Về thực trạng nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về vai trò giới của học sinh trung học cơ sở tại thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 89 - 90)

- Cách tiến hành

a. Nhận thức về đặc điểm giớ

1.2.1 Về thực trạng nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Na

1.1 Về lý luận:

Nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS là khả năng xác nhận, phản ánh sự khác biệt về những hành vi, nhiệm vụ đã được định rõ đối với từng giới.

Ở lứa tuổi THCS, đặc điểm nổi bật của hoạt động nhận thức là tính mục đích, tính chủ định phát triển mạnh trong các quá trình. Lứa tuổi này quan tâm nhiều hơn đến việc tìm hiểu về vai trò, chuẩn mực của giới, sự nhận thức và thể hiện bản sắc vai trò giới còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: sinh học, cha mẹ, truyền thông,… nên nhận thức về vai trò giới của các em vẫn còn một số định kiến; ngoài ra, nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS sẽ có sự khác biệt khi ở các nhóm yếu tố khác nhau về giới tính, học vấn của bố mẹ, hoàn cảnh gia đình,…

1.2 Về thực tế:

1.2.1 Về thực trạng nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

- Nhận thức của học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai vẫn còn bị ảnh hưởng bởi một số định kiến trên các khía cạnh: Đặc điểm từng giới; vai trò giới trong gia đình; vai trò giới trong nhà trường và vai trò giới trong xã hội.

- Các nhận thức về các đặc điểm, các yếu tố thường gắn với hình mẫu về giới từ trước đến nay như: các đặc điểm về sắc đẹp, sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn,… thường thuộc về nữ giới còn các đặc điểm như sự mạnh mẽ, độc lập, ….thuộc về nam giới

- Các nhận thức về vai trò giới trong gia đình, nhà trường và xã hội: các công việc mang tính nặng nhọc hơn thì được cho rằng phù hợp với nam giới, còn nữ thì phù hợp với các công việc mang tính chất nhẹ nhàng, khéo léo, tỉ mỉ hơn.

- Số HS còn định kiến khi được hỏi về từng lĩnh vực cụ thể cao hơn khi được hỏi ý kiến về các nhận định. Điều này đặc ra vấn đề liệu khi thực hiện khảo sát các vấn đề cụ thể, HS dựa vào tình hình thực tế quan sát, còn khi thực hiện khảo sát cho ý kiến về nhận định thì HS dựa theo đúng suy nghĩ của bản thân, hay có sự khác biệt giữa học sinh đầu cấp THCS và cuối cấp THCS do đặc điểm về tư duy ở lứa tuổi này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về vai trò giới của học sinh trung học cơ sở tại thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 89 - 90)