Bể hấp thụ Cacbon

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 25 - 26)

4. Cấu trúc của luận văn

1.1.2. Bể hấp thụ Cacbon

Hệ thống tự nhiên (rừng, đại dương) hoặc nhân tạo hấp thụ và lưu trữ dioxit cacbon (CO2) từ khí quyển. Rừng (cây xanh) trong quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 trong không khí nên còn gọi là bể hấp thụ Cacbon.

Rừng đóng vai trò quan trọng trong giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu do ảnh hưởng của nó đến chu trình cacbon toàn cầu. Tổng lượng hấp thụ dự trữ cacbon của rừng trên toàn thế giới, trong đất và thảm thực vật là khoảng 830 PgC, trong đó cacbon trong đất lớn hơn 1.5 lần cacbon dự trữ trong thảm thực vật. Đối với rừng nhiệt đới, có tới 50% lượng cacbon dự trữ trong thảm thực vật và 50% dự trữ trong đất [31].

Rừng trao đổi cacbon với môi trường không khí thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Rừng ảnh hưởng đến lượng khí nhà kính theo 4 con đường: cacbon dự trữ

trong sinh khối và đất, cacbon trong các sản phẩm gỗ, chất đốt sử dụng thay thế nguyên liệu hóa thạch (IPCC, 2006). Theo ước tính, hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng trên thế giới có tỷ lệ hấp thụ CO2 ở sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất là 0.4 - 1.2 tấn ha-1 năm -1 ở vùng cực bắc, 1.5 - 4.5 tấn ha-1 year-1 ở vùng ôn đới, và 4-8 tấn ha-1 year-1 ở các vùng nhiệt đới [30], [35]. Tổng lượng cacbon mà hoạt động trồng rừng trên thế giới có thể hấp thụ tối đa trong vòng 55 năm (1995 – 2050) là vào khoảng 60-87 Gt C, với 70% ở rừng nhiệt đới, 25% ở rừng ôn đới và 5% ở rừng cực bắc. Tính tổng lại, rừng, trồng rừng có thể hấp thụ được 11 - 15% tổng lượng CO2 phát thải từ nguyên liệu hóa thạch trong thời gian tương đương. Hơn thế nữa, các công nghệ năng lượng mới sử dụng nguyên liệu sinh khối thay thế nhiên liệu hóa thạch để cung cấp điện, ga, nhiên liệu vận tải, và việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn chất đốt truyền thống (VD: củi) sẽ mang đến những lợi ích cả về môi trường và kinh tế - xã hội [30]. Diện tích trồng rừng cần thiết để hấp thụ CO2 mà còn thừa ra và thải vào không khí hàng năm là 800 triệu hecta, và để thay thế nhiên liệu hóa thạch cần diện tích rừng tương ứng là 1300-2000 triệu hecta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)