2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (dựa trên thang mẫu)
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Từ cơ sở lý luận, đề tài đã xây dựng bảng hỏi cho học sinh gồm hai phần:
Phần A - thông tin cá nhân: có 5 câu hỏi định danh nhằm thu thập các thông tin cá nhân của học sinh về giới tính, trường, khối lớp, hạnh kiểm và kết quả học tập ở học kì gần nhất.
Phần B - nội dung hỏi: gồm 60 câu hỏi khảo sát chia thành 2 phần:
Phần 1: Đánh giá mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS theo thang đo SDQ.
Phần 2: Xác định thực trạng biểu hiện năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS.
2.2.1.1. Giới thiệu về thang đo SDQ
Thang đo SDQ (Strengths and Difficulties Questionnaire) là một bản câu hỏi kiểm tra hành vi ngắn cho thanh niên từ 3 đến 16 tuổi. Nó được thiết kế để sử dụng bởi các nhà nghiên cứu, bác sĩ lâm sàng và trong các môi trường giáo dục. SDQ đánh giá thuộc tính tâm lý, một số tích cực và tiêu cực khác. SDQ có thể được sử dụng để đánh giá lâm sàng, đánh giá kết quả của can thiệp hoặc chương trình, dịch tễ học, nghiên cứu và sàng lọc.
Thang đo SDQ là một trong những thang đo được tổ chức CASEL đề xuất trong những nghiên cứu của mình để đánh giá năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh trong độ tuổi từ 3 đến 16 tuổi, từ đó tạo cơ sở trong việc thiết kế, ứng dụng giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội cho các em [31].
SDQ được cấu trúc với nhiều phiên bản. Phiên bản cung cấp thông tin của SDQ được thiết kế để phụ huynh hoặc giáo viên hoàn thành. Nó bao gồm 25 câu và có thể được sử dụng để đánh giá trẻ em từ 4 đến 16 tuổi (Goodman, 1997). Có một phiên bản sửa đổi nhỏ cho phụ huynh và giáo viên đánh giá trẻ 3 và 4 tuổi. Ngoài ra còn có một phiên bản tự đánh giá dành cho thanh thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi. Bao gồm 25 câu tương tự được điều chỉnh về mặt câu chữ (Goodman et al, 1998).
Ngoài ra, có một phiên bản SDQ được bổ sung thêm các yếu tố tác động ở mặt sau. Các câu hỏi này nhằm đánh giá mức độ nhận thức của người thực hiện thang đo về những khó khăn đang gặp phải cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng trong cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Điều này cung cấp thông tin bổ sung hữu ích cho các nhà lâm sàng và các nhà nghiên cứu (Goodman, 1999).
b. Chuẩn hóa thang đo SDQ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) (www.rtccd.org.vn) đã sử dụng phương pháp truyền thống để xác định độ nhạy, độ đặc hiệu và ngưỡng chẩn đoán cho bộ công cụ sàng lọc rối nhiễu tâm trí ở người lớn SDQ20 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và sử dụng cách tiếp cận mới thống kê học để chuẩn hoá bộ công cụ SDQ25 trong sàng lọc rối nhiễu tâm trí trẻ em ở Việt Nam (Trần Tuấn 2006) [18].
Tháng 2/2005, Trung tâm RTCCD triển khai phương pháp mới đánh giá độ tin cậy công cụ sàng lọc rối nhiễu tâm trí trẻ em dựa trên cơ sở xác suất mà công cụ đó đạt được khi phân biệt đúng trẻ cộng đồng và trẻ đến phòng khám tâm bệnh. Nghiên cứu bắt đầu bằng chọn ra 107 trẻ đến khám tại Khoa Tâm bệnh của Bệnh viện Nhi Trung Ương, sau đó đấu cặp theo giới, tuổi, học vấn, và nơi ở để chọn ra 107 trẻ ở cộng đồng. Bố mẹ và giáo viên của trẻ thực hiện việc tự điền mẫu phiếu SDQ25 phiên bản tiếng Việt ©RTCCD 2004, kèm theo được phỏng vấn bởi nghiên cứu viên cũng dùng bộ câu hỏi trên. Trẻ từ 11 tuổi trở lên được đề nghị thực hiện tự điền phiếu SDQ25. Kỹ thuật phân tích Receiving Operating Characteristics (ROC) chạy trên Stata 8 được dùng để tính khả năng chẩn đoán, ngưỡng chẩn đoán, độ nhậy, độ đặc hiệu của công cụ.
