Giá trị thực tiễn của Thân mềm Chân bụngtại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụng (gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 94)

3. Nôi dung nghiên cứu

3.3.1 Giá trị thực tiễn của Thân mềm Chân bụngtại khu vực nghiên cứu

Lớp Thân mềm Chân bụng có giá trị thực tiễn cao. Các loài Thân mềm Chân bụng được con người sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau như: làm thực phẩm, làm thuốc, thức ăn trong chăn nuôi, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, yếu tố chỉ thị môi trường,… Qua khảo sát giá trị các loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu, có thể khai quát giá trị của Thân mềm Chân bụng tại nơi đây như sau:

Giá trị thực phẩm: Qua điều tra phỏng vấn người dân địa phương về tình hình sử dụng các loài ốc cạn (phụ lục IIb), cho thấy những loài thuộc giống Cyclophorus,

Camaena, Angulyagra có kích thước lớn đã và đang được khai thác sử dụng làm nguồn thực phẩm.

Có 10 loài chiếm 15,15% tổng số loài phát hiện được ở khu vực này được người dân sử dụng làm thực phẩm là: ốc còi (Cyclophorus volvulus, Cyclophorus cambodgensis, Cyclophorus courbeti, Cyclophorus exaltatus); Camaena duporti,

Camaena vayssierei, Camaena massiei, ốc vặn (Angulyagra duchieri, Angulyagra boettgeri , Angulyagra polyzonata). Có 8 loài (chiếm 12,12 % tổng số loài) người dân nơi đây dùng trong chăn nuôi:ốc sên (Achatina fulica), Ốc bươu vàng

(Pomacea canaliculata, Pomacea bridgesi), Pupina anceyi, Pupina artata, Pupina brachysoma, Pupina dorri, Pupina exclamations. Các loài thuộc giống Pupina được người dân địa phương giã nhỏ trộn với thức ăn cho gia súc gia cầm nhằm tăng canxi cho vật nuôi.

Trong đó ốc núi (Cyclophorus, Camaena) được người dân ở đây cho rằng ốc núi mang nhiều vị thuốc do thức ăn của ốc núi chủ yếu là thảo mộc mọc hoang trên núi trong đó có cả những cây thuốc quý, giúp bồi bổ sức khỏe với tỷ lệ 100% số người được điều tra phỏng vấn(Phụ lục IIb).Theo Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), ốc núi là nguồn thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao [61].

Gây hại: Bên cạnh những giá trị thực tiễn đem lại, còn có những loài gây hại, phá họa cây trồng, mùa mạng theo khảo sát ý kiến người dân: Ốc sên (Achatina

fulica), Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata, Pomacea bridgesi). Ngoài ra còn có những loài người dân nhận biết hình dạng nhưng chưa có tên gọi riêng là:

Bradynaena similaris, Macrochlamys despecta. Những loài này đều có phân bố rộng, phát triển nhanh chóng, thích nghi với mọi điều kiện môi trường, dễ dàng bắt gặp tại sinh cảnh có dân cư sinh sống. Chúng ăn chồi cây, lá và búp non làm cho cây trồng không phát triển được.

Ngoài ra, dựa vào thành phần loài đã xác định được trong bảng 3.1, có 5 loài (chiếm 7,57% tổng số loài) là vật chủ trung gian thường gắn liền với các bệnh sán nhiễm qua đường thức ăn gây bệnh ở gan, phổi, ruột người và động vật tại khu vực nghiên cứu: ốc mút (Melanoides tuberculatus) là vật chủ trung gian của sán lá gan và sán lá phổi; các loài ốc Lymnaea swinhoei,Lymnaea viridis, Parafossarulus striatulus, Gyraulus convexiusculuslà vật chủ trung gian của sán lá gan [4]

