2.3.1. Mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh
Kết quả khảo sát cho thấy tổng điểm SDQ (tổng điểm số khó khăn) của học sinh THCS có ĐTB = 3.65, tỷ lệ % mức độ trung bình chiếm 79.6%, hơn ¾ khách thể khảo sát, tiếp đến là mức độ khá thấp chiếm 10.5%, mức độ thấp chiếm 5.2% và rất thấp là
4.7%. Như vậy, có thể thấy đa số học sinh THCS đều có khó khăn về một hoặc nhiều mặt: cảm xúc, hành vi, tính tăng động và mối quan hệ, nhưng không thuộc mức độ nghiêm trọng.
Kết quả khảo sát mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS bằng thang đo SDQ tại Việt Nam cũng cho thấy sự tương đồng với kết quả khảo sát năng lực này tại Anh với tỉ lệ phần trăm không quá khác biệt, bao gồm 80% dân số đạt mức độ trung bình, 10% mức độ khá thấp, 5% mức độ thấp và 5% mức độ rất thấp [31].
Dựa vào bảng kết quả cho thấy mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh có ĐTB = 3.63, trong đó các yếu tố về cảm xúc, hành vi, tăng động, mối quan hệ hay hành vi xã hội đều có trên 70% thuộc mức độ trung bình và giữa các yếu tố tỷ lệ % mức độ trung bình cũng như ĐTB chênh lệch không nhiều. Từ đó, có thể kết luận mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS chủ yếu thuộc mức trung bình.
Điểm đặc trưng trong biểu hiện của đời sống tình cảm của thiếu niên trên các phương diện sinh lý, nhận thức, hành vi là tính mâu thuẫn, chưa ổn định, dễ thay đổi. Các trạng thái xúc cảm - tình cảm thường có cường độ khá mạnh, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, cảm xúc tích cực và tiêu cực nhanh chóng thay thế nhau. Vì thế, vấn đề tính tăng động có ĐTB = 3.60, thấp nhất trong bảng mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS, cho thấy vấn đề các em gặp khó khăn nhiều nhất hiện nay là khả năng tập trung chú ý cũng như tính kiên nhẫn.
Bảng 2.7. Mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS theo thang đo SDQ Mức độ trung bình Khá thấp Thấp Rất thấp ĐLC ĐTB Tổng điểm SDQ TS 335 44 22 20 0.8 3.65 % 79.6 10.5 5.2 4.7 Các vấn đề về cảm xúc TS 324 56 20 21 1.1 3.62 % 77 13.3 4.8 4.9 Các vấn đề về hành TS 344 37 23 17 1.2 3.68
vi % 81.6 8.9 5.4 4.1 Tính tăng động TS 299 89 18 15 0.5 3.60 % 71.1 21.2 4.2 3.5 Vấn đề trong các mối quan hệ TS 333 45 24 19 0.7 3.64 % 79.1 10.7 5.7 4.5 Hành vi xã hội TS 296 99 14 12 2.1 3.61 % 70.4 23.4 3.4 2.8 ĐTB 3.63
Năng lực cảm xúc – xã hội có ĐTB thấp thứ 2 là vấn đề hành vi xã hội (ĐTB = 3.61), trong đó tỷ lệ % mức độ trung bình chiếm 70.4%. Đây là một dấu hiệu cần được quan tâm trong khi vấn đề hiện tại xã hội lên án giới trẻ ngày nay ngày càng vô cảm, thờ ơ trước cuộc sống thì kết quả lại góp phần chứng minh học sinh THCS vẫn chưa biết quan tâm, chia sẻ với người khác. Người nghiên cứu sẽ chú trọng kết quả này để đề xuất biện pháp phát triển năng lực cảm xúc – xã hội về vấn đề hành vi xã hội nhằm phát huy tinh thần nhân ái trong cộng đồng.
Điểm trung bình cao thứ 3 là yếu tố cảm xúc (ĐTB = 3.62), thứ 4 là yếu tố mối quan hệ (ĐTB = 3.64) và cuối cùng là yếu tố hành vi (ĐTB = 3.68). Như vậy, có thể nói học sinh THCS có năng lực cảm xúc – xã hội cao nhất ở yếu tố hành vi, tuy nhiên không thể loại trừ khả năng những vấn đề ở mặt hành vi học sinh trả lời thiếu trung thực vì lo lắng về sự “an toàn” khi bị người khác tố cáo như đánh nhau, trộm cắp… Kết quả này còn thể hiện học sinh THCS đã có thể nhận thức hành vi, cảm xúc của chính mình cũng như bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến thế giới bên ngoài, chú trọng đến các mối quan hệ xung quanh, hòa mình vào tập thể, tuy nhiên những yếu tố này vẫn còn trong quá trình phát triển, nên học sinh vẫn còn gặp khó khăn trong việc nhận diện và kiểm soát chúng.
