3. Nôi dung nghiên cứu
3.3.3 Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụngtại khu vực
Hiện tại các loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam vẫn ở mức đa dạng cao so với các khu vực lân cận. Căn cứ vào các nhân tố đe dọa, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu, từ đó xin đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng nơi đây:
Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng
Để bảo tồn và phát triển loài TMCB trước hết cần bảo vệ điều kiện sống cũng như chất lượng môi trường của chúng, những hoạt động khai thác đá, phát triển kinh tế xã hội, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm nương rẫy của con người làm giảm đa dạng sinh học của TMCB, tuy nhiên những hành động này là vô thức, không có chủ ý bởi con người nơi đây chưa có hiểu biết nhiều về loài Thân mềm Chân bụng. Muốn bảo tồn đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng việc giúp người
dân địa phương và cán bộ có liên quan tiếp cận được nhưng kiến thức từ đơn giản nhất về Thân mềm Chân bụng là cần thiết nhất hiện nay.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ chính quyền các cấp:Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức vềđa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng và bảo tồn thiện nhiên: đào tạo cán bộ có năng lực, có trình độ để truyền đạt các thông tin cần thiết nhằm nâng cao nhận thức về Thân mềm Chân bụng nói riêng và đa dạng sinh học nói chung cho các đối tượng làm công tác quản lý có liên quan đến tài nguyên sinh vật, người dân địa phương.
Giáo dục nâng cao nhận thức cho quần chúng, nhân dân: Giúp người dân hiểu giá trị của TMCB đem lại đối với đời sống hàng ngày của họ làm thay đổi hành vi, thói quen sử dụng và khai thác tài nguyên Thân mềm Chân bụng cũng như có hành động bảo tồn các hệ sinh thái của người dân, đặc biệt đối với thanh, thiếu niên. Thông qua các hình thức như: mở các chuyên mục truyền thông về đa dạng và giá trị của Thân mềm Chân bụng cho nhân dân thông qua các phương tiện như phát thanh; tổ chức các đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức.
Tăng cường hoạt động nghiên cứu
Những nghiên cứu chuyên sâu giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng và cho phép quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên Thân mềm Chân bụngtại khu vực nghiên cứu
- Nôi dung các nghiên cứu nên tập trung vào đặc điểm phân bố, tình trạng các quần thể, khả năng chống chịu và thích ứng với mức độ ô nhiễm môi trường, tác động từ các loài ngoại lai, xâm lấn đối với Thân mềm Chân bụng
- Nâng cao năng lực nghiên cứu và nhận thức về giá trị thực tiễn và lý luận tầm trọng trong sinh thái của Thân mềm Chân bụng bằng hoạt động điều tra khảo sát trong cộng đồng dân cư, các loài phân bố hẹp, loài còn thiếu dữ liệu.
- Mở các lớp huấn luyện về các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật nông lâm nghiệp, chăn nuôi giúp giảm sự sử dụng bừa bãi tràn lan thuốc bảo vệ diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật
- Chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao cho cộng đồng trong sản xuất và chăn nuôi
Bảo vệmôi trường sống
Khai thác đá vôi làm mất cảnh quan và môi trường sống của nhiều loài động thực vật. Cần phải đảm bảo sự cân băng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học. Mặc dù hiện trang môi trường tại khu vực núi đá vôi rất được chính quyền địa phương quan tâm nhưng về khía cạnh đa dạng sinh học thì chưa được chú ý nhiều. Cần có những đầu tư cho công tác bảo tồn ÐDSH đó chính là đầu tư cho xã
hội và phát triển bền vững
Nhân nuôi một số loài có giá trị kinh tế
Những loài ốc cạn đã được khai thác và sử dụng phổ biến tại huyện Thanh Liêmvới mô hình nuôi ốc núi đã được áp dụng tại nhiều khu vực như núi Bà Đen, núi Linh Sơn Trang Hòa Bình, phù hợp với điều kiện sống của người dân tại huyện Thanh Liêm vừa giúp bảo tồn đa dạng sinh học TMCB vừa có thể cải thiện đời sống của người dân.