Tình hình khai thác và sử dụng Thân mềm Chân bụng

Từ kết quả điều tra phỏng vấn, Thân mềm Chân bụng ở cạn có 1 số loài là đặc sản của khu vực này. Vì vậy các hoạt động thu bắt và buôn bán ốc diễn ra thường xuyên, bán phổ biến ở các khu chợ. Ốc núi thường được khai thác vào mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 hàng năm (phụ lục IIb). Người dân khu vực nghiên cứu tranh thủ những ngày mưa ốc ra nhiều đi lên núi bắt ốc về ăn hoặc nhanh chóng chuyển tới tay thương lái tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. Ốc núi không chỉ bán tại khu vực nghiên cứu với giá từ 35.000 - 55.000 đồng, giờ được vận chuyển lên những thành phố lớn bán với giá dao động từ 70.000 đồng/kg tại Hà Nội, và 100.000 - 250.000 đồng/kg tại thành phố Hồ Chí Minh.Theo chia sẻ từ người dân địa phương, do việc khai thác núi đá vôi ở đây phát triển mạnh mẽ ảnh hưởng tới môi trường sống của ốc cạn, ốc ngày càng khó kiếm hơn, nơi đây cũng chưa thấy có mô hình nghiên cứu nuôi ốc núi.

Đối với ốc nước ngọt, hoạt động buôn bán ở Thanh Liêm nhỏ lẻ, rải rác, trong các khu chợ có bán ốc vặn thuộc giống Angulyagra dùng làm thực phẩm, với giá bán 10.000 đồng/kg ốc (phụ lục IIb)

3.3.2 Các nhân tố đe dọa tới đa dạng Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu

Các nhân tố tự nhiên

Trong môi trường tự nhiên, hệ sinh thái đã biến không ngừng làm cho môi trường trở nên khắc nghiệt; biến đổi khí hậu: nhiệt độgia tăng, lượng mưa thay đổi thất thường hơn trở thành hiện tượng thường xuyên gây áp lực trực tiếp lên TMCB vồn cần độ ẩm và thảm thực vật để sinh sống và phát triển. Những yếu tốđó cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần loài thân mềm chân bụng có mặt tại khu vực nghiên cứu

Các hoạt động của con người

Để phục vụ cho lợi ích kinh tếtrước mắt, hoạt động khai thác đang diễn rầm rộ ở các dải đá vôi tại khu vực nghiên cứu. Qua việc điều tra phân tích, thu thập số liệu thì các tác động sau đây gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học TMCB như sau:

Bảng 3.10: Thống kê các cơ sở sản xuất, hoạt động ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại KVNC S T T Tên dự án Phạm vi khai

thác Quy mô Ảnh hưởng

1 Công ty Cổ phần Xi măng Vissai 3 Xã Thanh Tân Nhà máy sản xuất Xi măng có công suất thiết kế: 2 triệu tấn xi măng/năm với Tổng vốn đầu tư 3.000 tỷđồng Ô nhiễm không khí do vận chuyển, khai khác đá, khói xả từ các lò nung. Làm thu hẹp diện tích núi đá vôi 2 Công ty CP Vissai Hà Nam Xã Thanh Thủy Nhà máy sản xuất xi măng có công suất thiết kế: 1 triệu tấn xi măng/ năm với Tổng vốn đầu tư 2.000 tỷđồng. Ô nhiễm không khí do vận chuyển, khai khác đá, khói xả từ các lò nung. Làm thu hẹp diện tích núi đá vôi

3 Công ty cổ phần xi măng Kiện Khê Thị trấn Kiện Khê Dây chuyền sản xuất xi măng Kiện Khê 82.000 tấn /1 năm được bố trí trên một khu vực mặt bằng có diện tích 45.650 m2. Ô nhiễm không khí do vận chuyển, khai khác đá, khói xả từ các lò nung. Làm thu hẹp diện tích núi đá vôi 4 Nhà máy xi măng Thành Thắng Xã Thanh Nghị

Là nhà máy Xi măng Thanh Liêm. Dây chuyền số 2 nhà máy sản xuất Xi măng Thành Thắng được vận hành vào năm 2017, có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, trên diện tích mặt bằng 60 ha, với năng suất lò nung 6.000 tấn clinker/ngày Ô nhiễm không khí do vận chuyển, khai khác đá, khói xả từ các lò nung. Làm thu hẹp diện tích núi đá vôi 5 Nhà máy xi măng Xuân Thành Xã Thanh Nghị 2.500 tấn clinker/ngày, tương đương 16.000 tấn xi măng/ngày), có công suất 4,5 triệu tấn/năm là một trong những dự án lớn tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Ô nhiễm không khí do vận chuyển, khai khác đá, khói xả từ các lò nung. Làm thu hẹp diện tích núi đá vôi 6 Khai hoang Khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm Diện tích mở rộng theo từng năm Khai hoang, phá rừng tự nhiên để sử dụng, canh tác 7 Sử dụng thuốc bảo vệ thực ậ Khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm Sử dụng tràn lan thuốc diệt cỏ Hủy hoại thảm thực vật, một số loài động vật có kích thước

