCB nước ngọt trong các sinh cảnh tại KVNC

Sinh cảnh Ao: là sinh cảnh do con người tạo ra. Trong sinh cảnh phát hiện được 7 loài (chiếm 10,61% tổng số loài), thuộc 5 giống (chiếm 13,51% tổng số giống), 5 họ (chiếm 21,74% tổng số họ) (Bảng 3.9), (Hình 3.5). Loài chiếm ưu thế là: Pomacea bridgesi(n% = 75%) (Phụ lục I)

Chỉ só SI của sinh cảnh mương, rãnh với sinh cảnh ao là 0,32 cho thấy ít nhiều mức độổn định của môi trường giữa hai sinh cảnh này (Bảng 3.10)

Bảng 3.10: Chỉ sốtương đồng của TMCB dưới nước giữa các sinh cảnh tại KVNC

Sinh cảnh Mương, rãnh Ao

Mương, rãnh 1,00 0,32

Ao 0,32 1,00

Từ bảng 3.10 và bảng 3.8 cho thấy chỉ sốtương đồng của các loài TMCB ở sinh cảnh dưới nước nhỏhơn so với TMCB trên cạn, có thể nhận định vùng chuyển tiếp

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Mương, rãnh Ao Họ Giống Loài

dưới nước (tức số lượng loài chung có mặt tại tất cả các sinh cảnh khác nhau trên cạn nhiều hơn số lượng loài chung có mặt tại tất cả các sinh cảnh khác nhau dưới nước)

Bảng 3.11: Độđa dạng (D) loài TMCB trong các sinh cảnh ở KVNC

Sinh cảnh Trên cạn Dưới nước

Rtn Đtcnn&vn Mương, rãnh Ao

Chỉ số D 0,91 0,85 0,81 0,42

Hình 3.6: Độđa dạng (D) loài TMCB trong các sinh cảnh ở KVNC

Từ những kết quả phân tích tại bảng 3.11 và hình 3.6 ta có thể nhận định: TMCB trong môi trường trên cạn đa dạng hơn môi trường dưới nước. Sự phân bố về loài trong các sinh cảnh đều tuân theo quy luật chung môi trường tự nhiên đa dạng hơn nhiều so với môi trường chịu sựtác động của con người. Sinh cảnh có chỉ sốđa dạng cao nhất là sinh cảnh tự nhiên (rừng tựnhiên trên núi đá vôi) (D = 0,91); thấp nhất là sinh cảnh nhân tác dưới nước (ao) (D = 0,42) (Bảng 3.11) (Hình 3.6).

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1

Rừng tự nhiên trên núi đá vôi Đất trồng cây ngắn ngày, vườn nhà Mương, rãnh

b. Mi quan h giữa đặc điểm phân b ca loài vi chất lượng môi trường ti khu vc nghiên cu

Thông qua việc đánh giá mức độ đa dạng và phân bố của Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu cũng đã bước đầu chỉ ra được mối quan hệ với chất lượng môi trường. Ta sẽ chia ra 2 sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu dựa vào mức độ tác động của con người.Sinh cảnh tự nhiên là sinh cảnh ít chịu tác động hay chịu tác động không liên tục từcon người (rừng tựnhiên trên núi đá vôi, mương rãnh), môi trường tại khu vực nghiên cứu có điều kiện sống phù hợp như thảm thực vật dày, độ mùn, độẩm cao, thời gian chiếu sáng cũng như sựtác động của con người là ít.Trên toàn địa điểm nghiên cứu, đây là những nơi có chưa có hoặc hoạt động khai thác đá chưa nhiều. Sinh cảnh nhân tác là sinh cảnh chịu tác động liên tục từcon người (đất trồng cây ngắn ngày vườn nhà và ao), điều kiện môi trường sống tại nơi đây không thuận lợi cho Thân mềm Chân bụng phát triển như thảm thực vật nghèo, độ mùn thấp, chịu ảnh hưởng trực tiếp và liên tục từ hoạt động của con người.

