Nhận thức về vai trò giới trong xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về vai trò giới của học sinh trung học cơ sở tại thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 43 - 47)

- Cách tiến hành

d. Nhận thức về vai trò giới trong xã hộ

Nhận thức về vai trò giới trong xã hội qua các nghề nghiệp

Bảng 2.9 Nhận thức về vai trò giới thông qua các nghề nghiệp

Môn học

Nam Nữ Cả 2 giới

Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %

Thư ký 4 1.2 235 68.7 103 30.1

Nhân viên thư viện 9 2.6 178 52 155 45.3

Cán bộ tổ chức hành chính 137 40.1 10 2.9 195 57 Tài xế 282 82.5 6 1.8 54 15.8 Thợ dệt 9 2.6 241 70.5 92 26.9 Thợ cơ khí 284 83 9 2.6 49 14.3 Kiến trúc sư 183 53.5 4 1.2 155 45.3

Nhà thiết kế trang

sức 15 4.4 178 52 149 43.6

Kiểm lâm (khai thác

gỗ và bảo vệ rừng) 246 71.9 8 2.3 88 25.7

Phi công, phi hành

gia 209 61.1 7 2 126 36.8

Theo bảng số liệu trên ta thấy:

* Trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực hành chính, nghề “Thư ký” có đến 68.7% số học sinh khảo sát cho rằng chỉ phù hợp với nữ

* Trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc với con người, nghề “nhân viên thư viện” có 52% số học sinh khảo sát cho rằng chỉ phù hợp với nữ giới.

* Trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, nghề thợ:

- Những nghề có hơn 50% số học sinh khảo sát cho rằng chỉ phù hợp với nam giới:

+ Tài xế + Thợ cơ khí + Kiến trúc sư

- Nghề dệt có đến 70.5% số học sinh khảo sát cho rằng chỉ phù hợp với nữ giới. Điều này giống với định kiến nữ có tính nhẹ nhàng, khéo léo hơn.

* Trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật:

- Những nghề có hơn 50% số học sinh được khảo sát cho rằng phù hợp với cả 2 giới:

- Nghề “Thiết kế trang sức” có hơn 50% số học sinh được khảo sát cho rằng chỉ phù hợp với nữ giới.

* “Nhà khoa học” có đến 70.2% số học sinh được khảo sát cho rằng phù hợp với cả 2 giới. Tuy nhiên trong số còn lại có đến 28.4% chọn chỉ phù hợp với nam giới.

* Đối với các nghề tiếp xúc với thiên nhiên: Chăn nuôi, làm vườn; Kiểm lâm - Có 76% số học sinh được khảo sát cho rằng nghề “Chăn nuôi, làm vườn” phù hợp với cả 2 giới.

- Có 71.9% số học sinh được khảo sát cho rằng nghề “Kiểm lâm” chỉ phù hợp với nam giới. Điều này cho thấy phần lớn học sinh cho rằng những người nam có tính mạnh mẽ nên phù hợp với nghề “Kiểm lâm” mang tính chất nặng nhọc này.

* Có đến 61.1% số học sinh khảo sát cho rằng nghề “Phi công, phi hành gia” cho rằng chỉ phù hợp với nam giới.

Như vậy, đối với các nghề nghiệp trong xã hội, nhận thức về vai trò giới của học sinh vẫn còn định kiến khi cho rằng một số nghề chỉ phù hợp với nam giới cao như các nghề mang tính chất nặng nhọc như thợ cơ khí, tài xế, kiểm lâm, phi công, phi hành gia,… và một số nghề mang tính chất nhẹ nhàng, cần sự tỉ mỉ có tỉ lệ cho rằng phù hợp với nữ nhiều hơn như: thợ dệt, thiết kế trang sức,…

Nhận thức về vai trò giới trong xã hội qua các nhận định

Bảng 2.10 Nhận thức về vai trò giới thông qua nhận định về vai trò giới trong xã hội

Nhận định

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %

Nữ giới chỉ phù hợp với các công việc mang tính chất nhẹ nhàng như: giáo viên, thư ký, nhân viên văn phòng

131 38.3 70 20.5 141 41.2

Nữ giới không nên làm các công việc quản lý hay có tính chất lâu dài do sẽ có thời gian bị gián đoạn do thiên chức làm mẹ

75 21.9 110 32.2 157 45.9

Theo bảng số liệu trên ta thấy:

Nhận thức về vai trò giới của học sinh còn được thể hiện qua các nhận định mang định kiến về vai trò của nữ giới, tỉ lệ số học sinh đồng ý và phân vân còn trên 50%.

Tương tự với nhận thức về vai trò giới trong nhà trường, nhận thức về vai trò giới trong xã hội của HS THCS cũng đặt ra vấn đề: liệu khi thực hiện khảo sát các vấn đề cụ thể, HS dựa vào tình hình thực tế, còn khi thực hiện khảo sát cho ý kiến về nhận định thì HS dựa theo đúng suy nghĩ của bản thân, hay có sự khác

biệt giữa học sinh đầu cấp THCS và cuối cấp THCS do đặc điểm về tư duy ở lứa tuổi này

2.2.2 Tương quan giữa nhận thức về vai trò giới với giới tính của học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về vai trò giới của học sinh trung học cơ sở tại thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 43 - 47)