Nhận thức về vai trò giới trong trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về vai trò giới của học sinh trung học cơ sở tại thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 39 - 43)

- Cách tiến hành

c. Nhận thức về vai trò giới trong trường học

Nhận thức về vai trò giới trong trường học qua các chức vụ

Bảng 2.5. Nhận thức về vai trò giới thông qua các chức vụ trong trường

Chức vụ Nam Nữ Cả 2 giới Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Lớp phó văn thể mỹ 11 3.2 252 73.7 79 23.1 Thủ quỹ 20 5.8 170 49.7 152 44.4 Lớp phó lao động 254 74.3 5 1.5 83 24.3

Theo bảng số liệu trên ta thấy:

Các chức vụ như: “Lớp phó văn thể mỹ”; “Thủ quỹ” được số học sinh cho rằng chỉ phù hợp với nữ nhiều hơn và chênh lệch hơn so với số ý kiến cho rằng chỉ phù hợp với nam giới. Chức vụ “Lớp phó lao động” được cho rằng phù hợp với nam nhiều hơn và chênh lệch khá cao so với nữ. Như vậy, với các chức vụ trong nhà trường, học sinh vẫn còn định kiến trong nhận thức về vai trò giới khi cho rằng các chức vụ “Lớp phó văn thể mỹ”; “Thủ quỹ” có tính chất khéo léo, cần sự tỉ mỉ chỉ phù hợp với nữ giới, và “Lớp phó lao động” có tính chất nặng nhọc và chỉ phù hợp với nam giới.

Nhận thức về vai trò giới trong trường học qua các hoạt động

Bảng 2.6. Nhận thức về vai trò giới trong nhà trường thông qua các hoạt động

Theo bảng số liệu trên ta thấy:

Các hoạt động: “Nhảy dây”, “Múa” cần sự khéo léo, mềm mại có tỉ lệ các học sinh cho rằng phù hợp với nữ nhiều hơn và chênh lệch hơn so với nam giới. Điều này tương ứng với định kiến “phụ nữ có tính khéo léo, mềm mại hơn nam giới” và các em gái thường chọn hoạt động không ồn ào, gắn với sinh hoạt thẩm mỹ. Trong khi, hoạt động “Bóng đá” có 54.7% số học sinh khảo sát cho rằng phù hợp với nam giới và 0.1% cho rằng chỉ phù hợp với nữ giới. Điều này cho thấy: hoạt động của các em gái không ồn ào, thường gắn với thiên nhiên, với sinh hoạt thẩm mỹ, còn các em trai lại thích hoạt động vận động, ồn ào hơn.

Hoạt động Nam Nữ Cả 2 giới Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Nhảy dây 4 1.2 233 68.1 105 30.7 Múa 5 1.5 230 67.3 107 31.3 Bóng đá 187 54.7 1 0.3 154 45

Nhận thức về vai trò giới trong trường học qua các môn học

Bảng 2.7 Nhận thức về vai trò giới thông qua các môn học

Môn học

Nam Nữ Cả 2 giới

Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %

Công nghệ: Kỹ thuật điện 277 81 4 1.2 61 17.8

Công nghệ: Cắt may, nấu

ăn 4 1.2 252 73.7 86 25.1

Thể dục nhịp điệu 9 2.6 200 58.5 133 38.9

Năng khiếu: Âm nhạc, Mỹ

thuật 5 1.5 173 50.6 164 48

Theo bảng số liệu trên, ta thấy:

Nhận thức về vai trò giới của học sinh trong các môn học ở nhà trường vẫn còn định kiến khi tỉ lệ học sinh cho rằng môn học về kỹ thuật điện phù hợp với nam giới nhiều hơn tỉ lệ cho rằng phù hợp với nữ giới. Trong khi đó, các môn về cắt may, nấu ăn, thể dục nhịp điệu, âm nhạc, mỹ thuật có tỉ lệ học sinh cho rằng phù hợp với nữ nhiều hơn hẳn so với tỉ lệ học sinh cho rằng chỉ phù hợp với nam giới. Như vậy, nhận thức về vai trò giới của học sinh trong các môn học vẫn còn định kiến khi cho rằng các môn học cần sự khéo léo thì chỉ dành cho nữ nhiều hơn còn các môn cần về kỹ thuật thì phù hợp với nam nhiều hơn.

Nhận thức về vai trò giới trong trường học qua các nhận định

Bảng 2.8 Nhận thức qua các nhận định về vai trò giới trong nhà trường

Nhận định

Đồng ý Phân vân Không đồng

ý Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Học sinh nam nên tập trung,

phát triển, đầu tư học các môn tự nhiên

122 35.7 111 32.5 109 31.9

Học sinh nữ nên tập trung, phát triển, đầu tư học các môn xã hội và các môn năng khiếu như: Đàn, hát,…

155 45.3 84 24.6 103 30.1

Học sinh nam phải có kết quả học tập loại giỏi, thành tích phải cao

111 32.5 93 27.2 138 40.4

Theo bảng số liệu trên ta thấy:

Đối với các nhận định mang định kiến về vai trò giới trong việc lựa chọn môn học chỉ có khoảng 30 đến 40% tỉ lệ học sinh không đồng ý với các nhận định, như vậy còn trên 50% số học sinh đồng ý hoặc vẫn còn phân vân đối với các nhận định trên.

Như vậy, đối với nhận thức về vai trò giới trong nhà trường, học sinh THCS vẫn còn nhiều định kiến ở các chức vụ, hoạt động, môn học trong nhà trường.

Tuy nhiên, nhìn tổng quát về số học sinh vẫn còn định kiến trong nhận thức về vai trò giới trong nhà trường, ta có thể thấy, số HS còn định kiến khi được hỏi về từng lĩnh vực cụ thể cao hơn khi được hỏi ý kiến về các nhận định. Điều này đặc ra vấn đề liệu khi thực hiện khảo sát các vấn đề cụ thể, HS dựa vào tình hình thực tế, còn khi thực hiện khảo sát cho ý kiến về nhận định thì HS dựa theo đúng suy nghĩ của bản thân, hay có sự khác biệt giữa học sinh đầu cấp THCS và cuối cấp THCS do đặc điểm về tư duy ở lứa tuổi này: Đầu cấp trung học cơ sở, tư duy hình tượng - cụ thể phát triển, giữa vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy. Sang các lớp cuối cấp, tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về vai trò giới của học sinh trung học cơ sở tại thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 39 - 43)