Bên cạnh đó, mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS có tỷ lệ % rất thấp cao nhất ở vấn đề về cảm xúc (4.9%), kết quả này góp phần cho thấy học sinh vẫn còn mơ hồ về tình cảm, cảm xúc của bản thân, là do ở lứa tuổi này, tình cảm - xúc cảm
chưa ổn định, hay thay đổi thất thường và xuất hiện nhiều loại tình cảm mới, làm cho các em khó nhận diện được cảm xúc thật sự và tần suất xuất hiện của cảm xúc đó trong cuộc sống, hơn nữa xúc cảm - tình cảm có nhiều thay đổi về nội dung và các hình thức biểu hiện nên đôi khi chính các em cũng không hiểu được bản thân mình đang nghĩ gì, muốn gì, trạng thái cảm xúc ra sao.
Tóm lại, mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS chủ yếu ở mức trung bình, có sự chênh lệch giữa các yếu tố nhưng chênh lệch không lớn.
Biểu đồ 2.1. Mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS
Bảng 2.8. Khảo sát tự nhận thức về những khó khăn của học sinh THCS theo thang đo SDQ Không Có - không đáng kể Có khó khăn Có - nghiêm trọng Nhìn chung, bạn có cảm thấy mình gặp khó khăn về một hay nhiều mặt sau đây: cảm xúc, sự tập trung, hành vi ứng xử, hay khả năng hòa hợp với người khác? TS % TS % TS % TS % 141 33.5 240 57.0 26 6.1 14 3.4 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tổng điểm SDQ Các vấn đề về cảm xúc Các vấn đề về hành vi Tính tăng động trong các Vấn đề mối quan hệ Hành vi xã hội Yếu tố tác động Rất thấp Thấp Khá thấp Trung bình
Dựa vào bảng kết quả cho thấy phần lớn học sinh THCS xác nhận bản thân có gặp khó khăn nhưng không đáng kể về một hay nhiều mặt: cảm xúc, sự tập trung, hành vi ứng xử hay khả năng hòa hợp với người khác (chiếm 57%), 33% học sinh cho rằng mình không gặp khó khăn ở bất kì yếu tố nào, 6.1% đồng ý cũng có khó khăn và 3.4% gặp khó khăn nghiêm trọng.
Ở lứa tuổi thiếu niên, việc đa số các em cảm thấy đôi khi gặp khó khăn về cảm xúc, hành vi, mối quan hệ là điều dễ hiểu, vì đặc trưng tâm lý còn nhiều xáo trộn và mâu thuẫn. Nếu có thể thích nghi, tìm cách ứng phó với khó khăn, nhờ sự giúp đỡ của người khác thì sẽ vượt qua và không gây trở ngại nhiều đối với các em trong cuộc sống.
Tuy nhiên, đối với một số em, khả năng đương đầu với khó khăn thấp, thêm nữa lại không biết nhờ sự hỗ trợ từ các nguồn lực: gia đình, bạn bè, thầy cô thì có thể vấn đề đó sẽ khiến các em mệt mỏi thậm chí khó chịu trong thời gian dài. Đây là căn nguyên của những vấn đề nảy sinh trong đời sống tâm lý mà chính trẻ cũng chưa nhận thức và kiểm soát được.
Bảng 2.9. Khảo sát thời gian tồn tại những khó khăn ở học sinh THCS theo thang đo SDQ
Dưới 1 tháng 1 - 5 tháng 6 - 12 tháng Hơn 1 năm
Vấn đề đó đã tồn tại bao lâu?
TS % TS % TS % TS %
40 14.2 60 21.5 99 35.5 81 28.8
Kết quả bảng thống kê cho thấy các vấn đề khó khăn mà các em gặp phải kéo dài 6-12 tháng chiếm 35.5% khách thể khảo sát, tỷ lệ kéo dài hơn 1 năm là 28.8%, 1 - 5 tháng chiếm 21% và dưới 1 tháng là 14.2%.
