Cơ sở lý luận về năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cảm xúc xã hội của học sinh một số trường trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh (Trang 26)

1.2.1. Lý luận về năng lực cảm xúc – xã hội

1.2.1.1. Năng lực

a. Định nghĩa

Để hoàn thành có kết quả một lĩnh vực hoạt động, con người phải có những đặc điểm, những thuộc tính đáp ứng được yêu cầu của chính hoạt động ấy. Những thuộc tính của nhân cách nói lên hiệu quả hoạt động được gọi là năng lực. Mỗi cá nhân có những năng lực nhất định, người thì xuất sắc trong lĩnh vực âm nhạc, người lại giỏi tính toán với các con số, người thì tài tình trong cảm thụ và sáng tác văn học... Khi xem xét sự khác biệt cá nhân về năng lực, người ta căn cứ vào: tính dễ dàng của hoạt động, số lượng và chất lượng của hoạt động, tính chất độc lập và mức độ sáng tạo trong hoạt động.

Tác giả Lê Thị Hân và Huỳnh Văn Sơn trong “Giáo trình Tâm lý học đại cương” đã định nghĩa “Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động ấy đạt kết quả” [9].

Ngoài ra, năng lực bao gồm nhiều thuộc tính của cá nhân được kết hợp và tương tác thống nhất với nhau theo yêu cầu nhất định của một hoạt động, cùng tạo nên kết quả hoạt động. Trong đó có những thuộc tính giữ vai trò chủ đạo, có những thuộc tính hỗ trợ và có những thuộc tính làm nền.

Một định nghĩa khác về năng lực của EU (Liên minh châu Âu) cũng được sử dụng phổ biến: “Năng lực là sự kết hợp của nhiều kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với một tình huống nào đó”. Như vậy, có thể thấy ở định nghĩa này, các thuộc tính tâm lý của năng lực đã được xác định cụ thể hơn đó chính là những kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nói cách khác, năng lực được xác định với một phạm vi rộng lớn hơn, bao hàm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ để hoàn thành một hoạt động nào đó một cách hiệu quả dù rằng kỹ năng là yếu tố mang tính chất cơ bản, trọng điểm.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu chọn định nghĩa năng lực chính là sự kết hợp của các kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp ở cá nhân để đáp ứng các yêu cầu đặc trưng của hoạt động, đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động.

b. Đặc điểm

Năng lực bao gồm nhiều đặc điểm khác nhau. Có thể đề cập một số đặc điểm cơ bản sau đây

* Tính độc đáo của năng lực:

Thể hiện ở sự khác biệt cá nhân về loại năng lực và mức độ năng lực, trong cùng một năng lực thì mỗi cá nhân cũng có sự khác nhau ở cấu trúc, quá trình và phương pháp hoạt động khác nhau, kết quả là tạo ra các sản phẩm đa dạng và sáng tạo.

* Tính phức tạp và bền vững của năng lực:

Mỗi loại năng lực sẽ là một tập hợp những kiến thức, kỹ năng và thái độ khác nhau, sự kết hợp của những thành tố này biểu hiện những đặc trưng năng lực khác nhau ở từng cá nhân. Do có cấu trúc phức tạp, năng lực thường khó hình thành hơn ở một cá nhân so với

kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ. Tuy nhiên một khi năng lực đã được hình thành, nó thường mang tính chất bền vững và được vận dụng một cách thuần thục, hiệu quả.

c. Phân loại năng lực

Năng lực có thể có nhiều cách phân loại. Mỗi cách phân loại có thể có những cách phân chia khác nhau. Các loại năng lực khái quát nhất có thể đề cập như sau

* Năng lực chuyên môn (Professional competency):

Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động.

* Năng lực phương pháp (Methodical competency):

Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận - giải quyết vấn đề.

* Năng lực xã hội (Social competency):

Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Năng lực xã hội này thường được tiếp nhận qua việc học giao tiếp cũng như sự trải nghiệm thực tiễn bằng nhiều hình thức khác nhau.

