Nhân vật phản diện niềm căm phẫn của ngòi bút Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (Trang 34 - 36)

1. Xét từ góc độ phẩm chất, đặc điểm tính cách nhân vật và việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu khắc họa thành công nhân

1.2. Nhân vật phản diện niềm căm phẫn của ngòi bút Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu xây dựng loại nhân vật phản diện không nhiều nhưng số ít ấy cũng đủ gây ấn tượng cho người đọc. Đấy là những nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng của con người.

Quang trong Cơn giông là điển hình cho loại người phản bội. Hắn là kẻ "suốt một đời tài hoa như một cái ngọn cây dẻo dai uốn theo mọi chiều giông bão", không chính kiến mà luôn ngả nghiêng, dao động. Mới hôm nào, hắn còn là đồng đội, đồng chí, cùng xẻ chia với bạn bè, biết "sờ gái miệng nói đạo đức", tỏ ra cứng rắn, có quan điểm lập trường vững vàng thế mà bằng một sự tráo trở bất ngờ, hắn đã chạy sang hàng ngũ địch, quay lưng thành kẻ thù. Khi kháng chiến đang trong tình hình khó khăn nhất cũng là lúc hắn sợ thiếu thốn, sợ những công việc nặng nhọc, không chịu nổi hoàn cảnh khắc nghiệt. Hắn chiêu hồi để thỏa mãn những ham muôn thấp hèn, những dục vọng tầm thường, "sự phản bội của hắn đã nằm ngay trong tính cách của hắn." Đối diện với đồng đội cũ đang bị thương, hắn thành kẻ bỉ ổi khi đẽo miệng dụ dỗ Thăng đi theo con đường nhơ nhớp mà hắn đã từng. Hắn hứng chịu cái tát tai trời giáng của Thăng cùng chính là đòn trừng phạt kẻ phản quốc, phản lại đồng đội mình.

Cái con người đê tiện của hắn đã sớm bộc lộ với hành động cưỡng hiếp Hân và sau này là thái độ bất nhã khi tiếp xúc với Thận. Điều đó chứng tỏ rằng, hắn - một kẻ phản quốc đang trọn đường trở về - nhưng dường như bản chất xấu xa ấy vẫn là bất biến. Nguyễn Minh Châu đã sẵn sàng vạch toang sự thật với nỗi lòng cay đắng, xót xa.

Trong tiểu thuyết Đất trắng, Nguyễn Trọng Oánh cũng đã xây dựng nhân vật phản bội Tám Hàn. Giữa lúc tình hình kháng chiến hết sức khốc liệt, căng thẳng đến

ngột ngạt thì Tám Hàn, phó chính ủy quân khu sắp được nhận quân hàm thượng tá, đã dao động và chui vào đồn địch tự thú. Nguyễn Trọng Oánh đã thẳng thắn nhìn vào mặt trái của hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, việc phản bội của Tám Hàn đã có những tiền đề biểu hiện do đó nó không gây sự sửng sốt mà chỉ khiến người ta căm phẫn.

Trong những trang văn cuối cùng Ngồi buồn mà viết mà chơi (Văn nghệ Quân đội, 4/1989), Nguyễn Minh Châu đúc kết: "Vả lại cuộc sống trên trái đất này, thời nào và ở đâu cũng đầy rẫy oan khiên, oan khuất và cái ác bao giờ cũng mạnh mẽ và lẫm liệt, đầy mưu ma chước quỷ, còn cái thiện thì ngu ngư và ngây thơ, lại thường cả tin." Nếu như Lưu, Phác đại diện cho lực lượng chính nghĩa thì Toàn, Thái, Đĩnh tiêu biểu cho loại nhân vật phản diện trong truyện này. Ở một góc đứng khác với Quang trong Cơn giông, chúng là một lũ cơ hội dần dần mọc ra những mầm ác.Trong đó, tập trung của tất cả những gìphi đạo đức, phi nhân tính rất là nhân vật thủ trưởng Toàn. Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ sự phẫn nộ của mình đối với loại người này một cách gay gắt trên tác phẩm. Qua phản ứng mạnh mẽ, thẳng thắn của Phác, Toàn bị bóc trần giữa thanh thiên bạch nhật: từ một anh coi hậu cứ đã hèn nhát thừa cơ nhảy vô kiếm ghế tiểu đoàn trưởng, không những thế hắn còn đối xử với những người lính giải phóng vừa chiến thắng hết sức dã man, bằng kỷ luật của một "trại trưởng Z8". Hắn đề ra luật "5 không" để cách ly những người lính với cuộc sống bên ngoài, bắt họ tập đi đều dưới trời mưa với cái chiêu bài gọi là "kỷ luật quân đội" và rắp tâm công khai chèn ép những người không phục tùng hắn. Cái tâm độc địa đó còn gài mìn để bẫy chết đồng đội khi họ ra thăm mộ các liệt sĩ mới ngã xuống trong ngày giải phóng. Hắn đã ngang nhiên đạp trên xương máu bao người để sống một cuộc sống phè phỡn, ung dung uống rượu, nhai thịt chó trong khi bao đồng đội chỗ ăn, chỗ ngủ còn chưa yên. Điều khủng khiếp nhất ở con người này là việc Toàn đối xử với người mẹ đã mang nặng đẻ đau ra hắn. Chỉ qua lời phỏng đoán ban đầu của Phát: "Hắn sẽ nghênh tiếp anh như một vị thượng khách nhưng sai lính ra xua bà mẹ hắn đi cho coi" đã bóc trần bản tính của "thủ trưởng Toàn". Tất cả hành động, thái độ của hắn, quả đúng hắn làmột con quỷ, "quỷ già đời" có một trái tim đá và lối sống làm thiệt hại đến bao người.

Nối gót Toàn là đại đội trưởng Đỉnh, một con "quỷ tập sự". Y đã ích kỷ vì chút lợi lộc của bản thân mà phản lại bạn bè với thái độ bợ đỡ, hèn nhát. Y đã nhanh chóng trở mặt tuy còn hơi rụt rè. Chỉ vì muốn giành cái ghế tiểu đoàn phó mà y đã trở thành một cái máy nghèo nghĩ suy dưới bàn tay điều khiển của Toàn. Chỉ vì miếng ăn ngon mà y chấp nhận bị sĩ nhục dù có hơi e ngại. Việc làm nhơ nhớp của y - Nguyễn Minh Châu đã kinh tởm trên từng con chữ, ông đã mạnh dạn vạch trần sự thật đau lòng.

Bên Đỉnh, bên Toàn còn có Thái, một chính ủy trung đoàn trong những ngày đầu kháng chiến nhưng sau đó lại có một thời gian chẳng mấy tốt đẹp gì. Rồi Thái lại lóp ngóp ngoi lên chuẩn bị sang cái ghế "chính ủy sư đoàn." Với câu nói cửa miệng "Tốt, tốt quá!", hắn như cái hình nộm biết cách luồn lách để tạo chỗ đứng cho mình. Qua cái vẻ đĩnh đạc, đàng hoàng giả tạo bên ngoài, con người thật của hắn bị lôi tuột ra ánh sáng hết sức bỉ ổi, cùng một xuồng.

Nguyễn Minh Châu khi xây dựng nhân vật phản diện, ông đã bửa thẳng vào họ những nhát búa kinh hoàng. Nhà văn đã không ngần ngại vạch trần bản chất thối tha của lũ người hèn hạ ấy, qua đó người đọc thấy ở ông một tấm lòng đau đời, đau người đến uất ức, muốn vỡ tung trên từng câu chữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)