Mô hình nuôi ốc:
- Vườn nuôi ốc: Có mái che (tốt nhất sử dụng mái lá giúp ngăn chặn nắng nóng vào mùa hè, sương muối vào mùa đông), xung quanh làm bằng lưới kim loại có mắt lưới nhỏ giúp tránh những loài thiên địch như chuột và kiến
- Trong vườn rải lớp đất nền là lá cậy mục, đất mùn, đất có hàm lượng chất hữu cơ cao. Trước khi thảốc cần đào xới đất tạo độ thông thoáng
Ưu điểm: Vốn đầu tư thấp phù hợp với điều kiện sống của người dân.Trong môi trường nhân tạo, ốc núi vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường, chúng ăn được các loại rau xanh, chúng ta có thể tận dụng rau vụn sử dụng hàng ngày làm thực phẩm cho ốc. Do dựa vào quy trình sinh sản, phát triển, thức ăn tự nhiên vì thế chất lượng ốc vẫn giữ nguyên
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu thu lượm các loài Thân mềm Chân bụng ở nước và ở cạn thuộc vùng núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, các kết luận sau đã được rút ra:
1. Đã xác định được 66 loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu thuộc 37 giống, 23 họ, 6 bộ, 2 phân lớp. Phân lớp Mang trước (Prosobranchia) có 36 loài trong 19 giống, 11 họ, 3 bộ (chiếm 54,55 % tổng số loài). Phân lớp Có phổi (Pulmonata) có 30 loài trong 18 giống, 12 họ, 3 bộ (chiếm 45,45% tổng số loài). Cyclophoridae là họ đa dạng nhất với 12 loài chiếm 18,18% tổng số loài. Loài ưu thế là Bradybaena jourdy – là loài phân bố rộng gặp trong các sinh cảnh nhân tác và tự nhiên.
2. Đánh giá về đa dạng sinh học có thể nhận thấy rằng: Khu hệ Thân mềm Chân bụng vùng núi đá vôi Thanh Liêm tương đối đa dạng về các bậc phân loại, có hầu hết các họđã gặp ở Việt Nam. Tỷ lệ các loài sống trên cạn phong phú, chiếm tới 69,69% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu. Các loài sống dưới nước chiếm tỷ lệ thấp 30,30% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu.
3. Đặc trưng phân bố của Thân mềm Chân bụng trên cạn ở sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi chiếm tỷ lệ lớn 60,61% loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu; sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà chiếm 36,36% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu. Ở nước, sinh cảnh mương, rãnh chiếm 25,75% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu; sinh cảnh ao chiếm 10,61% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu. Sự phân bố về loài trong các sinh cảnh đều tuân theo quy luật chung: môi trường tựnhiên đa dạng hơn so với môi trường chịu nhiều tác động của con người.
4. Các loài thuộc giống: Cyclophorus, Camaena, Angulyagra có kích thước lớn đã và đang được khai thác sử dụng làm nguồn thực phẩm của người dân địa phương. Ngoài ra còn có các loài thuộc giống Achatina, Pomacea được người dân sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
5. Cần đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường tuyên truyền, thực hiện thêm những nghiên cứu chuyên sâu giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng để có thể phát triển bền vững. Mô hình nuôi ốc cạn bằng rau vụn không chỉ bảo tồn được Thân mềm Chân bụng tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam nói riêng mà còn giúp ổn định hơn sinh kế với nguồn vốn đầu tư phu hợp với điều kiện sinh sống của người dân địa phương nơi đây.
2. Kiến nghị
- Cần tuyên truyền , giáo dục cho người dân địa phương về tầm quan trọng , ý thức bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng để đảm bảo môi trường cho các loài ốc cạn ởvùng núi đá vôi nhằm phát triển bền vững.
- Nên quy hoạch các đại điểm khai thác đá vôi làm nguyên liệu cho công nghiệp và khu vực bảo vệđa dạng sinh học các loài ốc cạn.
- Giữmôi trường nước không ô nhiễm cho các loài ởnước tồn tại và phát triển - Gây nuôi các loài có giá trị kinh tế nhằm tăng thu nhập cho người dân địa phương và bảo tồn các loài có giá trị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Winston F. Ponder, David R. Lindberg, (2008). Ponder, W.F. and Lindberg, D.R., biên tập. Phylogeny and Evolution of the Mollusca. Berkeley: University of California Press. tr. 481
2. Vermeulen, J.J. and Maassen, W. J. M. 2003. The non-marine mollusk fauna of the Pu Luong, Cuc Phuong, Phu Ly and Ha Long regions in northern Vietnam. Report of a survey for the Vietnam Programme of FFI: pp. 1-35. 3. Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Quý Tuấn và Hoàng Đức Đạt(2005).Dẫn liệu về
hai loài ốc núi ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh,những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sự sống, nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 126-129.