* Năng lực cá thể (Individual competency):

Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc - đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm.

Quan điểm phân chia các mức độ của năng lực cũng có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu xem xét năng lực như quan điểm đã xác lập thì cần nhìn nhận cả các biểu hiện ban đầu của năng lực cũng như những biểu hiện chưa được xem xét như năng lực

* Mức độ không nhận thức được năng lực (Unconscious incompetence):

Ở mức độ này, cá nhân không hiểu hoặc không biết làm gì để nhận ra tầm quan trọng của năng lực và ý nghĩa của nó đối với cá nhân, thậm chí còn chối bỏ lợi ích của một năng lực nào đó.

* Mức độ nhận thức được sự thiếu hụt năng lực (Conscious incompetence): Cá nhân ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của năng lực đối với mình * Mức độ nhận thức được năng lực (Conscious competence):

Cá nhân biết được mình cần phải làm gì, tuy nhiên việc thể hiện những kiến thức và kỹ năng đòi hỏi sự tập trung cao độ của ý thức và có thể bị gián đoạn thành từng bước.

* Mức độ năng lực vô thức (Unconscious competence):

Những kỹ năng được cá nhân luyện tập nhiều sẽ trở thành “bản năng” và có thể được thể hiện lại một cách dễ dàng. Thậm chí cá nhân có thể sử dụng năng lực này khi đang làm một công việc khác.

1.2.1.2. Cảm xúc

a. Định nghĩa

Thuật ngữ cảm xúc có gốc La tinh là “Movere”, nghĩa là sự cử động, rung động. Trong thuật ngữ tiếng Anh, từ “emotion” và “feeling” được dùng để chỉ những cảm xúc, tình cảm của con người theo ý nghĩa khác nhau nhưng không có sự phân biệt rõ rệt giữa cảm xúc với tình cảm [9].

Theo nhà tâm lý học Robert Plutchick, có tất cả hơn 90 định nghĩa về “cảm xúc” đã được đưa ra. Tuy nhiên, trong thực tế, cảm xúc là thứ rất phức tạp, luôn thay đổi và diễn biến tại nội tâm. Các cảm xúc có thể bị pha trộn hay nói cách khác, một người có thể trải qua nhiều hơn một cảm xúc trong cùng một thời điểm khiến việc xác định bản chất thực sự và số lượng cảm xúc trở nên khó khăn hơn.

Cảm xúc có thể được hiểu là những rung động của con người đối với từng sự vật, hiện tương riêng lẻ có liên quan đến nhu cầu, động cơ của người đó trong những tình huống nhất định.

Ở đây cần lưu ý là cảm xúc chỉ xuất hiện khi con người phản ứng trực tiếp với tình huống, hoàn cảnh trong đó từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ đang tác động lên người đó. Đơn cử như khi bạn đang rất đói bụng nhưng về đến nhà mọi người không để phần thức ăn thì bạn tức giận, hoặc cảm xúc mừng rỡ xuất hiện khi nghe tin tuần sau sẽ được gặp lại một người bạn rất yêu quý thời phổ thông. Những cảm xúc này liên quan đến nhu cầu vật chất và cả nhu cầu tinh thần của con người. Riêng ở loài vật, cảm xúc cũng xuất hiện nhưng chủ yếu liên quan đến nhu cầu vật chất và mang chức năng sinh vật, giúp chúng tồn tại trong thế giới tự nhiên.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu đồng ý với định nghĩa cảm xúc chính là những rung động của con người đối với từng sự vật, hiện tương riêng lẻ có liên quan đến nhu cầu, động cơ của người đó trong những tình huống nhất định. Đây cũng là cách hiểu được sử dụng như cơ sở để nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội của con người, của học sinh.

