3. Căn cứ vào cấu trúc nội dung nhân vật, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xây dựng các loại nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng
3.3. Nhân vật tư tưởng tự thức nhận về mình và thế giới quanh mình
Chiến tranh kết thúc, cũng là lúc Nguyễn Minh Châu quá tuổi trung niên. Ấy là cái tuổi người ta có đủ độ lùi để ngồi ngẫm lại mình; và với khả năng tinh nhạy của nhà văn, có thể tổng kết được cả một đời người. Dù có biến chuyển trong ngòi bút nhưng dường như người đọc không bất ngờ trước những tác phẩm sau này của Nguyễn Minh Châu rất đằm chất suy tư. Bởi thế, một loại nhân vật mới xuất hiện trong sáng tác của ông đấy là nhân vật tư tưởng - tự thức nhận về mình và thế giới quanh mình. Không riêng gì Nguyễn Minh Châu, trong văn học những năm 80, một loạt những nhân vật tự nhìn lại mình đã xuất hiện, chứng tỏ bước tiến trong cái nhìn về con người của các nhà văn. Ở Nguyễn Minh Châu, nhân vật của ông được đặt trước tòa án lương tâm đã tự thú về mình, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách mà từ trước đến giờ họ chưa dám hoặc chưa đủ điều kiện để soi xét.
Tác phẩm mang đậm dấu ấn này là truyện ngắn Bức tranh được viết không lâu sau giải phóng. Nhân vật chính của tác phẩm là một họa sĩ có chút tiếng tăm và cái tiếng tăm đó đạt được cùng lúc với sự mắc phải cái tội bàng quan mà lương tâm con người không cho phép. Cuốn phim quá khứ chầm chậm quay ngược về. Người họa sĩ - nhân vật "tôi" - sau khi khéo léo từ chối yêu cầu của anh chiến sĩ đã hết sức bất ngờ
và áy náy trước sự độ lượng của người chiến sĩ này nên đã đồng ý vẽ một bức tranh "truyền thần" hầu mong đáp đền để bớt thẹn với lương tâm. Những tưởng con người ta có thể sửa chữa sai lâm như thế là xong, nào ngờ danh vọng, tiếng tăm đến với anh từ bức vẽ đó khiến anh bỏ rơi lời hứa của mình. Mặc dù có trăm nghìn lý do đế biện hộ điều đó nhưng một lần nữa, khi đối diện với người chiến sĩ rất bao dung kia, không còn cách nào khác, người họa sĩ phải quay về tự phanh phui, mổ xẻ chính mình. Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật tự thú trước mình, trước cuộc đời. Sau bao nhiêu lý lẽ tự bào chữa không xuôi, anh đã can đảm nạp mình và phơi bày bộ mặt thật mang chất biếm họa ra trước gương soi. Khi viết về sự dằn vặt nội tâm hết sức day dứt này, Nguyễn Minh Châu đã chứng tỏ được ngòi bút rất tinh tế. Ông đã miêu tả thành công quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật từ cảm giác xấu hổ, hối hận trỗi dậy rồi lắng xuống bởi những lời biện hộ đầy sức thuyết phục, nhưng như một lổ hổng đã làm dòng nước vỡ tràn: sự hối lỗi lại được dịp bùng lên kéo theo niềm ăn năn, cắn dứt mãi không nguôi. Nó là kết quả của sự vật vã âm thầm, của những cơn bão nội tâm của người họa sĩ, cũng chính là sự trăn trở, giằng xé, vật lộn trong lòng nhà văn để truyền tải tư tưởng của mình: "Lời đề nghị rụt rè xin mọi người hãy tạm ngưng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự duy suy nghĩ về chính mình.”
Nhân vật tư tưởng thể hiện mình qua những dòng suy tư, những độc thoại nội tâm và cả sự đôi thoại với chính mình. Ở một góc độ khác, đây là loại nhân vật, bằng những con đường khác nhau, đi tới sự nhận thức, ý thức được chính bản thân mình. Người thủ thành nổi tiếng (Dấu vết nghề nghiệp) đã trở về ngày xưa với những hồi tưởng đậm đặc ngay trong những ngày sắp từ giã cõi đời. Trong suốt cuộc đời sống trọn cho sự nghiệp bóng đá của ông, ông đã nếm trải tất cả những vinh quang và cay đắng, đã có những giây phút tột cùng căng thẳng khiến gây nên những sai sót trong cái chớp mắt, những vinh quang và đau đớn bày ra trước mắt bàn dân thiên hạ và cả những vinh nhục thầm kín không bao giờ quên của cả một đời. Sự nghiệp của ông đúc rút lại để nói lên một điều về sự nghiệt ngã và tình người trong bóng đá.
Ban là một chân tiền đạo nhưng trong một giây phút thần kỳ,người thủ môn đã bắt được quả bóng vô cùng hiểm hóc của cú phạt đền 11m từ chân Ban. Quả bóng ấy
đã làm lừng lẫy tiếng tăm của người thủ thành, đồng thời làm mất chiếc áo tiền đạo của Ban và Ban mất luôn người yêu của mình...
