3.1.3. Đánh giá chung các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội xã hội
a. Thuận lợi
+ Quận có vị trí địa lý liền kề trung tâm thủ đô Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu kinh tế. Là địa bàn mở rộng ảnh hưởng của không gian mở rộng trung tâm thủ đô Hà Nội. Đồng thời chịu tác động văn hóa, khoa học - kỹ thuật - công nghệ, dịch vụ, thị trường từ trung tâm thủ đô.
+ Quận Hà đông là điểm nút các trục tuyến giao thông quan trọng hướng về Tây - Tây Nam thủ đô Hà Nội kết nối với vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Nam.
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được xây dựng tương đối hoàn chỉnh là một trong những khâu đột phá trọng tâm cho phát triển kinh tế - xã hội của quận trong giai đoạn tới.
+ Nhân dân quận Hà Đông giàu truyền thống cách mạng, sáng tạo và trình độ dân trí cao.
+ Trên địa bàn quận có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng... cùng với các hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp được phát triển tạo ra địa bàn hấp dẫn và thu hút đầu tư.
+ Quận Hà Đông có tiềm năng văn hoá phong phú, nhiều di tích lịch sử văn hoá và cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hoá, lễ, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề... Quận Hà Đông có chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá của vùng, có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn khá, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, đa số người lao động đã tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá. Trình độ dân trí khá cao, một bộ phận dân cư có trình độ sản xuất hàng hoá, năng động với cơ chế thị trường.
b. Khó khăn
+ Nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, kết quả chưa tương xứng với lợi thế so sánh của quận; cơ cấu kinh tế còn có bộ phận chuyển dịch chậm. Một số hoạt
động thuộc lĩnh vực thương mại, du lịch - dịch vụ, khoa học công nghệ môi trường, văn hoá văn nghệ còn hạn chế.
+ Công nghệ sản xuất chưa cao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới thiết bị hiện đại vào sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.
+ Tỷ lệ đô thị hoá đang từng bước phát triển, mật độ dân số khu vực nội thị cao, nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế.
+ Do điều kiện lịch sử phát triển của quận nên trong một thời gian dài quận Hà Đông ít được đầu tư xây dựng, nên kết cấu hạ tầng đô thị thấp kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ và quá tải so với yêu cầu phát triển của quận. Trên địa bàn quận còn thiếu các tuyến giao thông huyết mạch kết nối với bên ngoài.
+ Quận Hà Đông vẫn đang trong quá trình đô thị hóa mạnh, nhưng công tác quản lý đô thị trên một số lĩnh vực vẫn tiếp tục bộc lộ sự bất cập về năng lực quản lý và hiệu quả của các giải pháp đồng bộ thực hiện, chưa bắt kịp yêu cầu của sự phát triển đô thị, nhất là quản lý xây dựng và đất đai.
+ Trong quá trình đô thị hóa với dòng người tăng cơ học diễn ra mạnh mẽ (kể cả tăng cơ học hợp pháp và không hợp pháp), dẫn đến tình trạng nhân dân tự ý mua bán chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở không theo quy hoạch.
+ Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới để thành phố phát triển nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt. Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh nhiều sản phẩm chưa cao.
+ Chất lượng nguồn nhân lực mặc dù có trình độ học vấn cao. Nhưng trình độ tay nghề (trình độ kỹ thuật, kỹ năng lành nghề) còn nhiều hạn chế;
+ Môi trường và hệ thống chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trên địa bàn đã có nhiều đổi mới, nhưng chưa đủ mạnh và triển khai đồng bộ nhằm khai thác triệt để tiềm năng của quận thu hút các dòng vốn đầu tư;
+ Sự chưa ổn định về vị trí hành chính trong giai đoạn vừa qua đã tác động không nhỏ đến sự phát triển đúng vị thế và tiềm lực của quận;
+ Khoa học và công nghệ chưa có tác động mạnh để phát triển kinh tế, tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm chưa đáp ứng với năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cả nước.
3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 3.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Hà Đông 3.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Hà Đông
a.. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
UBND quận Hà Đông đã tổ chức thực hiện các văn bản của Nhà nước, thành phố, quận về công tác quản lý và sử dụng đất đai như: Luật Đất đai, các văn bản thi hành Luật Đất đai. Hệ thống văn bản này đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho công tác điều hành quản lý Nhà nước nói chung và công tác quản lý sử dụng đất đai nói riêng trên địa bàn quận. Tuyên truyền phổ biến các nội dung pháp luật về đất đai đến người sử dụng đất.