b. Đặc điểm

Cảm xúc cũng là hiện tượng tâm lý nên có bản chất phản ánh. Tuy nhiên, điều đặc biệt là cảm xúc phản ánh sự vật hiện tượng xung quanh dưới dạng những rung động trải nghiệm trong bản thân mỗi chủ thể. Trên thực tế, không phải bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng khiến con người nảy sinh những rung động. Cảm xúc của con người chỉ xuất hiện đối với sự vật, hiện tượng nào đó có liên quan đến nhu cầu của họ. Nếu một sự vật, hiện tượng thỏa mãn nhu cầu thì gây ra những cảm xúc dương tính, chẳng hạn như hạnh phúc khi được quan tâm, chăm sóc, vui vẻ khi dược gặp lại bạn bè xưa, tự hào khi được khen tặng hoặc khi thành công. Ngược lại, những cảm xúc âm tính sẽ nảy sinh khi nhu cầu của con người không được thỏa mãn. Ví dụ: Buồn bã khi bị trách phạt, lo lắng khi sức khỏe yếu, tội lỗi khi chuẩn mực đạo đức của mình bị vi phạm, bất an khi bị đe dọa. Con

người có rất nhiều nhu cầu khác nhau, vì thế cảm xúc của con người cũng rất phong phú, phức tạp.

Ở con người, cảm xúc còn chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm xã hội. Do đó, cách thức thể hiện cảm xúc ở con người được xã hội hóa và mang dấn ấn văn hóa dân tộc, khác hẳn với động vật. Một cảm xúc tức giận có thể thấy biểu hiện căn bản là bàn tay nắm lại, hơi thở mạnh, nhịp thở ngắn, tim đập nhanh, môi mím chặt, mắt đỏ vằn, mặt đỏ, răng nhe ra. Tất cả nói lên sự phòng vệ, đồng thời sẵn sàng tấn công, nhưng ở con người không phải ai tức giận cũng đều nhe răng như thế, mà có thể họ chỉ mím chặt môi và bỏ đi. Sự tức giận ở loài vật liên quan đến nhu cầu sinh vật như bị kẻ thù tấn công bạn tình, cướp mất mồi, sự sống bị đe dọa... Riêng ở con người, sự tức giận không chỉ nảy sinh trong tình huống như thế mà còn có thể xuất hiện trong những tình huống liên quan đến nhu cầu tinh thần như khi bị xúc phạm cái tôi, khi bị bỏ rơi, khi ganh tỵ, khi bị người bạn đời lừa dối… tạo nên những biểu hiện đa diện của cảm xúc ở con người.

c. Biểu hiện của cảm xúc

Cảm xúc thường biểu hiện trên ba phương diện: sinh lý; hành vi, cử chỉ, điệu bộ; và nhận thức.

* Những biểu hiện trên phương diện sinh lý:

Những thay đổi về thể chất, sinh lý hoặc những thay đổi trong thành phần các chất hóa học của máu, thần kinh, thể dịch trong cơ thể. Ví dụ, nỗi sợ có thể đi cùng với một loạt thay đổi trong cơ thể như tim đập nhanh hơn, toát mồ hôi, lỗ chân lông nở to, lông dựng lên, hơi thở ngắn, dạ dày co thắt mạnh. Không phải lúc nào những phản ứng này cũng rõ ràng nhưng chắc chắn một cảm xúc của con người luôn kèm theo những phản ứng thể chất như thế. Những thay đổi cơ thể này chính là kết quả phản ứng của hệ thần kinh tự động điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết, cơ và máu. Tuy nhiên, khi con người bắt đầu ý thức được những thay đổi bên trong cơ thể thì có thể điều chỉnh được. Dựa vào những thay đổi này mà các nhà khoa học chế ra những máy kiểm tra trạng thái cảm xúc của con người.