Nghiên cứu rút ra các kết luận sau:
- Khả năng chẩn đoán của bộ câu hỏi SDQ25 phiên bản tiếng Việt ©RTCCD 2004 đạt từ 0.70 đến 0.79 tuỳ theo đối tượng và phương thức lấy tin;
- Khả năng chẩn đoán của bộ câu hỏi SDQ25 không khác nhau giữa phương thức tự điền và phỏng vấn;
- Cho phương thức tự điền, SDQ25 phiên bản tiếng Việt ©RTCCD 2004 có ngưỡng chẩn đoán trẻ bị nghi ngờ rối nhiễu tâm trí khi điểm số SDQ25 ở mức >=13 khi thầy cô giáo thực hiện việc đánh giá, và mức >=14 khi bố mẹ hoặc trẻ thực hiện tự đánh giá;
- Sử dụng bộ câu hỏi SDQ25, thầy cô giáo là nguồn cung cấp thông tin đánh giá về rối nhiễu tâm trí của trẻ có độ tin cậy ổn định hơn so với bố mẹ hoặc chính bản thân trẻ.
c. Cách tính điểm thang đo SDQ
25 câu hỏi trong SDQ bao gồm 5 thành tố. Thông thường dễ dàng nhất là ghi điểm tất cả các thành tố trước khi tính ra tổng số điểm khó khăn. “Có vẻ đúng” luôn được ghi bằng 1, nhưng điểm “Không đúng” và “Hoàn toàn đúng” khác nhau ở từng câu hỏi, được thể hiện trong bảng điểm dưới đây.
Đối với mỗi thành tố, điểm số có thể dao động từ 0 đến 10 nếu tất cả các câu hỏi đã hoàn thành.
Bảng 2.2. Bảng tính điểm thang đo SDQ
Câu hỏi Không
đúng
Có vẻ đúng
Hoàn toàn đúng
Câu 1: Tôi cố tỏ ra tử tế với mọi người. Tôi quan tâm
đến cảm nhận của họ 0 1 2
Câu 2: Tôi bị bồn chồn. Tôi không thể ngồi yên lâu 0 1 2 Câu 3: Tôi rất hay bị đau đầu, đau dạ dày và bênh tật 0 1 2 Câu 4: Tôi sẳn lòng chia sẻ với người khác, ví dụ như đồ
Câu 5: Tôi hay nóng giận và mất bình tĩnh 0 1 2 Câu 6: Tôi muốn được ở một mình hơn là với những
người ở lứa tuổi của tôi 0 1 2
Câu 7: Tôi thường làm như những gì được yêu cầu 2 1 0
Câu 8: Tôi lo lắng về nhiều thứ 0 1 2
Câu 9: Tôi thường giúp đỡ nếu ai đó bị đau buồn hoặc bị
ốm 0 1 2
Câu 10: Tôi dễ bị nản lòng hoặc xấu hổ 0 1 2
Câu 11: Tôi có ít nhất một người bạn tốt 2 1 0
Câu 12: Tôi đánh nhau rất nhiều, tôi có thể khiến những
người khác làm điều mình muốn 0 1 2
Câu 13: Tôi thường không vui, suy sụp hoặc khóc than 0 1 2 Câu 14: Những người cùng độ tuổi nhìn chung đều thích
tôi 2 1 0
Câu 15: Tôi thường dễ bị phân tâm, khó tập trung 0 1 2 Câu 16: Tôi thường lo lắng ở những tình huống mới. Tôi
dễ mất tự tin 0 1 2
Câu 17: Tôi thường đối xử tốt với những trẻ nhỏ hơn 0 1 2 Câu 18: Tôi thường bị tố cáo nói dối và gian lận 0 1 2
Câu 19: Tôi thường bị trêu chọc và bắt nạt 0 1 2
Câu 20: Tôi thường đề nghị giúp đỡ người khác (ba mẹ,
giáo viên, trẻ nhỏ) 0 1 2
Câu 21: Tôi thường suy nghĩ kỹ trước khi hành động 2 1 0 Câu 22: Tôi lấy những thứ không phải của mình ở nhà,
trường học hoặc nơi khác (hành vi ăn cắp) 0 1 2
Câu 23: Tôi hòa nhập tốt hơn với người lớn so với những
Câu 24: Tôi có nhiều nỗi sợ. Tôi dễ bị hốt hoảng 0 1 2 Câu 25: Tôi làm việc nhà hay bài tập đến khi hoàn thành.
Khả năng chú ý của tôi tốt 2 1 0
Tổng số điểm khó khăn: Được xác định bằng cách tổng hợp điểm từ tất cả các thành tố trừ thành tố hành vi xã hội và có kết quả từ 0 đến 40.
