CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Thiết kế hoạt động dạy học GDMT sử dụng các sản phẩm tái chế rác thải theo
hƣớng trải nghiệm
Hầu hết các mơn học tích hợp GDMT nhƣ thống kê trên đều có thể thực hiện theo hƣớng trải nghiệm cho HS. Tuy nhiên trong giới hạn của nghiên cứu này, 03 bài đƣợc lựa chọn để thiết kế kế hoạch dạy học và thực nghiệm bao gồm 02 bài trong môn Tự nhiên và Xã hội 3 (Bài 25: Một số hoạt động ở trƣờng (tiếp theo) và Bài 36: Vệ sinh môi trƣờng)
và 01 bài trong môn Hoạt động ngồi giờ lên lớp (Chủ đề: Bảo vệ mơi trƣờng sống quanh em). Kế hoạch dạy học chi tiết của 03 bài có trong phụ lục 4. Mỗi bài trên các hoạt động dạy học GDMT sử dụng các sản phẩm tái chế rác thải theo hƣớng trải nghiệm nhƣ sau:
3.3.1. Bài 25: Một số hoạt động ở trƣờng (Môn Tự nhiên và Xã hội)
Nội dung bài 25 giúp cho học sinh biết đƣợc một số hoạt động ở trƣờng ngoài hoạt động học tập trong giờ học, biết đƣợc lợi ích của các hoạt động trên và qua đó có ý thức tham gia các hoạt động ở trƣờng phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình. Do đó trong thiết kế này chúng tôi lựa chọn các nội dung phục vụ cho mục đích GDMT với mục tiêu để HS ý thức đƣợc muốn đảm bảo sức khỏe khi thực hiện các hoạt động trong nhà trƣờng nhƣ: vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao… thì các em cần phải giữ gìn sân trƣờng sạch sẽ, thống mát. Đây là một trong những yếu tố góp phần giáo dục cho các em có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh mơi trƣờng. Mỗi HS phải biết hành động để giữ lớp học và sân trƣờng luôn sạch đẹp. Hoạt động trải nghiệm đƣợc tiến hành cho HS tái chế một số đồ dùng từ giấy và chai nhựa. Đây là những sản phẩm thu đƣợc từ việc dọn dẹp vệ sinh trƣờng học của HS. GV giới thiệu một số sản phẩm mẫu đã chuẩn bị sẵn cho HS quan sát gồm ngôi nhà làm bằng giấy, hộp bút, chậu hoa, giỏ xách làm bằng chai nhựa, mơ hình giao thơng làm bằng giấy bìa cứng. Sau đó GV hƣớng dẫn HS cách làm một vài sản phẩm mẫu (giỏ xách làm bằng chai nhựa). GV chia lớp thành 8 nhóm (4 HS/nhóm), các nhóm tự đặt tên u thích và thực hiện yêu cầu tạo ra các sản phẩm từ giấy và chai nhựa có sẵn trong vịng 10 phút. Nhóm nào tạo ra đƣợc sản phẩm đẹp, dễ sử dụng sẽ chiến thắng và nhận đƣợc món quà ý nghĩa từ GV. Sản phẩm của các nhóm sẽ đƣợc cả lớp bình chọn và cho điểm.
3.3.2. Bài 36: Vệ sinh môi trƣờng (Môn Tự nhiên và Xã hội)
Nội dung bài 36 nhằm giúp cho HS biết đƣợc sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khỏe con ngƣời, tìm hiểu các kiến thức về vệ sinh mơi trƣờng. Từ đó có những cách xử lý rác thải và BVMT xanh, sạch, đẹp. Hoạt động trải nghiệm sẽ giúp HS tự tái chế rác thải thành các sản phẩm có ích. Trên cơ sở đó tạo sự hứng thú trong học tập, HS ý thức BVMT và biết hành động để BVMT. Tích hợp giáo dục mơi trƣờng theo hƣớng trải nghiệm cho HS đƣợc thực hiện thông qua hoạt động củng cố của bài học nhƣ sau:
GV chuẩn bị sẵn một số sản phẩm tái chế từ giấy, kim loại, tre, gỗ,… nhƣ xe mô tô làm bằng giấy, hộp bút làm bằng vỏ hộp sữa đặc hoặc lon bia, tre ghép thành khung ảnh, gỗ gắn thành đồ chơi,…. Sau đó GV hƣớng dẫn HS cách làm một số sản phẩm mẫu đơn giản và chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 4 HS), các em sẽ tự đặt tên nhóm của mình. Các nhóm lấy giấy, lon sữa (bia), … đã đƣợc GV nhắc chuẩn bị từ trƣớc, cùng với giấy màu, kéo, dao cắt. Mỗi nhóm sẽ tham gia tái chế các loại chai nhựa đó thành những sản phẩm có thể sử dụng đƣợc, đội nào làm đẹp và dễ sử dụng nhất sẽ là đội chiến thắng. Trong trƣờng hợp các nhóm tạo ra các sản phẩm từ vỏ hộp sữa hay lon bia thì GV hỗ trợ trong việc cắt miệng các vỏ hộp.
3.3.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Chủ đề: Bảo vệ môi trƣờng sống quanh em) em)
Trong môn Hoạt động GDNGLL (Chủ đề: Bảo vệ môi trƣờng sống quanh em), GV đã chuẩn bị sẵn một số sản phẩm tái chế mẫu nhƣ bánh chƣng làm bằng hộp giấy, chậu trồng hoa làm bằng chai nhựa, dụng cụ chơi nhạc làm bằng lon bia, mơ hình giao thơng,...Sau khi HS đã thực hiện hai bài học trải nghiệm theo nhóm về tái chế rác thải ở trên, mỗi HS có thể tự tạo ra các sản phẩm tái chế của riêng mình. Trong tiết hoạt động ngồi giờ lên lớp, GV vẫn cho HS quan sát các sản phẩm mẫu và hƣớng dẫn cách làm một số sản phẩm tái chế trên. HS sẽ làm việc cá nhân và có thể làm theo mẫu của giáo viên hoặc có thể tự sáng tạo ra sản phẩm mới. Nguồn rác thải để tái chế trong bài này sẽ đa dạng hơn bao gồm giấy, chai nhựa, nilong, vỏ hộp sữa đặc, lon bia, tre, gỗ,… Mỗi HS sẽ thực hiện việc tạo ra 01 sản phẩm trong 25 phút. HS nào có sản phẩm đẹp và dễ sử dụng nhất sẽ chiến thắng và nhận đƣợc phần thƣởng từ GV.