Việc cập nhật các văn bản mới thưởng xuyên được thực hiện và áp dụng kịp thời. Cơ bản không có hiện tượng văn bản đã ban hành nhưng không thực hiện. Nên công tác quản lý về đất đai ngày càng chặt chẽ và phù hợp với thực tế hơn [39].
b. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận được thực hiện đúng Luật Đất đai và triển khai đăng ký quyền sử dụng đất đến từng chủ sử dụng đất. Bằng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên ccas phương tiện thông tin đại chúng, làm cho người dân thấy rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý của địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc góp vốn, thế chấp... của người sử dụng đất [39].
c. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- UBND quận lập, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của quận trình UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 và Quyết định số 5096/QĐ-UBND ngày 31/7/2017. Sau khi được phê duyệt, UBND quận công bố công khai kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
- Hiện nay, UBND quận ban hành Tờ trình số 146/TTr-UBND ngày 15/9/2017 và Tờ trình số 153/TTr-UBND ngày 06/10/2017 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố thẩm định, báo cáo UBND thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 làm cơ sở thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và quản lý đất đai nói chung [39].
d. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
a. Công tác xét duyệt và giao đất dịch vụ
Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn 13/17 phường được tính đất dịch vụ là 1.695,81ha; tổng nhu cầu giao đất là 27.139 trường hợp trong đó:
* Về công tác xét duyệt: UBND quận đã xét duyệt 576 trường hợp (gồm xét mới 237 trường hợp tương ứng 206 thửa đất tại phường Phú Lương, Yên Nghĩa; ghép lô 336 trường hợp là 120 thửa đất tại phường Dương Nội, Yên Nghĩa, Đồng Mai và hủy, xét mới 03 trường hợp là 03 thửa đất tại phường Mộ Lao) nâng tổng kết quả xét duyệt đến nay 26.130 trường hợp, tương ứng 18.225 thửa đất (đạt 96% nhu cầu);
* Công tác giao đất: Trong năm 2017, UBND quận đã giao đất cho 1.870 trường hợp, tương ứng 1.052 thửa đất (thuộc các phường Dương Nội, Yên nghĩa, Đồng Mai, Kiến Hưng, Phú Lương, Hà Cầu) nâng tổng kết quả giao đất đến nay 18.166 trường hợp, tương ứng 13.241 thửa đất, diện tích 66,69ha (đạt 66,65% so với nhu cầu diện tích phải giao).
b. Công tác giao đất tái định cư: UBND quận ban hành 18 quyết định giao đất tái định cư cho 18 trường hợp có đất thu hồi tại các phường La Khê, Hà Cầu, Yết Kiêu, Mộ Lao và Nguyễn Trãi.
c. Công tác thu hồi đất: UBND quận ban hành 1.008 quyết định thu hồi đất trên địa bàn các phường La Khê, Kiến Hưng, Phú Lương, Biên Giang… để thực hiện các Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Ngô Thì Nhậm (giai đoạn 2), phường La Khê; dự án xây dựng Trụ sở Công an phường Biên Giang; Dự án khu nhà ở xã hội phường Kiến Hưng; khu đấu giá Hạ Khâu; Khu Đồng Bo, Đồng Chúc, Cửa Cầu, Đồng Men; Khu Đống Đanh, Đồng Cộc.
UBND quận ban hành 20 Quyết định kiểm đếm bắt buộc và 22 Quyết định cưỡng chế thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn phường La Khê, Phú Lương, Phú Lãm và Kiến Hưng [39].
e. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
* Từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn quận Hà Đông đã thiết lập hồ sơ và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ đối với 02 vụ vi phạm tại phường Yên Nghĩa (01 vụ) và phường Phú La (01 vụ) trong quản lý, sử dụng đất. Các phường còn lại báo cáo không có trường hợp vi phạm.
* Đối với các vụ vi phạm tồn tại cũ, chưa xử lý dứt điểm: gồm 05 vụ ở các phường: Yên Nghĩa (04 vụ, 04 công trình); Đồng Mai (01 vụ vi phạm). Cụ thể:
+ Phường Yên Nghĩa: (bà Nguyễn Thị Tích, tổ 4; bà Chu Thị Quy, tổ 4; ông Nguyễn Văn Khánh, tổ 16 và ông Nguyễn Công Bới, tổ 16): UBND quận Hà Đông đã ban hành Quyết định cưỡng chế, phòng Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều văn bản đôn đốc, tuy nhiên đến nay UBND phường Yên Nghĩa chưa tổ chức thực hiện.