Điểm “Biểu hiện bên ngoài” và “Biểu hiện bên trong”: Điểm biểu hiện bên ngoài có giá trị từ 0 đến 20 và là tổng điểm của “Các vấn đề hành vi” và “Tính tăng động”. Điểm biểu hiện bên trong từ 0 đến 20 và là tổng của “Các vấn đề về cảm xúc” và “Vấn đề trong các mối quan hệ”. Sử dụng hai điểm số kết hợp này trên bình diện chung có thể thích hợp hơn so với sử dụng bốn điểm số riêng biệt trong các mẫu cộng đồng, việc sử dụng bốn điểm số riêng có thể làm tăng thêm tỉ lệ đối tượng có nguy cơ cao trong các mẫu đo lường, đánh giá (Goodman & Goodman. 2009 Strengths and difficulties questionnaire as a dimensional measure of child mental health. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry 48(4), 400-403).
Bảng 2.3. Bảng tính điểm các yếu tố tác động trong thang đo SDQ
Không chút nào Chỉ chút ít Tương đối Rất nhiều Cuộc sống gia đình 0 0 1 2 Quan hệ bạn bè 0 0 1 2
Tiếp thu kiến thức trong lớp học 0 0 1 2
Bảng 2.4. Bảng quy đổi mức độ năng lực cảm xúc – xã hội theo thang đo tự đánh giá SDQ Mức độ trung bình Khá thấp Thấp Rất thấp Tổng điểm SDQ 0 – 14 15 – 17 18 – 19 20 – 40 Các vấn đề về cảm xúc 0 – 4 5 6 7 – 10 Các vấn đề về hành vi 0 – 3 4 5 6 – 10 Tính tăng động 0 – 5 6 7 8 – 10 Vấn đề trong các mối quan hệ 0 – 2 3 4 5 – 10 Hành vi xã hội 7 – 10 6 5 0 – 4 Yếu tố tác động 0 1 2 3 – 10
2.2.1.2.Thang đo thực trạng biểu hiện năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS
a. Cách thức chấm điểm
- Với các câu hỏi từ 1 đến 25 (Phần 2) có 5 mức độ lựa chọn, mỗi nội dung đều có 5 mức điểm từ 1 đến 5. Tương ứng với từng mức độ thì có điểm số như bảng sau:
Bảng 2.5. Bảng tính điểm các biểu hiện của năng lực cảm xúc – xã hội
Mặt biểu hiện
Câu hỏi Không
bao giờ Hiếm khi Thỉnh Thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Nhận thức bản thân
2. Tôi biết chính xác điều gì khiến
tôi cảm thấy phiền lòng khi ở trường 1 2 3 4 5 3. Tôi biết được mình là một người
sống vì cảm xúc hay không 1 2 3 4 5
4. Tôi hiểu được vì sao mình cảm
6. Tôi ý thức được những suy nghĩ
trong đầu mình 1 2 3 4 5
7. Tôi có thể chia sẻ về những niềm tin, lý tưởng và quan niệm sống của mình
1 2 3 4 5
Làm chủ bản thân
1. Tôi thể hiện cảm xúc tích cực như niềm vui và sự nhiệt huyết để động viên mọi người
1 2 3 4 5
9. Mỗi khi tức giận, tôi có thể tự trấn
an mình để bình tĩnh trở lại 1 2 3 4 5
18. Tôi giữ được bình tĩnh khi một
người nào đó xúc phạm mình 1 2 3 4 5
21. Tôi lập kế hoạch cho bản thân
khi muốn thực hiện điều gì đó 1 2 3 4 5
23. Tôi đặt ra những giới hạn cho
bản thân để quản lý mình tốt hơn 1 2 3 4 5
Nhận thức xã hội
8. Tôi tin rằng mỗi người đều có
những giá trị của riêng mình 1 2 3 4 5
10. Tôi cảm thấy khó tiếp thu những
ý kiến trái ngược với mình 5 4 3 2 1
12. Những bạn ở vùng miền khác
khiến tôi cảm thấy khó chịu 5 4 3 2 1
13. Tôi tránh nói những điều nhạy cảm với một người/nhóm người nào đó
1 2 3 4 5
16. Tôi cảm thấy nể phục và chúc mừng khi bạn tôi đạt được một thành tích nào đó
1 2 3 4 5
các mối quan hệ
người khác thì thật dễ dàng
11 Tôi để ý đến cảm xúc của mọi
người khi muốn yêu cầu điều gì 1 2 3 4 5
14 Tôi cảm thấy dễ chịu khi trò
chuyện cùng bố mẹ 1 2 3 4 5
15 Khi xảy ra mâu thuẫn, tôi có thể
dàn xếp mọi chuyện ổn thỏa 1 2 3 4 5
24 Tôi có nhiều bạn bè và mọi
người thích tâm sự cùng tôi 1 2 3 4 5
Ra quyết định có trách nhiệm
17 Tôi tự chịu trách nhiệm cho
quyết định của mình 1 2 3 4 5
19 Khi trốn học, tôi cảm thấy tội lỗi
1 2 3 4 5
20 Tôi hành xử mà không cân nhắc