Hiện nay, khu vực vùng núi huyện Thanh Liêm chịu tác động rất lớn từ các hoạt động khai thác đá vôi để sản xuất xi măng. Hiện nay có 5 nhà máy xi măng đang hoạt động tại huyện Thanh Liêm: Hoàng Long, Thanh Thắng, Xuân Thành, 2 nhà máy xi măng Vissai Hà Nam, Kiện Khê. Việc ngày càng mở rộng các khu khai thác, nghiền sang và tuyến luyện đã phá hủy cảnh quan tự nhiên;chặt phá rừng lấy đất canh tác, sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật làm giảm độ che phủ, thu hẹp dần diện tích cư trú của các loài sinh vật hoang dã, mất dần thảm thực vật, nghèo kiệt nguồn thức ăn của sinh vật, với hậu quả cuối cùng là suy kiệt hệ sinh thái. Sự biến đổi về hình dạng địa hình, đặc biệt là sự hạ thấp độ cao của núi đá sau khai thác là nguyên nhân dẫn đến thay đổi khí hậu, hệ thống dòng chảy trên mặt đã tác động mạnh mẽđến điều kiện sống của các loài sinh vật. Mặc dù công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội

3.3.3 Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu khu vực nghiên cứu

Hiện tại các loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam vẫn ở mức đa dạng cao so với các khu vực lân cận. Căn cứ vào các nhân tố đe dọa, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu, từ đó xin đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng nơi đây:

Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng

Để bảo tồn và phát triển loài TMCB trước hết cần bảo vệ điều kiện sống cũng như chất lượng môi trường của chúng, những hoạt động khai thác đá, phát triển kinh tế xã hội, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm nương rẫy của con người làm giảm đa dạng sinh học của TMCB, tuy nhiên những hành động này là vô thức, không có chủ ý bởi con người nơi đây chưa có hiểu biết nhiều về loài Thân mềm Chân bụng. Muốn bảo tồn đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng việc giúp người

dân địa phương và cán bộ có liên quan tiếp cận được nhưng kiến thức từ đơn giản nhất về Thân mềm Chân bụng là cần thiết nhất hiện nay.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ chính quyền các cấp:Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức vềđa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng và bảo tồn thiện nhiên: đào tạo cán bộ có năng lực, có trình độ để truyền đạt các thông tin cần thiết nhằm nâng cao nhận thức về Thân mềm Chân bụng nói riêng và đa dạng sinh học nói chung cho các đối tượng làm công tác quản lý có liên quan đến tài nguyên sinh vật, người dân địa phương.

Giáo dục nâng cao nhận thức cho quần chúng, nhân dân: Giúp người dân hiểu giá trị của TMCB đem lại đối với đời sống hàng ngày của họ làm thay đổi hành vi, thói quen sử dụng và khai thác tài nguyên Thân mềm Chân bụng cũng như có hành động bảo tồn các hệ sinh thái của người dân, đặc biệt đối với thanh, thiếu niên. Thông qua các hình thức như: mở các chuyên mục truyền thông về đa dạng và giá trị của Thân mềm Chân bụng cho nhân dân thông qua các phương tiện như phát thanh; tổ chức các đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức.

Tăng cường hoạt động nghiên cứu

Những nghiên cứu chuyên sâu giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng và cho phép quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên Thân mềm Chân bụngtại khu vực nghiên cứu

- Nôi dung các nghiên cứu nên tập trung vào đặc điểm phân bố, tình trạng các quần thể, khả năng chống chịu và thích ứng với mức độ ô nhiễm môi trường, tác động từ các loài ngoại lai, xâm lấn đối với Thân mềm Chân bụng

- Nâng cao năng lực nghiên cứu và nhận thức về giá trị thực tiễn và lý luận tầm trọng trong sinh thái của Thân mềm Chân bụng bằng hoạt động điều tra khảo sát trong cộng đồng dân cư, các loài phân bố hẹp, loài còn thiếu dữ liệu.