4. Nguyễn Võ Hinh, (2005).Ốc nước ngọt và bệnh sán là, http://www.impe- qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1068&ID=671 , 2018
5. Bouchet P. & Rocroi J.-P. (Ed.); Frýda J., Hausdorf B., Ponder W., Valdes A. & Warén A,2005. Classification and nomenclator of gastropod families,
Malacologia: International Journal of Malacology, 47(1-2) 6. Lê Văn Khoa (2007).Chỉ thị sinh học môi trường. Nxb Giáo dục.
7. Fischer, P. and Dautzenberg, P. H., (1891), Catalogue et distribution geographique des mollusques terrestres, fluviatilies et marins d’une partie de l’Indo-Chine (Siam, Laos, Campodge, Cochinchine, Annam, Tonkin), Autun,
pp. 1- 186.
8. Crosse, H. and Fischer, P., (1863a). Description d’especes nouvelles de Poulo Condorr (Conchinchine), Journal de Conchyliologie, 11, pp. 269-273.
9. Crosse, H. and Fischer, P., (1864). Faune malacologique de Cochinchine, Premier supplement, Journal de Conchyliologie, 12, pp. 322-338.
10.Mabille, J. and Le Mesle G., (1866), Observation sur la faune malacologique de la Cochinchine et du Cambodje, comprenant la description des especes nouvelles, Journal de Conchyliologie, 14, pp. 117-138.
11.Đặng Ngọc Thanh, 2008, Tình hình và kết quảđiều tra thành phần loài ốc cạn ở Việt Nam hiện nay, tạp chí sinh học, 30(4): 1-15.
12.Schileyko, A.A. (2011). Check-list of land pulmonata mollusks of Vietnam (Gastropoda: Stylommatophora), Ruthenica, Vol. 21(1), pp. 1-68.
13.Đỗ Văn Nhượng và Ngô Thị Minh (2011). Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố ốc cạn (Gastropoda) ở Núi Voi, huyện An Lão, Hải Phòng, tạp chí Sinh học, tập 33 (2), tr. 40-48.
14.ĐỗVăn Nhượng và Nguyễn ThịLan Phương (2011). Dẫn liệu bước đầu vềốc cạn (Gastropoda) ở thôn Rẫy, xã Quyết Thắng, tỉnh Lạng Sơn,báo cáo khoa
học về Sinh thái và Tài nguyên môi trường, hội nghị khoa học toàn quốc lần
thứ 4 (21/10/2011), tr.246-249.
15.ĐỗVăn Nhượng và Trần Thập Nhất (2012). Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở khu vực thành phố Sơn La, tạp chí khoa học
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 99-109.
16.Đỗ Văn Nhượng và Đinh Thị Dung (2012). Dẫn liệu vềốc (Gastropoda) trên cạn khu vực Tây Trang, tỉnh Điện Biên,tạp chí Sinh học, 34 (4), tr. 397- 404. 17.Đỗ Đức Sáng và ĐỗVăn Nhượng (2013). Dẫn liệu vềốc (Gastropoda) ở cạn
khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La, báo cáo khoa học về Sinh thái và
Tài nguyên môi trường, hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5(18/10/2013),
tr.645-660
18.Đỗ Đức Sáng và Đỗ Văn Nhượng (2014). Dẫn liệu về ốc (Mollusca: Gastropoda) dọc sông Đà, đoạn từ Sơn La tới Hòa Bình,tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 30 (3), tr. 27-36.
19.Nguyễn Văn Bé (2015). Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố
của ốc cạn (Mollusca: Gastropoda) ở các đảo thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh
Kiên Giang, luận văn thạc sỹ, Đại học Cần Thơ.
20.Đỗ Văn Nhượng, Nguyễn Thanh Tùng và Võ Văn Bé Hai (2012). Dẫn liệu bước đầu về ốc cạn (Gastropoda) ở Nam Bộ, Việt Nam, báo cáo khoa học về
21.ĐỗVăn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Khổng Thúy Anh (2010). Dẫn liệu bước đầu về ốc cạn (Gastropoda) ở xóm Dù, Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, tạp chí Sinh học, tập 32 (1), tr. 13-16.
22.Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Nguyễn Thị Cậy và Trần Thập Nhất (2012). Ốc cạn (Gastropoda) ở vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, tạp chí Sinh học, tập 34 (3), tr. 317-322.
23.Lê Hoàng Yến (2018). Thành phần loài và đặc điểm phân bố Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn ở phân khu phục hồi sinh thái phía Đông
Vườn Quốc gia Cúc Phương, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội.