đến hậu quả của nó 5 4 3 2 1
22 Tôi cảm thấy hối tiếc vì những
quyết định sai lầm của mình 1 2 3 4 5
25 Khi quyết định, tôi cân nhắc lợi
ích tập thể trước 1 2 3 4 5
Bảng 2.6. Cách quy đổi điểm câu 1 đến câu 25 trong thang đo thực trạng biểu hiện năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS
Điểm trung bình Mức độ
1 – 1.8 Không bao giờ
1.81 – 2.6 Hiếm khi
2.61 – 3.4 Thỉnh thoảng
3.41 – 4.2 Thường xuyên
- Các câu hỏi số từ 26 đến 30 (Phần 2) là các câu hỏi lựa chọn gồm 4 nội dung trả lời ở mỗi câu. Các nội dung trả lời sẽ không được tính điểm nhưng được thống kê tần số nhằm củng cố thêm những phân tích về thực trạng biểu hiện năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS.
b. Kiểm tra mức độ tin cậy thang đo thực trạng biểu hiện năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS
Để kiểm tra mức độ tin cậy của thang đo, đề tài tiến hành và phân tích hệ số Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo là 0.77. Vì vậy có thể kết luận rằng: thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy.
c. Cách xử lý số liệu
Trong nghiên cứu này nhóm đã sử dụng những thống kê về tính N (Tổng), F (Tần số), Mean (Trung bình cộng), SD (Độ lệch tiêu chuẩn), kiểm nghiệm T test và Chi-Square (Chi bình phương) với phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Kiểm nghiệm Chi-Square (Chi bình phương) về mức độ năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh trên các phương diện giới tính, trường, khối lớp, hạnh kiểm, học lực của nhóm mẫu khảo sát.
Kiểm nghiệm T test về trị trung bình của mức độ năng lực cảm xúc – xã hội và thực trạng biểu hiện năng lực cảm xúc xã hội ở học sinh THCS.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 2.2.2.1. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành phỏng vấn học sinh và giáo viên chủ nhiệm nhằm:
- Bổ sung thêm thông tin để góp phần làm sáng tỏ kết quả khảo sát - Kiểm tra độ trung thực của các kết quả trả lời phiếu điều tra ý kiến.
- Tìm hiểu sâu hơn về đối tượng nghiên cứu qua một số khách thể điển hình.
2.2.2.2. Cách thức tiến hành
- Liên hệ với một số học sinh đã thực hiện khảo sát và giáo viên chủ nhiệm để làm rõ số liệu xử lý được về năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh THCS.
- Tiến hành phỏng vấn 50 học sinh và 30 giáo viên chủ nhiệm đại diện cho các trường dựa trên bảng phỏng vấn với câu hỏi đã chuẩn bị sẵn theo mục đích nghiên cứu. Có thể sử dụng thêm những câu hỏi phát sinh tùy theo vấn đề phát sinh trong nội dung trả lời của khách thể.
2.2.3. Phương pháp sử dụng các tình huống
Để có cái nhìn tổng quan hơn về năng lực cảm xúc – xã hội, người nghiên cứu tiến hành xây dựng các tình huống về năng lực cảm xúc – xã hội và quan sát các biểu hiện, từ đó đưa ra những phân tích.
Kết quả của phương pháp này dùng để củng cố bổ sung và minh họa cho các lập luận về kết quả nghiên cứu thực trạng.
2.2.4. Phương pháp thống kê toán học 2.2.4.1. Mục đích nghiên cứu
Xử lý tất cả các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ sở để biện luận kết quả nghiên cứu.
2.2.4.2. Nội dung nghiên cứu
- Thống kê mô tả: tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm, kiểm nghiệm Chi bình phương, kiểm nghiệm T test.
- So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các mặt khác nhau trong cùng một chỉ báo nghiên cứu.
2.2.4.3. Cách thức tiến hành
Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS 16.0 để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu.