Đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về vai trò giới của học sinh trung học cơ sở tại thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 26 - 29)

b. Nhận thức giớ

1.2.4. Đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS

Lứa tuổi học sinh THCS - lứa tuổi thiếu niên - là một giai đoạn phát triển tâm lý đầy biến động của một đời người.

Về điều kiện sinh lý, dấu hiệu cơ bản để nhận biết một trẻ em đã bước sang tuổi thiếu niên là hiện tượng dậy thì. Sự phát triển về mặt sinh lý ở thiếu niên có

đặc điểm là tốc độ phát triển cơ thể rất nhanh, mạnh, nhưng không đồng đều về mọi mặt, đồng thời xuất hiện hiện tượng dậy thì đánh dấu sự trưởng thành về hệ sinh dục. Ở lứa tuổi thiếu niên diễn ra sự cải tổ rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể, về sinh lý, đây là giai đoạn bứt phá lần thứ hai trong cuộc đời sau giai đoạn sơ sinh.

Về điều kiện tâm lý, điều kiện tâm lý cho sự hình thành và phát triển tâm lý ở tuổi thiếu niên chính là sự chín muồi về tâm lý trong giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi nhi đồng bước sang tuổi thiếu niên. Tâm lý thiếu niên sẽ được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của những cấu trúc tâm lý đã có. Cuối tuổi nhi đồng, các em đã đạt được những thành tựu nổi bật: phát triển các thao tác tư duy cụ thể; có khả năng tổ chức và kiểm soát các hành động nhận thức, hành vi theo mục đích xác định; biết phân tích, lập các kế hoạch hành động, ngôn ngữ đã hoàn thiện ngữ pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ nói, hình thành các kỹ năng đọc và viết tiếng mẹ đẻ; phát triển nhận thức xã hội cùng với sự phát triển lòng vị tha và tính hiếu chiến trong đời sống xúc cảm - tình cảm. Sự phát triển các đặc trưng tâm lý này gắn liền với sự nhận thức các chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó hình thành hành vi đạo đức của các em.

* Đặc điểm hoạt động nhận thức ở lứa tuổi thiếu niên:

Đặc trưng nổi bật trong hoạt động nhận thức của thiếu niên là tính mục đích, tính chủ định phát triển mạnh trong tất cả các quá trình nhận thức: tri giác, trí nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng.

- Tri giác: Tri giác có chủ định dần thay thế tri giác không có chủ định. Các loại tri giác phát triển mạnh. Chất lượng tri giác đối tượng tăng lên rõ rệt. Thiếu niên tri giác có trình tự, có mục đích, có kế hoạch và hoàn thiện hơn so với tuổi nhi đồng. Khả năng phân tích và tổng hợp cũng tăng cao, khả năng quan sát cũng

phát triển mạnh. Tuy vậy, khi tri giác các em cũng còn nhiều hạn chế như: hấp tấp, vội vàng, tính tổ chức, tính hệ thống trong tri giác còn yếu.

- Trí nhớ: Trí nhớ có chủ định nổi bật lên, trí nhớ từ ngữ - logic phát triển mạnh. Các quá trình cơ bản của trí nhớ được điều khiển có kế hoạch, có tổ chức. Tuy nhiên, ghi nhớ của thiếu niên cũng còn nhiều mâu thuẫn và thiếu sót. Mặc dù các em có khả năng ghi ghi nhớ có ý nghĩa song vẫn tùy tiện trong ghi nhớ, ghi gặp khó khăn lại từ bỏ ghi nhớ có ý nghĩa.

- Tư duy: Tư duy trừu tượng phát triển mạnh. Đầu cấp trung học cơ sở, tư duy hình tượng - cụ thể phát triển, giữa vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy. Sang các lớp cuối cấp, tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ. Khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa phát triển mạnh. Các em có khả năng phân tích tài liệu tương đối đầy đủ, sâu sắc, biết phân biệt những dấu hiệu bản chất và không bản chất, nhận biết được những mối liên hệ, quan hệ của sự vật hiện tượng. Khả năng suy luận tương đối hợp lý và có cơ sở. Tư duy của thiếu niên có căn cứ và tính phê phán của tư duy phát triển.

- Tưởng tượng: Tưởng tượng có chủ định ở thiếu niên phát triển mạnh, khả năng sáng tạo các hình ảnh mới trong tưởng tượng rất đa dạng, óc tưởng tượng vô cùng phong phú.

- Chú ý: Chú ý có chủ định được tăng cường. Các thuộc tính cơ bản của chú ý phát triển về chất so với tuổi nhi đồng. Sức tập trung của chú ý cao hơn, lâu hơn. Sự phân tán chú ý ít hơn, khả năng duy trì chú ý được bền vững hơn.

Ngoài ra, cùng với sự trưởng thành của hệ sinh dục, thiếu niên quan tâm nhiều hơn đến việc tìm hiểu vai trò và chuẩn mực về giới hơn so với nhi đồng. Cuối tuổi thiếu niên, các em đã có khả năng nhận biết nhận nhân dạng giới tính của mình và lựa chọn các hình thức thể hiện giới tính một cách khá phù hợp từ

cách ăn mặc đến các phẩm chất giới tính. Chẳng hạn, con gái ăn mặc phải khác con trai. Con gái thì phải dễ thương, dịu dàng, nói năng nhỏ nhẹ, đi đứng nhẹ nhàng,…; con trai thì phải mạnh mẽ, ngổ ngáo, can đảm,.. Sự nhận thức và thể hiện bản sắc giới tính chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: sinh học, cha mẹ, thầy cô, truyền thông, bạn bè và sự tích cực của bản thân các em. Đa số các em đã có khả năng nhận biết và thể hiện bản thân đồng nhất với giới tính của mình, tuy nhiên cũng có một số em vẫn còn bở ngỡ trên con đường tìm kiếm nhân dạng giới tính của bản thân. Khả năng đồng nhất với giới tính cũng là một nét cấu tạo tâm lý mới đặc trưng trong nhân cách của thiếu niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về vai trò giới của học sinh trung học cơ sở tại thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 26 - 29)