Đánh giá phân bố độ cao xun g Tally F8 32

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các đặc trưng suy giảm của tia gamma đối với một số loại vật liệu bằng phương pháp monte carlo​ (Trang 44 - 46)

Để so sánh với dữ liệu thực nghiệm, kiểu phân bố độ cao xung cần được quan tâm. MCNP cung cấp 7 tally chuẩn cho neutron, 6 tally chuẩn cho photon và 4 tally chuẩn cho

electron. Các tally cơ bản này có thể được thay đổi bởi người dùng theo nhiều cách khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, loại hạt được sử dụng là photon và quan tâm đến phổ thu nhận được bởi đầu dò ở các mức năng lượng khác nhau nên chúng tôi chọn kiểu phân bố độ cao xung là Tally F8.

Tally F8 hay còn gọi là tally độ cao xung có chức năng cung cấp các xung theo năng lượng được tạo ra trong một cell mà được mô tả như một đầu dò vật lý. Nó cũng cho ta biết năng lượng bỏ lại trong một cell. Dù cho số liệu đầu vào của F8 là các cell, nhưng nó không phải là tally độ dài của vết trong cell. Tally F8 được tạo ra ở các điểm nguồn và các chỗ giao của bề mặt. Các bin năng lượng trong tally F8 tương ứng với năng lượng toàn phần bỏ lại trong đầu dò ở các kênh đã được định rõ bởi một hạt vật lý.

Đối với tally độ cao xung, cell nguồn được tính với năng lượng nhân với trọng số của hạt nguồn. Khi một hạt đi qua một bề mặt, năng lượng nhân với trọng số của một nguồn sẽ bị trừ đi trong cell mà nó đi khỏi và cộng thêm vào trong cell mà nó tới. Năng lượng ở đây là động năng của hạt cộng với 2m0c2 nếu hạt là positron. Ở cuối quá trình tương tác, các dữ liệu ghi nhận được trong mỗi cell sẽ được chia cho trọng số của nguồn. Năng lượng được tính ra sẽ xác định bin năng lượng nào được ghi nhận xung. Giá trị của số đếm là trọng số của nguồn đối với tally F8 và trọng số của nguồn nhân với năng lượng nếu là tally *F8. Giá trị của số đếm sẽ là 0 nếu không có vết nào vào trong cell trong suốt lịch sử hạt.

Tally độ cao xung là một tally sử dụng cho các quá trình tương tự (trừ hạt neutron và hầu hết các thuật toán làm giảm phương sai). Tally độ cao xung phụ thuộc vào việc lấy mẫu mật độ xác suất kết hợp của tất cả các hạt phát ra sau va chạm. MCNP hiện nay không lấy mẫu mật độ kết hợp cho va chạm neutron nhưng đối với photon thì đây là một tally tốt cho việc mô phỏng.

Tally độ cao xung khác so với các tally khác của MCNP là F8:P, F8:E và F8:P đều tương đương nhau. Tất cả năng lượng của photon và electron hiện diện trong cell đều sẽ mất đi dù được mô tả bằng tally nào. Khi tally độ cao xung được dùng với các bin năng

lượng, ta cần chú ý các số đếm âm từ các quá trình không tương tự và các số đếm zero được tạo bởi các hạt đi qua cell đầu dò mà không để lại năng lượng. MCNP xử lý vấn đề này bằng cách đếm các hiện tượng này vào bin năng lượng zero và một bin có năng lượng rất nhỏ (10-5MeV) nên ta có thể cô lập chúng.

Ta chia năng lượng trong tally F8 theo kiểu như sau:

E8 0 1E-5 E1 E2 E3 E4 E5 …

* Card được dùng trong khai báo tally: Fn khai báo loại tally sử dụng

Cú pháp: Fn:p1 Si … Sk trong đó:

n là số tally.

p1 là loại hạt cần ghi nhận (N,P,E).

Si là chỉ số của cell hoặc mặt cần khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các đặc trưng suy giảm của tia gamma đối với một số loại vật liệu bằng phương pháp monte carlo​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)