Lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của cây ngập mặn thực thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 69 - 71)

4. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của cây ngập mặn thực thụ

thực thụ thân gỗ tại Vườn quốc gia Xuân Thủy

Tương tự như lượng cacbon tích lũy trung bình trong sinh khối trên mặt đất, lượng cacbon tích lũy trung bình dưới mặt đất của cây cũng được xác định dựa trên hệ số chuyển đổi từ sinh khối cá thể sang lượng cacbon tích lũy trong sinh khối. Hệ số chuyển đổi của cây Sú trong khu vực nghiên cứu là 0,47 (IPCC, 2006) [36] và của cây Trang là 0,4955 (Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Phạm Hồng Tính, 2016) [5] . Lượng cacbon tích lũy trung bình trong sinh khối dưới mặt đất của cây được thể hiện trong bảng 3.12:

Bảng 3. 12: Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối dƣới mặt đất của rừng ngập mặn tại VQG Xuân Thủy

Đợt điều tra

Tuyến điều tra

Lƣợng cacbon trong sinh khối dƣới mặt đất của

loài sú (tấn/ha)

Lƣợng cacbon trong sinh khối dƣới mặt đất của loài trang (tấn/ha)

Tổng lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối dƣới mặt đất của rừng (tấn/ha) Tháng 4/2018 Tuyến 1 18,29 ± 3,78 6,06 ± 1,87 24,35 ± 5,65 Tuyến 2 18,31 ± 4,68 13,22 ± 3,08 31,53 ± 7,76 Tuyến 3 2,97 ± 0,68 14,28 ± 3,34 17,25 ± 4,02 Trung bình 13,19 ± 3,05 11,18 ± 2,76 24,37 ± 5,81 Tháng 11/2018 Tuyến 1 19,24 ± 4,73 6,54 ± 2,35 25,78 ± 7,08 Tuyến 2 19,49 ± 5,86 13,73 ± 3,59 33,22 ± 9,45 Tuyến 3 3,02 ± 0,91 14,97 ± 4,03 18,17 ± 4,94 Trung bình 13,98 ± 3,83 11,74 ± 3,32 25,72 ± 7,15

Từ bảng trên có thể thấy ở các tuyến điều tra khác nhau thì lượng cacon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của rừng cũng khác nhau phụ thuộc vào sinh khối dưới mặt đất của rừng. Sinh khối dưới mặt đất của rừng càng cao thì lượng cacbon tích lũy

trong sinh khối dưới mặt đất của rừng càng cao và ngược lại. Theo đó lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất theo tuyến điều tra giảm dần theo thứ tự tuyến 2 > tuyến 1 > tuyến 3 cụ thể: tuyến 2 có lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất cao nhất với 31,53 tấn/ha, sau đó là tuyến 1 với 24,35 tấn/ha và thấp nhất là tuyến 3 với 16,52 tấn/ha. Như vậy tổng lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất tại khu vực nghiên cứu là 24,37 tấn/ha.

Ngoài ra, lượng cacbon tích lũy dưới mặt đất của quần thể loài Sú cao hơn quần thể loài Trang cụ thể loài Sú tích lũy cacbon trong sinh khối dưới mặt đất đạt 13,19 tấn/ha, còn loài Trang chỉ đạt 11,18 tấn/ha. Mặt khác trong từng tuyến điều tra thì loài Sú tích lũy lượng cacbon trong sinh khối dưới mặt đất là khác nhau và giảm dần theo thứ tự tuyến 2 > tuyến 1 > tuyến 3 cụ thể: tại tuyến 2 lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của loài Sú là 18,31 tấn/ha, tuyến 1 đạt 18,29 tấn/ha và thấp nhất tại tuyến 3 đạt 2,97 tấn/ha.