Có thể thấy các khó khăn này đã tồn tại khá lâu, bản thân các em cũng chưa thể tự mình giải quyết nên mới dẫn đến việc kéo dài từ 6 tháng đến hơn 1 năm. Đây là kết quả đòi hỏi cần đề xuất các biện pháp thiết thực hỗ trợ học sinh giải quyết vấn đề hoặc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội của mình, giúp cho quá trình phát triển tâm lý thuận lợi.
Bảng 2.10. Khảo sát mức độ ảnh hưởng của những khó khăn đến bản thân học sinh theo thang đo SDQ
Không chút nào
Chỉ chút ít Tương đối Rất nhiều
Những khó khăn đó có khiến bạn cảm thấy lo lắng và khó chịu?
TS % TS % TS % TS %
51 18.1 167 59.6 49 17.6 13 4.7 Kết quả này góp phần giúp cho người nghiên cứu tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của những khó khăn về hành vi, cảm xúc, mối quan hệ đối với chính bản thân học sinh. Trong đó, 59.6% xác nhận có ảnh hưởng đến mình chút ít, 18.1% không chút nào, 17.6% tương đối và 4.7% cảm thấy ảnh hưởng rất nhiều, khiến bản thân cảm thấy lo lắng và khó chịu. Tuy không có nhiều học sinh cảm thấy những trở ngại về một hay nhiều mặt trong năng lực cảm xúc – xã hội, nhưng kết quả này cũng cần quan tâm để có biện pháp giải quyết kịp thời, tránh để tình trạng ngày càng xấu hơn, gây ra những ảnh hưởng tâm lý kéo dài.
Bảng 2.11. Khảo sát mức độ ảnh hưởng của những khó khăn đến mọi người xung quanh theo thang đo SDQ
Không chút nào Chỉ chút ít Tương đối Rất nhiều Những khó khăn này có tạo
nên gánh nặng cho những người xung quanh bạn? (Như gia đình, bạn bè, thầy cô…)
TS % TS % TS % TS %
51 76.5 167 6.3 49 15.1 13 2.1
Thống kê cho thấy hầu như những khó khăn của học sinh không tạo thành gánh nặng cho những người xung quanh (76.5%) hoặc chỉ có ảnh hưởng chút ít (6.3%), có thể theo các em những trở ngại này chỉ là cảm xúc cá nhân, nhất thời và bản thân mình có thể kiểm soát được mà không gây ra ảnh hưởng đến người khác, hoặc đôi khi các em sẽ
không muốn tiết lộ cho ai khác biết về những vấn đề cá nhân của mình. Tuy nhiên, cũng có khoảng 15.1% xác nhận những khó khăn đó của mình gây ảnh hưởng tương đối hoặc rất nhiều đến những người bên cạnh (2.1%). Khi bản thân cảm thấy khó chịu, các em dễ có những cảm xúc tiêu cực, khiến người thân lo lắng hoặc cáu giận nếu không thấu hiểu, đồng cảm với các em. Thậm chí có một số em còn có biểu hiện trạng thái “giận cá chém thớt”, mang sự khó chịu, tức giận đó trút vào người khác, đối tượng khác bên cạnh mình.
Bảng 2.12. Khảo sát mức độ ảnh hưởng của những khó khăn đến cuộc sống thường ngày của học sinh THCS theo thang đo SDQ
Những yếu tố bị ảnh hưởng ĐLC ĐTB
Cuộc sống gia đình 1.31 2.5
Quan hệ bạn bè 1.62 2.81
Tiếp thu kiến thức trong lớp học 2.32 2.93
Các hoạt động trong thời gian rảnh 2.11 1.41
Căn cứ vào kết quả của bảng có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của những khó khăn về hành vi, cảm xúc của học sinh THCS đến cuộc sống hằng ngày của các em. Trong đó, hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là tiếp thu kiến thức trong lớp học (ĐTB = 2.93). Khi học sinh gặp khó khăn thường sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, chú ý khiến các em không thể nào toàn tâm toàn ý chú tâm vào việc học mà suy nghĩ tìm cách giải quyết, tìm lý do, nguyên nhân… dẫn đến nhiệm vụ học tập có thể bị chi phối.