24.Đỗ Đức Sáng (2016).Khu hệ Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn tỉnh
Sơn La, luận án tiến sĩ Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
25.Fischer, P. and Dautzenberg, P. H. (1891). Catalogue et distribution geographique des mollusques terrestres, fluviatilies et marins d’une partie de l’Indo-Chine (Siam, Laos, Campodge, Cochinchine, Annam, Tonkin), autun, pp. 1- 186.
26.Đặng Ngọc Thanh (1980). Định loại Động vật không xương sống Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 440 – 482.
27.Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải và Dương Ngọc Cường (2004). HọỐc Vặn (Viviparidae-Gastropoda) ở Việt Nam, tạp chí Sinh học, 26(2), tr. 1-5.
28.Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2010). Ba loài ốc nước ngọt mới thuộc giống Stenothyra (Stenothyridae- Mesogastropoda) ở Việt Nam, tạp chí Sinh học , 32(2), tr. 1-6.
29.Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2011). Hai loài ốc nước ngọt mới thuộc phân họ Triculinae– Pomatiopsidae ở vùng núi phái Bắc Việt Nam, tạp chí Sinh học, 31(1), tr. 17-23.
30.Đỗ Văn Nhượng và Trần Thị Ngọc Ánh (2014). Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) thủy sinh khu vực Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội, tạp chí khoa học, Hà Nội 59(4), tr. 3-11.
31.Bavay et Dautzenberg (1912). Description de Coquilles nouvelles de L’indo- Chine, Journal de Conchyliologie, 60, pp. 1-54.
32.Fischer, H. And Dautzenberg, P,H. (1904). Catalogue des mollusques terrestres et fluviatiles de l’Indo-Chine orientale cities jusqu’a ce jour In: Mission Pavie, Etudes diverses, 3, pp. 1-61.
33.Dautzenberg, P. H. And Fischer, H. (1905). Liste des mollusques récoltes par M. Le Fregate Blaise au Tonkin, et description d’especes nouvelles, extrait du Journal de Conchyliologie, 53, pp. 85-234, 343-471.
34.Dautzenberg, P. H. And Fischer, H. (1908). Liste des mollusques récoltes par M. Le Fregate Blaise au Tonkin, et description d’especes nouvelles, extrait du Journal de Conchyliologie, 56, pp. 169-217.
35.Ponder, w. f. & lindberg, d. r. (1997): towards a phylogeny of gastropod molluscs: an analysis using morphological characters zoological journal of the linnean society, 119 83–265.
36.Kerb, C, J. (1989). Ecological Methodology, Harper and Row Publishers, New York. Pp. 654.
37.Simpson, E. H. (1949). Measurement of diversity, nature. 163: 688.
38. Sorensen, T. (1948). A method of establishing groups of equal amplitude in plant sociology based on similarity of species and its application to analyses of the vegetation on Danish commons, Kongelige Danske Videnskabernes Selskab. 5 (4): 1–34.
39.Phạm Thị Ngân (2017). Nghiên cứu thành phần loài Thân mềm Chân bụng ở cạn ở bốn xã của huyện Lạc Thủy, Hòa Bình, luận vănthạc sỹ, đại học Sư phạm Hà Nội.
40.Nguyễn Lân Hùng Sơn (2010).Đa dạng sinh học đất ngập nước, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội,
41.Đỗ Văn Nhượng, Đỗ Ngọc Huyền, Lưu Thị Thanh Hương (2014), Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) khu vực Tràng An cổ,
phạm Hà Nội, 59(4), tr. 106-113.
42.Lamarck, J. B. P. A. (1822). Histoire naturelle des animaux sans vertebres”, J. B. Bailliere, Libraire, Paris, 6, pp. 1 – 232.
43.Morlet L. (1884). Description de especes nouvelles de coquilles recueillies par M. Pavie au Cambodfge, Journal đe Conchyliologie, 32. Pp. 386-403. 44.Kobelt W. (1908). Die gedeckelten Lungenschnecken (Cyclostomacea). In:
Abbildungen nach der Natur mit Beschreibungen. Dritte Abteiling. Cyclophoridae I. Sytematisches Conchylien – Cabinet von Martini und Chemnitz.
45.Kobelt, W. (1902).Das Tiereich. Eine Zusammenstellung and Kennzeichnung der rezenten Teirfomen,Molusca: Cyclophoridae, Lief (16), Berlin, pp. 1-662.