* Những biểu hiện trên phương diện hành vi, cử chỉ điệu bộ:

Biểu hiện trên hành vi, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ chẳng hạn như khi vui mừng có thể nhảy cẫng lên, cười nhiều, khi buồn nét mặt chảy xệ, vai xệ xuống, nói chậm lại, khi tức giận thì mím chặt môi, tay co lại. Trong nghiên cứu của Ekman thì cơ mặt của con người có thể diễn tả được hơn 7000 biểu cảm khác nhau. Thể hiện cảm xúc qua nét mặt thường mang tính chất bẩm sinh, vì một nghiên cứu tiến hành trên những người mù bẩm sinh cho thấy họ cũng có những biểu hiện nét mặt như người sáng mắt khi trải qua những cảm xúc vui, buồn, tức giận… Ngoài ra, chính những nét mặt, cơ thể con người sẽ tác động ngược trở lại các trải nghiệm cảm xúc. Khi ngậm một cây bút chì bằng môi (tạo nên khuôn mặt đi xuống với khóe miệng và chân mày) và cắn bằng răng trong vài phút thì hai nhóm người mô tả mình trải nghiệm hai xúc cảm khác nhau là buồn và vui.

* Những biểu hiện trên phương diện nhận thức:

Cảm xúc biểu hiện qua ngôn ngữ, ý thức của con người vì cảm xúc là những trải nghiệm mang tính chất chủ thể rất cao. Ngoài những thay đổi về thể chất và hành vi ra thì con người trải nghiệm một cảm xúc thông qua việc có thể ý thức được về nó và dùng ngôn ngữ để mô tả lại trải nghiệm đó của mình. Tất nhiên, không phải lúc nào con người cũng có thể dùng đúng từ ngữ để diễn tả được cảm xúc mình trải qua, họ có thể dùng những mô tả hình ảnh bóng bẩy để nói về xúc cảm xúc của mình, chẳng hạn như sự tuyệt vọng buồn bã, chơi vơi có thể được mô tả như rơi vào hố sâu không đáy hoặc niềm sung sướng hân hoan có thể được nói đến như một trạng thái lơ lửng trên mây, bồng bềnh và mọi thứ trở nên rực rỡ. Nói cách khác, cảm xúc của con người khá đa dạng và nó có những biểu hiện nhiều “màu sắc” cũng như có thể biểu hiện hay không biểu hiện bởi mục tiêu và động cơ của chủ thể.

Với ba phương diện này của cảm xúc, chủ thể có thể học tập rèn luyện để tự nhận biết về đời sống tình cảm của chính mình đồng thời thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh với người khác.

Đề cập đến thế giới cảm xúc của con người, các nhà nghiên cứu lọc ra những cảm xúc nền tảng.

Ngay từ thế kỷ IV TCN, triết gia Aristotle đã cố xác định số lượng các cảm xúc căn bản. Theo đó, ông đưa ra 14 cảm xúc cơ bản nhất, là sợ hãi, tự tin, giận dữ, bằng hữu, bình tĩnh, thù địch, xấu hổ, vô liêm sỉ, đáng thương, tử tế, ganh tỵ, căm phẫn, tranh đua và hài lòng [9].

Những người theo thuyết tiến hóa, tiêu biểu là Darwin, cho rằng cảm xúc của con người là sản phẩm của sự tiến hóa vì nó giúp con người sống sót và tồn tại, chẳng hạn như nỗi sợ khiến cho con người né tránh những tình huống nguy hiểm gây hại cho bản thân. Cảm xúc nền tảng được thuyết tiến hóa cho là xúc cảm được thể hiện theo cùng một cách và nhận diện như nhau ở những nền văn hóa khác nhau. Sở dĩ như vậy là do những cơ sở thần kinh bẩm sinh chi phối, xuất hiện trước suy nghĩ và nhận thức của con người.

Gần đây, các nhà tâm lý học đã có nhiều nỗ lực hơn trong việc phân loại và xác định số lượng các cảm xúc nền tảng:

Quan điểm Học thuyết bánh xe cảm xúc (The wheel of emotions) của Robert Plutchick. Học thuyết này xác định có 8 cảm xúc cơ bản: vui, buồn, tin tưởng, ghê tởm, giận dữ, ngạc nhiên và kỳ vọng. Bánh xe cảm xúc được ví với bánh xe màu sắc, nơi các màu sắc cơ bản trộn lẫn nhau để tạo ra các màu khác. Các cảm xúc cơ bản cũng sẽ trộn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cảm xúc xã hội của học sinh một số trường trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)