+ Phường Đồng Mai: 01 vụ (do ông Nguyễn Khắc Nhâm và ông Vũ Đức Hơng xây dựng công trình trên đất nông nghiệp tại khu Bãi - Cổ Bản): UBND quận đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả từ năm 2014 về hành vi vi phạm trật tự xây dựng. Mặc dù phòng đã tham mưu UBND quận ban hành nhiều văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND phường báo cáo, xử lý dứt điểm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện [39].
f. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
Trong những năm qua để đưa được Luật và các văn bản dưới Luật đến được từng người dân thì UBND quận đã chỉ đạo sát sao và phối hợp chặt chẽ với UBND quận cũng như phòng Tư pháp quận để tổ chức nhiều các lớp tập huấn tuyên truyền pháp luật trên địa bàn quận để người dân lĩnh hội và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật [39].
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê đất đai 2017, tổng diện tích tự nhiên của quận Hà Đông là 4.963,77 ha được thể hiện cụ thể trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 4.963,77 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 1.292,81 26,04 1.1 Đất trồng lúa LUA 781,90 60,48 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 333,79 25,82
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 39,74 3,07
1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 38,76 3,00
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 98,62 1,99
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.023,67 60,92
2.1 Đất quốc phòng CQP 54,49 1,80
2.2 Đất an ninh CAN 12,92 0,43
2.3 Đất cụm công nghiệp SKN 0,80 0,03
2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 13,82 0,46
2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 282,60 9,35 2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã DHT 1.029,06 34,03
2.7 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 3,13 0,10
2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,43 0,01
2.9 Đất ở tại đô thị ODT 1.206,40 39,90
2.10 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 36,76 1,22
2.11 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 4,97 0,16
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%)
2.13 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng NTD 65,49 2,17
2.14 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 0,41 0,01
2.15 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 12,34 0,41
2.16 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 128,26 4,24
2.17 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 15,54 0,51
2.18 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 84,46 2,79
2.19 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 51,59 1,71
2.20 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6,91 0,23
3 Đất chưa sử dụng CSD 647,29 13,04
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 647,29 100,00
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Mội trường)
Nhóm đất nông nghiệp: có diện tích 1.292,81 ha, chiếm 26,04 % so với tổng diện tích tự nhiên toàn quận, trong đó bao gồm các loại đấtlà đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác. Diện tích đất này chiếm tỷ lệ không cao do quá trình đô thị hóa, một số diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang làm đất chuyên dùng để mở rộng đường giao thông,xây dựng… và một số chuyển sang đất ở. Quá trình đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng nhà ở ngày càng tăng cao nên quận đã phải thay đổi trong kế hoạch sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu của người dân nói riêng và quá trình đô thị hóa nói chung.
Nhóm đất phi nông nghiệp: Quận Hà Đông có quỹ đất phi nông nghiệp tương đối cao với diện tích 3,023,67 ha, chiếm 60,91 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. Trong đó diện tích đất ở chiếm diện tích lớn nhất với 1.206,40 ha chiếm 34,03%. Do đặc thù của quận là một phường đông dân, tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Diện tích đất bãi thãi, xử lý chất thải có diện tích 0,43 ha và đất sản xuất vật liệu
xây dựng, làm đồ gốm có diện tích 0,41 ha là hai loại đất có diện tích chiếm tỷ lệ thấp nhất trong toàn quận (0,01%).
Nhóm đất chưa sử dụng:Diện tích đất chưa sử dụng của quận là 647,29 ha chiếm tỉ lệ 13,04 % diện tích tự nhiên toàn quận do những dự án đã được giải phóng mặt bằng nhưng hiện tại chưa thực hiện theo mục đích sử dụng đất đã được quyết định nên liệt kê vào đất bằng chưa sử dụng. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa cần phải khai thác một cách tối ưu, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.3. Tình hình biến động diện tích các loại đất
Tình hình biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất các loại đất năm 2017 so với năm 2015 trên địa bàn quận Hà Đông được thể hiện qua bảng 3.2
Bảng 3.2: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng đất quận Hà Đông năm 2015-2017
Đơn vị: ha STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2017 So với năm Diện tích năm 2015 Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích tự nhiên 4963,77 4963,95 -0,18 1 Đất nông nghiệp NNP 1292,81 1345,38 -52,57
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1155,43 1296,02 -140,59
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1.114,69 1256,28 -141,59