"Sự nghiệp một đời có thể suy sụp vì một chút làm người ta thất vọng không đúng lúc". Người thủ môn về sau đã được hưởng một đặc ân và điều đó cũng đủ để ông day dứt suốt cuộc đời, để soi nghiệm lại chính mình. Lẽ ra quả bóng ấy thủ môn không bắt được. Mà sự thật là đã không bắt được. Một quả bóng mang lại cái điều rủi ro, bất hạnh trong cái thời huy hoàng nhất của đời thủ môn của ông - một quả bóng mà "một đứa trẻ lên ba cũng có thể đưa hai tay nhặt ôm vào bụng được" – mà một thủ thành nổi tiếng như ông lại để lọt lưới. Sự thất bại thảm hại ấy tưởng như sắp làm cho ông sụp đổ thì chính tình người trong bóng đá đã nâng ông dậy. Trọng tài đã công nhận bàn thắng dù biết rằng tay ông đã chạm vạch vôi và điều đáng nói ở đây, trọng tài không ai khác là Ban. Trong giờ khắc ấy, sự công bằng không hẳn là lẽ phải - ấy là tấm lòng.
Chính sự thấu hiểu tâm lý và tấm lòng bao dung của Ban đã làm cho lão tướng thủ thành mãi đến phút cuối cuộc đời vẫn còn kính phục và trân trọng. Những khoảnh khắc hiếm hoi ấy đã làm cho ông phải suy nghĩ cả một đời để hoàn thiện mình hơn, ông đã bắt bóng hay trong nhiều năm nữa để xứng đáng với Ban và đã dạy dỗ riêng cho từng người những bài học quí báu sau những trận đấu ồng sắm vai một trọng tài biên. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu như luồn lách vào từng ngõ sâu tâm hồn để tải tất cả những nỗi lòng, những tâm tư, điều thầm kín của người thủ thành lên trang sách. Qua tác phẩm, nhà văn "muốn đề nghị một cách nhìn con người sao cho thỏa đáng, mang tính xây dựng"- đấy chính là điều tâm huyết mà Nguyễn Minh Châu muốn gởi gắm.
Nếu như ở Bức tranh, Dấu vết nghề nghiệp, nhân vật tự chiêm nghiệm qua những suy tư, hồi tưởng, trăn trở của chính mình thì trong truyện ngắn sắm vai,
Nguyễn Minh Châu xây dựng một loại nhân vật tư tưởng được thể hiện qua suy lý của người khác. Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật của mình trong thế so sánh: hai nhân vật với hai công việc trái ngược nhau: một nhà văn chân chính thì loay hoay sắm vai cho mình trở thành con người lịch lãm trong xã hội dưới sự chi dẫn, điều
khiển của vợ; một diễn viên kịch thì bắt đầu tập tễnh đi vào nghiệp văn. Đặt trong mối tương quan đó để soi rọi vào nhân vật nhà văn T. - anh đã hết mình trong cuộc chơi nhưng cũng đã sớm nhận ra cái nhạt nhẽo của sự giả tạo.
Sắm vai thuật một quá trình đấu tranh giữa hai mặt của con người để chọn lựa cho mình cách sống phù hợp; sống kịch với chính mình. Nhà văn đã để cho nhân vật "tôi" quan sát, tự phanh phui, mổ xẻ những diễn biến, xung đột trong quá trình phân thân của nhân vật T. - một con người mà trước kia "dám tự tước bỏ đi hết mọi cái phù phiếm, những lớp vỏ bề ngoài vô bổ, tất cả những cái gì lấp lánh có thể lừa dối mình và người khác, trong cuộc sống hàng ngày của chính mình." Câu chuyện thực chất là diễn biến xung đột nội tâm của T. trước bi kịch đánh mất bản thân. Từ một người sống nghiêm ngặt, anh đã biến mình thành một người khác: cách ăn mặc, nói năng, cư xử đều cứng nhắc, lố bịch và mất tự nhiên, để rồi cuối cùng không chịu nổi, anh đã tìm mọi cách để về lại chính mình dù biết rằng có thể làm sứt mẻ hạnh phút gia đình riêng. Ở đây,nhân vật khẳng định mình không thông qua hành động, ngôn ngữ mà bằng nhận thức, bằng những dòng suy tư nổi trên trang giấy, để trở về đúng bản ngã của mình. Hàng loạt câu hỏi tu từ kiểm nghiệm, chất vấn ở cuối tác phẩm đã thể hiện được ý đồ muốn chuyển tải của nhà văn: "Trong những cái đánh mất, có thể đánh mất vàng bạc châu báu nhưng không được đánh mất mình."
Các loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu rất đa dạng và phong phú trong phức tạp cuộc sống đời thường. Việc phân loại thành các nhân vật như đã trình bày trên dựa trên đặc điểm nổi trội của nhân vật chứ không hẳn thuần nhất như vậy. Con người trong xu thế phát triển,vốn không đồng nhất với chính nó, do đó sự phân chia không có ý nghĩa tuyệt đối cứng nhắc, mà thường mỗi nhân vật hay tìm đến sự kết hợp pha trộn. Nhân vật của Nguyễn Minh Châu chưa hẳn đã được xây dựng một cách xuất sắc nhưng cũn ỉa có chỗ đứng trong lòng người đọc.