Đối với quần thể loài Trang, tại tuyến điều tra 3 do mật độ loài Trang cao hơn 2 tuyến còn lại. Do đó, lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của quần thể loài Trang đạt cao nhất ở tuyến 3 với 14,28 tấn/ha, tiếp đó là tuyến 2 với 13,22 tấn/ha và thấp nhất là tuyến 1 với 6,06 tấn/ha.

Qua 2 lần đo đạc và đánh dấu có thể thấy xét ở cả mức độ quần thể và quần xã thì hàm lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất tăng theo thời gian. Và điều này tuân theo quy luật hàm lượng cacbon tích tăng theo thời gian và tỷ lệ thuận với sinh khối dưới mặt đất của rừng. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.13:

Bảng 3. 13: Sự gia tăng lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối dƣới mặt đất qua 2 đợt nghiên cứu (tấn/ha)

Tuyến Trang

Tổng lƣợng cacbon tích lũy gia tăng

(tấn/ha)

Tuyến 1 0,95 0,48 1,43

Tuyến 2 1,18 0,51 1,69

Tuyến 3 0,23 0,69 0,92

Trung bình 0,79 ± 1,21 0,56 ± 1,17 1,35 ± 1,19

Từ bảng trên cho thấy, qua 2 đợt nghiên lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất tại khu vực nghiên cứu có sự tăng lên ở các loài và tuyến điều tra. Sự gia tăng lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của loài Sú cao hơn loài Trang cụ thể: Loài Sú đạt 0,79 tấn/ha, loài Trang đạt 0,56 tấn/ha. Sự gia tăng lượng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất này tỷ lệ thuận với sự gia tăng của sinh khối trên mặt đất. Mặt khác theo tuyến điều tra thì tuyến 2 có lượng cacbon tích lũy thêm cao

nhất với 1,68 tấn/ha, tiếp là tuyến 1 là 1,43 tấn/ha và thấp nhất là tuyến 3 với 0,92 tấn/ha. Như vậy, lượng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất của rừng cũng tăng tỷ lệ thuận với sự tích lũy sinh khối trên mặt đất của rừng và trung bình là 1,35 tấn/ha. Lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của loài sú cao hơn loài trang, cụ thể loài sú có lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất đạt 13,98 ± 3,83 tấn/ha, còn loài trang chỉ đạt 11,74 ± 3,32 tấn/ha. Tổng lượng cacbon tích lũy trung bình dưới mặt đất là 25,72 ± 7,15 tấn/ha.

Mặt khác, lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của từng loài qua 2 đợt điều tra cũng tăng. Quần thể loài Sú đạt tích lũy thêm lượng cacbon cao nhất ở tuyến 2 với 1,18 tấn/ha, tiếp đó là ở tuyến 1 với 0,95 tấn/ha và thấp nhất là tuyến 3 với 0,23 tấn/ha. Còn đối với quần thể Trang, lượng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất cao nhất ở tuyến 3 với 0,69 tấn/ha, tiếp đó là tuyến 2 với 0,51 tấn/ha và thấp nhất là tuyến 1 với 0,48 tấn/ha.

So sánh với kết quả nghiên cứu của (Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Đàm Trọng Đức, 2017) [7] về định lượng cacbon trong rừng trồng thuần loài trang 18, 17, 16 tuổi tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của quần thể rừng trang 18 tuổi là lớn nhất (26,83 tấn/ha), tiếp đến là rừng 17 tuổi (24,06 tấn/ha), thấp nhất là ở rừng trang 16 tuổi (21,67 tấn/ha). Thì lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của rừng hỗn giao thấp hơn rất nhiều.

Như vậy từ kết quả nghiên cứu cho thấy tương tự với lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của cây thì lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất của rừng là tăng theo quá trình phát triển của cây, tuổi rừng và mật độ rừng. Cây càng phát triển mạnh, mật độ cây rừng dày, rừng càng nhiều tuổi thì rễ cây càng phát triển mạnh, sinh khối rễ càng tăng, lượng cacbon tích lũy càng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)