Kết quả cho thấy, trong số 1447 mẫu thu được tại khu vực nghiên cứu thì có 978 cá thể (chiếm 67,59 % tổng số mẫu thu được) được thu tại sinh cảnh tự nhiên và có 469 cá thể (chiếm 32,41% tổng số mẫu thu được). Mức độ đa dạng về họ, giống, loài cũng rất chênh lệch: tại sinh cảnh tự nhiên có 54 loài thuộc 35 giống, 20 họ; sinh cảnh nhân tác có 32 loài thuộc 23 giống, 18 họ. Có thể thấy được mức độ đa dạng sinh học của loài tỉ lệ thuận với điều kiện sống hay chính là chất lượng môi trường.

Loài chiếm ưu thế tại khu vực nghiên cứu của cả 2 sinh cảnh là: Ganesella coudeiniBrandynaena jourdyi. Trong đó, Brandynaena jourdyi là loài phân bố rộng, phần lớn sinh thái của chúng là rừng thưa và thấp, độẩm không cao nhưng lại được tìm thấy rất nhiều tại sinh cảnh tự nhiên (130 cá thể). Từđó ta có thể thấy rõ môi trường tự nhiên nơi đây chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi hoạt động của con người như: Xáo trộn môi trường sống tự nhiên do nổbom mìn đểkhai thác đá, chặt

Tại sinh cảnh nhân tác thu được loài thuộc họ (Ellobidae). Theo Vũ Tự Lập, 2001 đây là loài có nguồn gốc ven biển, thể hiện giai đoạn Tân kiến tạo (cách nay khoảng 65 triệu năm) tại cửa sông Hồng thông ra biển ở phía dưới Việt Trì. Như vậy, vào thời kỳ biển tiến vùng núi đá vôi Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam cũng là vùng ngập mặn (tương tựnhư vùng núi đá vôi Nho Quan –Cúc Phương).

3.2 Một số đặc điểm hình thái ngoài các loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực nghiên cứu

Dựa vào hình thái và kích thước vỏ có giá trị trong định loại nên phần tóm tắt các đặc điểm chính của vỏ giúp nhận dạng khi nghiên cứu ở vùng núi đá vôi Thanh Liêm phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. Trong mục này các loài TMCB trong danh lục bảng 3.1 được mô tả theo thứ tự bao gồm: Tên loài, tài liệu gốc (hoặc tài liệu dẫn), synonym, mẫu vật phân tích đểđịnh loại, đặc điểm hình thái (hình dạng, chiều xoắn, màu sắc, cấu trúc miệng vỏ, lỗ rốn,…), kích thước, phân bố (ở Thanh Liêm, vùng khác của Việt Nam, trên thế giới) và nhận xét. Hình ảnh mẫu tại phụ lục IV.

Phân lớp PROSOBRANCHIA Edwards, 1848

Bộ ARCHITAENIOGLOSSA Haller, 1890

Họ Viviparidae J.E. Gray, 1847 1. Angulyagra duchieri (Fischer,1908) (Hình 1A)

Angulyagra duchieriĐặng Ngọc Thanh và cộng sự, 1980. Tr 458 - 459, hình 266.

Synonym: Paludina polyzonata var. duchieri Bavay et Dautzenberg, 1908,

Viviparus polyzonata duchieri Kobelt, 1909

Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ trung bình, vỏ rất dày, đỉnh nhọn, mặt vỏ màu nâu đen với các đường rất thô chạy song song với rãnh xoắn. Có 5 vòng xoắn, các vòng xoắn trên gồ cao, rãnh xoắn sâu, vòng xoắn cuối phình rộng. Vành miệng sắc, loe rộng, hình trái lê. Lớp sứ trụ rất dày, màu trắng đục. Lỗ rốn không rõ ràng.

Kích thước: H 14.5mm; D 10.5mm

Phân bố:

- KVNC: Thanh Thủy, Thanh Hải

- Việt Nam: Sông suối vùng Cao Bằng [26]

Nhận xét: Đây là loài phổ biến và chỉ thấy ở thủy vực Bắc Việt Nam [26], có tên địa phương là ốc vặn. Loài này có vị trí phân loại chưa ổn định. Có hình thái giống

Angulyagra polyzonatanhưng góc vành miệng hạ thấp.Mẫu thu ở ao vùng chân núi đá vôi của xã Thanh thủy, Thanh Hải nơi thường xuyên ngập nước.Mẫu có kích thước nhỏhơn so với mô tả của Đặng Ngọc Thanh (1980) (H 83mm; D24 mm).

