Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụng (gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 29 - 32)

3. Nôi dung nghiên cứu

2.4.5 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Xử lý mẫu

Đối với mẫu chỉ còn lại vỏ, tiến hành rửa sạch đất bám xung quanh và trong vỏ, phơi khô hoặc sấy và bảo quản khô trong túi nilon, hộp nhựa.

Đối với mẫu sống, rửa sạch bằng nước, sau đó định hình và bảo quản mẫu trong cồn 70o

Những mẫu có kích thước bé cần bảo quản trong ống nhựa nhỏ tránh vỡ nát và mất mẫu.

Phân tích và định loại

Theo Vermeulen (2003), vỏ ốc đủ các dấu hiệu để phân biệt giữa các loài. Các đặc điểm hình thái và kích thước của vỏốc được phân tích và so sánh làm căn cứđể sắp xếp các taxon ở các bậc phân loại khác nhau.

Phân loại Thân mềm Chân bụng chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái và kích thước của vỏ: hình dạng, màu sắc, số vòng xoắn, rãnh xoắn, đỉnh vỏ, miệng vỏ,...số đo được đo bằng thước kẹp Palme, mẫu có kích thước béđược đo bằng trắc vi thị kính

Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo vỏốc cạn Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo vỏốc nước C hi u cao

Một số thuật ngữđược dùng trong định loại và mô tảđặc điểm các loài: + Đỉnh vỏ (apex): Phần đầu tiên hình thành vỏ

+ Các vòng xoắn (spire):Tất cả các vòng xoắn của 1 vỏ (không bao gồm vòng xoắn cơ thể cuối cùng).

+ Rãnh xoắn (suture): Đường rãnh trên bề mặt vỏ, nối tiếp giáp các vòng xoắn với nhau.

+ Miệng vỏ (aperture): ở vòng xoắn cuối cùng và lối ra của đầu và chân + Tháp ốc (spiral): Là các vòng xoắn trong 1 vỏ cuộn lại đến đỉnh.

+ Trụốc (columella): trục cuộn của vỏ, tạo thành phần trước của môi trong + Lỗ rốn (umbilicus): Mở ra ở đáy của trụ ốc, khi trụ ốc rỗng được cuộn quanh trục

+ Nắp miệng (operculum): phần sừng hoặc canxi gắn vào chân; khớp với miệng vỏ

Một số qui ước về kích thước sử dụng cho phân tích và mô tả bao gồm: chiều cao (H), chiều rộng (D) được tính bằng milimet và đo bằng thước kẹp palme (mẫu có kích thước lớn, trung bình), trắc vi thị kính (mẫu có kích thước rất bé); sai số 0,1 mm (Hình 2.2), (Hình 2.3). Chiều cao vỏđược đo dọc theo trụốc (columella) đi qua đỉnh tới đáy miệng vỏ; chiều rộng vỏ là chiều rộng tối đa vuông góc với trụốc (theo Cox, 1960)

Theo cách phân chia về kích thước cơ thể của Đặng Ngọc Thanh [6], có thể sắp xếp các loài Thân mềm Chân bụng ở vùng nghiên cứu thành 4 nhóm như sau: + Nhóm kích thước rất bé (dưới 5mm)

+ Nhóm kích thước bé (từ5mm đến dưới 10mm) + Nhóm kích thước trung bình (từ 10 – dưới 30 mm) + Nhóm kích thước lớn (lớn hơn 30mm)

Đối với ốc ở cạn quá trình định loại dựa vào nguồn tài liệu mô tả gốc của các tác giả Bavay & Dautzenberg (1899-1912), Dautzenberg and Fischer (1904, 1905, 1908) và tài liệu tu chỉnh của Schileyko (2011) [12] [31] [32] [33] [34]

Đối với ốc nước ngọt phân loại mẫu theo hệ thống của Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2010[28]

Sắp xếp mẫu phân lớp Mang trước (Prosobranchia) theo Ponder & Linberg (1997) [35]. Mẫu thuộc phân lớp Có phổi (Pumonata) theo hệ thống phân loại của Schileyko (2011)[12].

Phần mô tảđặc điểm hình thái gồm có:

- Tên loài được đặt do mô tả gốc hoặc tu chỉnh

- Tài liệu dẫn: Sử dụng các tài liệu định loại như mô tả gốc và một số tài liệu hiệu chỉnh lại. Một số loài không có tài liệu gốc được tham khảo qua nguồn tài liệu thứ cấp

- Synonym: tên đồng vật

- Các đặc điểm hình thái: Hình thái của vỏ, số lượng vòng xoắn, rãnh xoắn, miệng vỏ, lỗ rốn, trụốc,…

- Kích thước: Chiều cao (ký hiệu là H), chiều rộng (ký hiệu D). Kích thước được tính bằng milimet (mm).

- Phân bố: Phân bố loài ở khu vực nghiên cứu, Việt Nam và Thế giới (nếu có) - Nhận xét (nếu có): Các đặc điểm sinh thái học, hình thái (so với mô tả gốc,

các loài cùng giống,…), phân bố của loài đó trong các sinh cảnh, phân bố rộng hay hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụng (gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 29 - 32)