Yếu tố thứ 2 là “quan hệ bạn bè” (ĐTB = 2.81), có thể cảm xúc tiêu cực làm cho các em có hành động, cách thể hiện mất kiểm soát, gây tổn thương đến những người bạn của mình. Yếu tố bị ảnh hưởng tiếp theo là “cuộc sống gia đình” có ĐTB = 2.5, tương tự như sự ảnh hưởng đến bạn bè, gia đình cũng là những người trực tiếp tiếp xúc với các em, nên khi các em có vấn đề thì người thân sẽ lo lắng. Yếu tố bị ảnh hưởng cuối cùng là “các hoạt động trong thời gian rảnh” (ĐTB = 1.41), như vậy nếu tâm trạng không tốt, không thoải mái thì các em cũng không có hứng thú trong các hoạt động giải trí, sở thích…
2.3.2. So sánh mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh trên các phương diện 2.3.2.1. So sánh mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh trên phương diện giới tính
Bảng 2.13. Bảng phân bố tần số mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS theo giới tính Mức độ năng lực cảm xúc – xã hội ĐLC ĐTB Mức độ trung bình Khá thấp Thấp Rất thấp TS % TS % TS % TS % Giới tính Nam 140 33.3 15 3.6 15 3.6 12 2.9 0.7 3.55 Nữ 193 45.8 25 5.9 12 2.8 9 2.1 1.1 3.68 Tổng cộng 333 79.1 40 9.5 27 6.4 21 5
Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm Sig = 0.046 < 0.05 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ năng lực cảm xúc – xã hội giữa nam và nữ. Cụ thể năng lực cảm xúc – xã hội của nữ có tỷ lệ % mức độ trung bình cao hơn nam (45.8% > 33.3%), bên cạnh đó tỷ lệ % mức độ rất thấp về năng lực cảm xúc – xã hội của nữ cũng thấp hơn của nam (2.1% < 2.9%), chứng tỏ năng lực cảm xúc – xã hội của nữ cao hơn nam. Kết quả này tương đối phù hợp với đặc điểm tâm lý giới tính của học sinh THCS. Các bạn học sinh nữ ở giai đoạn lứa tuổi THCS có khả năng nhận thức và đánh giá bản thân cao hơn các bạn nam. Theo đó, khả năng kiềm chế, quản lý hành vi - cảm xúc cũng tốt hơn các bạn nam. Bên cạnh đó, sự phấn đấu vươn lên theo hình mẫu lý tưởng giúp thiếu niên hình thành những phẩm chất ý chí: sức mạnh, tính can đảm, lòng dũng cảm, sức chịu đựng gian khổ, tinh thần vượt khó. Để minh họa cho ý chí, lòng dũng cảm của mình, thiếu niên có thể thực hiện những hành động mạo hiểm, liều lĩnh. Đối với nam thanh niên, sức mạnh của “người
đàn ông thực thụ” thường là một phẩm chất quan trọng. Các em thích đấu tranh, thích đọ sức, có thể gây gổ nhằm chứng minh sức mạnh ưu thế của mình so với người khác.
Vì vậy, ở lứa tuổi THCS, các em nam thường khó kiềm chế cảm xúc, dẫn đến những hành vi tiêu cực, mang tính bạo lực hơn các bạn nữ, góp phần chứng minh năng lực cảm xúc – xã hội có sự chênh lệch về giới tính.
2.3.2.2. So sánh mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh trên phương diện trường học
Dựa vào kết quả kiểm nghiệm cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ năng lực cảm xúc – xã hội trên phương diện trường học (Sig = 0.036 < 0.05), cụ thể học sinh trường công lập có mức độ trung bình về năng lực cảm xúc – xã hội cao hơn so với học sinh trường tư thục (49.4% > 30.6%). Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận của đề tài, đời sống xúc cảm - tình cảm của lứa tuổi thiếu niên chính là sự phát triển mạnh mẽ của các loại tình cảm cấp cao như như tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ. Tuy nhiên, do sự phát triển quá mạnh mẽ nên xúc cảm - tình cảm của thiếu niên khi biểu hiện ra thường có cường độ khá mạnh, chưa ổn định, còn chứa nhiều mâu thuẫn và dễ thay đổi. Vì vậy, trong quá trình giáo dục cần chú ý tác động đến xúc cảm - tình cảm của các em một cách có chừng mực, tránh tạo ra cơn xúc động mạnh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe hoặc gây ra những hành vi tiêu cực cho bản thân các em và người khác. Muốn được như vậy người giáo dục cần phải biết tôn trọng những nhu cầu và mong muốn chính đáng của thiếu niên, tôn trọng những xúc cảm - tình cảm của các em, tổ chức, hướng dẫn