2. Angulyagra boettgeri (Heude,1869) (Hình 1B)

Angulyagra boettgeri Đặng Ngọc Thanh và cộng sự, 1980. Tr 459, hình 267.

Synonym: Viviparous boettgeri Yen, 1939 , Sinotaia boettgeri Zilch, 1935

Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ trung bình; đỉnh vỏ tày, hình tháp tù thấp. Mặt vỏ xù xì, màu nâu đất, vỏ dày chắc, có nhiều đường vòng thô, chạy song song với rãnh xoắn. Có 5-5,5 vòng xoắn, các vòng xoăn dẹp phẳng, rãnh xoắn nông. Miệng vỏ hình tim , có góc ở quãng giữa vành miệng. Lớp sứ bờ trụ dày, màu nâu. Lỗ rồn không rõ ràng.

Kích thước: H 19mm; D 12.9mm

Phân bố:

- KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Hải - Việt Nam: Trung du và đồng bằng Bắc Bộ [26] - Thế giới: Trung quốc [26]

Nhận xét: Loài có hình thái giồng với Angulyagra duchieri, Angulyagra polyzonata nhưng đỉnh tày chứ không nhọn, vành miệng bo tròn không tạo góc như 2 loài

kia.Kích thước mẫu nhỏ hơn so với mô tả của Đặng Ngọc Thanh (1980) (H

24.5mm; D 17mm).

3. Angulyagra polyzonata (Frauenfeld, 1862) (Hình 1C)

Angulyagra polyzonata Đặng Ngọc Thanh và cộng sự, 1980. Tr 460, hình 269.

Synonym: Viviparus polyzonatus – Yen, 1939:38; Sinotaia polyzonata – Zilch, 1955

Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ trung bình, vỏ hình chóp, đỉnh nhọn, mặt vỏ có 3-6 vòng thô, màu xanh nâu. Có 6 vòng xoắn, các vòng xoắn gồ cao, lớn dần đều, rãnh xoắn sâu, vòng xoắn cuối phình rộng rõ rệt. Lỗ miệng gần tròn, hình thành góc ở giữa vành miệng. Lớp sứ bờ trụ dầy, lớn, màu trắng đục. Lỗ rốn nhỏ

Kích thước: H 24mm; D 15.3mm

Phân bố:

- KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải. - Việt Nam: Đồng bằng, trung du và vùng núi [26]

- Thế giới: Trung Quốc (Hoa Nam) [26]

Nhận xét: Có hình thái giống Angulyagra duchierinhưng vòng xoắn trên vành miệng phồng hơn, góc vành miệng của Angulyagra polyzonataở giữa. Mẫu phân bố rộng thu được ở cả 4 xã. Kích thước mầu phù hợp so với kích thước mẫu của Đặng Ngọc Thanh (1980) (H 24mm; D 16mm).

4. Sinotaia aeruginosa (Reeve, 1863)(Hình 1D)

Angulyagra polyzonata Đặng Ngọc Thanh và cộng sự, 1980. Tr 465, hình 275.

Synonym: Paludina quadrata var aeruginosa Dautz et Fischer, 1905; Viviparus quadratus aeruginosa Yen, 1939;Sinotaia quadrata aeruginosa Zilch, 1955.

Đặc điểm hình thái: Ốc kích thước trung bình, mặt vỏ có màu xanh vàng , có khía dọc và 3 đường chỉ nâu song song. Có 5,5 - 6 vòng xoắn, các vòng xoắn đầu ít lồi,

rãnh xoắn nông, vòng xoắn cuối phình ra ở phần nửa dưới. Miệng vỏ tròn, vành miệng sắc, liên tục. Lớp sứ bờ trụ mỏng. Lỗ rốn nhỏ, rõ.