- Mở các lớp huấn luyện về các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật nông lâm nghiệp, chăn nuôi giúp giảm sự sử dụng bừa bãi tràn lan thuốc bảo vệ diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật

- Chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao cho cộng đồng trong sản xuất và chăn nuôi

Bảo vệmôi trường sống

Khai thác đá vôi làm mất cảnh quan và môi trường sống của nhiều loài động thực vật. Cần phải đảm bảo sự cân băng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học. Mặc dù hiện trang môi trường tại khu vực núi đá vôi rất được chính quyền địa phương quan tâm nhưng về khía cạnh đa dạng sinh học thì chưa được chú ý nhiều. Cần có những đầu tư cho công tác bảo tồn ÐDSH đó chính là đầu tư cho xã

hội và phát triển bền vững

Nhân nuôi một số loài có giá trị kinh tế

Những loài ốc cạn đã được khai thác và sử dụng phổ biến tại huyện Thanh Liêmvới mô hình nuôi ốc núi đã được áp dụng tại nhiều khu vực như núi Bà Đen, núi Linh Sơn Trang Hòa Bình, phù hợp với điều kiện sống của người dân tại huyện Thanh Liêm vừa giúp bảo tồn đa dạng sinh học TMCB vừa có thể cải thiện đời sống của người dân.

Mô hình nuôi ốc:

- Vườn nuôi ốc: Có mái che (tốt nhất sử dụng mái lá giúp ngăn chặn nắng nóng vào mùa hè, sương muối vào mùa đông), xung quanh làm bằng lưới kim loại có mắt lưới nhỏ giúp tránh những loài thiên địch như chuột và kiến

- Trong vườn rải lớp đất nền là lá cậy mục, đất mùn, đất có hàm lượng chất hữu cơ cao. Trước khi thảốc cần đào xới đất tạo độ thông thoáng

Ưu điểm: Vốn đầu tư thấp phù hợp với điều kiện sống của người dân.Trong môi trường nhân tạo, ốc núi vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường, chúng ăn được các loại rau xanh, chúng ta có thể tận dụng rau vụn sử dụng hàng ngày làm thực phẩm cho ốc. Do dựa vào quy trình sinh sản, phát triển, thức ăn tự nhiên vì thế chất lượng ốc vẫn giữ nguyên

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau quá trình nghiên cứu thu lượm các loài Thân mềm Chân bụng ở nước và ở cạn thuộc vùng núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, các kết luận sau đã được rút ra:

1. Đã xác định được 66 loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu thuộc 37 giống, 23 họ, 6 bộ, 2 phân lớp. Phân lớp Mang trước (Prosobranchia) có 36 loài trong 19 giống, 11 họ, 3 bộ (chiếm 54,55 % tổng số loài). Phân lớp Có phổi (Pulmonata) có 30 loài trong 18 giống, 12 họ, 3 bộ (chiếm 45,45% tổng số loài). Cyclophoridae là họ đa dạng nhất với 12 loài chiếm 18,18% tổng số loài. Loài ưu thế là Bradybaena jourdy – là loài phân bố rộng gặp trong các sinh cảnh nhân tác và tự nhiên.

2. Đánh giá về đa dạng sinh học có thể nhận thấy rằng: Khu hệ Thân mềm Chân bụng vùng núi đá vôi Thanh Liêm tương đối đa dạng về các bậc phân loại, có hầu hết các họđã gặp ở Việt Nam. Tỷ lệ các loài sống trên cạn phong phú, chiếm tới 69,69% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu. Các loài sống dưới nước chiếm tỷ lệ thấp 30,30% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu.

3. Đặc trưng phân bố của Thân mềm Chân bụng trên cạn ở sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi chiếm tỷ lệ lớn 60,61% loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu; sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà chiếm 36,36% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu. Ở nước, sinh cảnh mương, rãnh chiếm 25,75% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu; sinh cảnh ao chiếm 10,61% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu. Sự phân bố về loài trong các sinh cảnh đều tuân theo quy luật chung: môi trường tựnhiên đa dạng hơn so với môi trường chịu nhiều tác động của con người.

4. Các loài thuộc giống: Cyclophorus, Camaena, Angulyagra có kích thước lớn đã và đang được khai thác sử dụng làm nguồn thực phẩm của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụng (gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 94)