Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 46 - 49)

4. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Bố trí 3 tuyến điều tra thí nghiệm chạy dọc đê biển, mỗi tuyến cách nhau khoảng 200 m. Trên mỗi tuyến điều tra lập 3 ô tiêu chuẩn, các ô tiêu chuẩn được lập dựa theo phương pháp nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng (1991) Fujimoto F., 2000;

Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cs (2016), mỗi ô có kích 10m × 10m = 100m2. Khoảng cách giữa các ô là 100m.

Tuyến điều tra 1:

Tuyến điều tra 2:

Tuyến điều tra 3:

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm thiết lập ô tiêu chuẩn

Vị trí các ô tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2. 1: Vị trí các ô tiêu chuẩn trong rừng ngập mặn tại VQG Xuân Thủy

Tuyến điều tra Ô tiêu chuẩn Tọa độ

1 XT 1.1 20o 13’ 58.8’’ N 106o 33’ 56.5’’ E XT 1.2 20o 13’ 59.7’’ N 106o 33’ 57.0’’ E XT 1.3 20o 14’ 00.1’’ N 106o 33’ 57.3’’ E 2 XT 2.1 20o 14’ 05.7’’ N 106o 34’ 48.7’’ E XT 2.2 20o 14’ 06.1’’ N 106o 34’ 49.4’’ E XT 2.3 20o 14’ 06.7’’ N 106o 34’ 50.3’’ E 3 XT 3.1 20o 15’ 03.5’’ N 106o 34’ 17.1’’ E XT 3.2 20o 15’ 02.6’’ N 106o 34’ 19.5’’ E XT 3.3 20o 15’ 01.2’’ N 106o 34’ 19.9’’ E 10 m x 10 m 100m 10 m x 10 m 100m 10 m x 10 m 10 m x 10 m 100m 10 m x 10 m 100m 10 m x 10 m 10 m x 10 m 100m 10 m x 10 m 100m 10 m x 10 m

Sơ đồ bố trí thí nghiệm thể hiện qua hình 2.2

Hình 2.2: Sơ đồ vị trí các tuyến điều tra

a. Dụng cụ thiết lập ô tiêu chuẩn

Trước khi triển khai kế hoạch các vật liệu được học viên chuẩn bị từ trước và kiểm tra đầy đủ, kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật trước khi ra hiện trường. Những dụng cụ mà học viên đã chuẩn bị để thiếp lập ô tiêu chuẩn bao gồm:

- GPS, địa bàn cầm tay

- Dây nilon (đã chuẩn bị sẵn với chiều dài 12m/dây – có mấu nối đánh dấu 2 đầu chiều dài 10m)

b. Thiết lập ô tiêu chuẩn

Trong luận văn, học viên bố trí ô tiêu chuẩn tại 3 tuyến điều tra. Loại ô tiêu chuẩn sử dụng là ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời có diện tích 100 m2 cho mỗi kiểu rừng. Tại mỗi tuyến thiết lập 3 ô tiêu chuẩn có hình vuông với kích thước 10 x 10 m. Dự kiến khoảng cách của mỗi ô tiêu chuẩn là 100m.

Việc thiết lập, lựa chọn vị trí lập ô tiêu chuẩn được học viên lựa chọn dựa theo tiêu chí sau:

- Là khu vực đại diện, đặc trưng của VQG Xuân Thủy về địa hình và tính chất của rừng ngập mặn.

- Là khu vực nhiều loài cây ngập mặn thân gỗ thực thụ với các kích thước khác nhau.

Việc lập ô tiêu chuẩn được thiết lập bởi học viên và với sự hỗ trợ của 1 lao động địa phương theo các bước sau:

- Xác định điểm lập ô tiêu chuẩn bằng định vị GPS;

- Dùng dây nilon buộc vào thân của 1 cây ngập mặn đánh dấu điểm xuất phát lập ô. Sử dụng định vị GPS để định hướng cho các cạnh của ô tiêu chuẩn. Người lao động địa phương thực hiện kéo dây theo định vị GPS đến khi hết mấu nối 10 m của dây nilon. Buộc điểm kết thúc mấu nối vào thân cây ngập mặn. Tiếp tục làm như vậy đối với các cạnh còn lại đến khi được hình vuông khép kín.

Hình 2.3: Thiết lập ô tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn tại vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)