Phương pháp xác định chiều cao, đường kính của cây ngập mặn thực thụ thân gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 50 - 51)

4. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Phương pháp xác định chiều cao, đường kính của cây ngập mặn thực thụ thân gỗ

2.2.4. Phương pháp xác định chiều cao, đường kính của cây ngập mặn thực thụ thân gỗ thụ thân gỗ

a. Phương pháp xác định đường kính thân cây: - Dụng cụ đo đường kính cây

+ Thước dây

+ Phiếu điều tra ô tiêu chuẩn rừng ngập mặn + Bút chì.

Hình 2.4: Dụng cụ đo đƣờng kính cây thực thụ thân gỗ ngập mặn

- Cách thức xác định đường kính cây: Trong ô tiêu chuẩn, phối hợp với 1 người dân địa phương xác định đường kính của tất cả các cây ngập mặn được đo bằng thước dây đo đường kính (Forestry Suppliers Metric Fabric Diameter Tap Model

283d/5m) tại vị trí 30cm phía trên bạch gốc đối với loài Trang (Kandelia obovata) và tại vị trí 30 cm trên mặt đất đối với loài Sú. Từ chu vi xác định đường kính thân cây thực thụ thân gỗ trong ô tiêu chuẩn.

Hình 2.5: Đo chu vi cây ngập mặn trong ô tiêu chuẩn tại VQG Xuân Thủy

b. Phương pháp xác định chiều cao cây: được đo bằng thước mét, bắt đầu tính từ vị trí đo đường kình thân đến ngọn cao nhất của cây. Xác định chiều cao của tất cả các cây ngập mặn thực thụ thân gỗ trong ô tiêu chuẩn.

c. Phương pháp xác định mật độ của cây: Tiến hành đếm số lượng cây trong mỗi ô tiêu chuẩn (10m × 10m ). Dựa trên số lượng cây trung bình có trong một ô tiêu chuẩn ta tính được mật độ cây của mỗi tuyến điều tra.

Số lượng cây trung bình của một ô tiêu chuẩn:

Mật độ cây (số cây/ha) = (N x 10000)/S

Trong đó:

Ô1, Ô2, Ô3: Số lượng cây đếm được trong ô tiêu chuẩn 1, 2, 3. N: Số lượng cây trung bình của một ô tiêu chuẩn. S: Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn (m2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)