Kích thước: H 21.8mm; D 14mm

Phân bố:

- KVNC: Thanh Hải

- Việt Nam: Đồng bằng, trung du và vùng núi Bắc Bộ [26] - Thế giới: Trung Quốc (Hoa Trung và Hoa Nam) [26]

Nhận xét: Loài có hình thái gần giống Angulyagra boettgeri nhưng vỏ mịn không tạo khía thô chạy song song với vòng xoắn như Angulyagra boettgeri. Kích thước mẫu nhỏhơn so với kích thước mô tả của Đặng Ngọc Thanh (1980) (H 26.1mm;D

20mm). Loài này thường được gặp ở ao, hồ, ruộng vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Họ Ampullariidae Gray, 1824 5. Pomacea canaliculata (Lamarck, 1822) (Hình 1E)

Ampullaria canaliculata Lanmarck, 1822: Hist. Nat. Ani. Ver., 6: 178 [42]

Synonym: Pomacea immerse (Reeve, 1856)

Đặc điểm hình thái: Ốc kích thước lớn, vỏ mỏng, mập tròn, màu nâu đen. Tháp ốc cao. Có 5 - 6 vòng xoắn, rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối phình to chiếm 4/5 chiều cao vỏ. Miệng vỏ rộng hình bầu dục, lỗ rốn rộng và sâu, lớp sứ bờ trụốc phát triển. Nắp miệng mỏng.

Kích thước: H 51.4mm; D 45mm

Phân bố:

- Thế giới: Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á

Nhận xét: Tên địa phương là ốc bươu vàng, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam và Đông Nam Á. Loài này di nhập vào nước ta vào những năm 80, sau đó nhanh chóng phát tán ra cả nước, trở thành nạn dịch “Ốc bươu vàng” phá hoại lúa ở nhiều địa phương. Chúng đẻ trứng thành từng đám, màu tím hồng, bám trên thân, lá các cây thực vật ngập nước. Mẫu có kích thước mẫu phù hợp so với mô tả gốc (H 52mm;D

47mm)

6. Pomacea bridgesi (Reeve,1856) (Hình 1F)

Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước lớn, vỏ tròn, rộng ngang; mặt vỏ màu vàng ,nâu sẫm. Tháp ốc thấp. Rãnh xoắn không sâu, có 5-6 vòng xoắn, vòng xoắn cuối phình to. Miệng vỏ rộng, tròn, cao khoảng 3/5 chiều cao vỏ ốc, góc tạo từ gốc lỗ miệng thẳng ngang (vuông góc). Lỗ rốn rộng và sâu, lớp sứ bờ trụ phát triển. Nắp miệng dày.

Kích thước: H 76.1mm; D 72.6mm

Phân bố:

- KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải - Việt Nam: Toàn quốc

- Thế giới: Nam Mỹ, Đài Loan, Đông Nam Á

Nhận xét: Pomacea canaliculata, Pomacea bridgesi có hình thái khá giống nhau, nhưng Pomacea bridgesi có góc tạo từ rãnh xoắn cuối với vành miệng rộng hơn(vuông hoặc tù) còn Pomacea canaliculata; màu sắc vỏ thường nâu đen ởPomacea canaliculata, vàng nâu ở Pomacea bridgesi.

Họ Cyclophoridae Gray, 1874 7. Cyclophorus cambodgensis Morlet, 1884 (Hình 2A)

Cyclophorus (Litostylus) cambodgensis L. Morlet, in: J. de Conchyl. 1884 vol. 32 p. 388 t 11 fig. 3 [43]

Synonym: Helix (Nanina) cambodgensis Reeve, 1863; Cyclophorus (Litostylus) cambodjensis Kobelt & Mollendorff, 1897

Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước lớn. Tháp ốc thấp, vỏ dày, hình cầu, xoắn phải, màu nâu sẫm, Có 51/

2 vòng xoắn, rãnh xoắn rõ nét, vòng xoắn cuối có gờ lớn và các dải màu nâu đen. Vảnh miệng cuộn dày không liên tục. Miệng vỏ không che hết lỗ rốn. Lỗ rốn rộng sâu.

Kích thước: H 29.9mm; D 41.5mm

Phân bố:

- KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải

- Việt Nam: Hòa Bình, Lạng Sơn, Ninh Bình,Thanh Hóa Quảng Ninh, Đồng Nai,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụng (gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 48 - 94)