Tình hình dân số, lao động và việc làm trên địa bàn điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 72 - 71)

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017, việc chuyển mục đích sửu dụng đất nơng nghiệp sang đất đô thị đã tác động đến dân số, lao động và việc làm trên địa bàn điều tra. Tình hình dân số, lao động và việc làm tại xã Tiền Phong và thị trấn Quang Minh được thể hiện qua Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Tình hình dân số, lao động và việc làm trên địa bàn điều tra

Chỉ tiêu

Tên xã, thị trấn

Tiền Phong Quang Minh Năm 2008 Năm 2017 Năm 2008 Năm 2017 Dân số (người) 6133 13138 9626 19003 Trong độ tuổi lao động (người) 3188 7320 5100 10782 Lao động nông nghiệp (người) 2599 1665 3165 2531 Lao động công nghiệp (người) 411 4858 348 6879 Lao động làm kinh doanh (người) 144 494 640 901 Lao động làm nghề khác (người) 25 262 281 421 Khơng có việc làm (người) 9 51 33 50

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Mê Linh)

- Thứ nhất là tác động đến thành phần dân cư và lao động. Qua số liêu tại bảng 3.13 cho thấy đã có sự thay đổi mạnh mẽ về chỉ tiêu xã hội tại đây.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, đặc biệt là tại xã Tiền Phong năm 2008 có 2.599 lao động nơng nghiệp chiếm 81,52% tổng số lao động, đến năm 2017 giảm xuống còn 1.665 lao động chiếm 22,75% trong tổng số lao động giảm 58.77%, tại thị trấn Quang Minh năm 2008 có 3.165 lao động chiếm 62.06% trong tổng số lao động thì đến năm 2017 cịn 2531 lao động chiếm 23.47% trong tổng số lao

động, giảm 38.59%.

Số hộ kinh doanh cũng tăng lên đột biến, ở xã Tiền Phong: năm 2008 là 144 hộ, năm 2017 là 494 hộ; tại thị trấn Quang Minh: năm 2008 là 640 hộ, năm 2017 tăng lên 901 hộ. Sự tăng lên của các hộ kinh doanh là do một phần mất đất sản xuất nông nghiệp nên phải chuyển sang nghề mới và nhu cầu dịch vụ tại các khu đô thị tăng cao.

- Thứ hai là tác động đến lao động và việc làm. Trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, triển khai các dự án lớn của nền kinh tế diễn ra mang tính quy luật. Đất đai được chuyển đổi ở nước ta đã góp phần phát triển mạnh nền kinh tế - xã hội và bảo đảm tiềm lực an ninh quốc phịng của đất nước. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nước ta đặt ra các vấn đề cần được giải quyết một cách đồng bộ là: đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất; chuyển đổi nghề nghiệp cho những người bị mất tư liệu sản xuất; chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng; vấn đề tái định cư, sử dụng hợp lý đất đã thu hồi.

Bảng 3.14. Tình hình biến động ngành nghề của các hộ có đất bị thu hồi

Chỉ tiêu

Xã Tiền Phong Thị trấn Quang Minh Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ

SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 Thuần nông 77 77,0 37 37,0 65 65,0 20 20,0 Kiêm NN 22 22,0 59 59,0 30 30,0 69 69,0 Phi NN 1 1,0 4 4,0 5 5,0 11 11,0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Từ bảng 3.14 và bàng 3.15 ta cũng thấy sự biến động nghề nghiệp của các hộ điều tra: Số hộ thuần nông giảm mạnh ở cả xã Tiền Phong và thị trấn Quang Minh nhưng tỷ lệ giảm tại thị trấn Quang Minh là lớn hơn tại xã Tiền Phong. Tỷ lệ lao động làm nông nghiệp cũng giảm mạnh. Tỷ lệ lao động làm

nông nghiệp tại xã Tiền Phong giảm từ 77,0% xuống còn 37,0%, tại thị trấn Quang Minh giảm từ 65,0% xuống còn 20,0%.

Bảng 3.15. Tình hình việc làm của lao động ở hộ điều tra

Chỉ tiêu

Xã Tiền Phong Thị trấn Quang Minh Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người ) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 460 100 516 100 358 100 427 100 Lao động làm NN 306 66,52 178 34,50 256 71,51 140 32,79 Công nhân 92 20,00 263 50,97 75 20,95 245 57,38 LĐ làm KD-DV 31 6,74 32 6,20 13 3,63 17 3,98 LĐ làm cơ quan NN 2 0,43 17 3,29 1 0,28 13 3,04 Công việc khác 29 6,30 26 5,04 13 3,63 12 2,81

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Tỷ lệ lao động công nghiệp tại hai xã này tăng mạnh là do một lượng lớn lao động làm nông nghiệp chuyển sang và người dân ở nơi khác di cư đến làm việc tại các khu đô thị. Điều này lại tạo điều kiên cho người dân tại đây kinh doanh các dịch vụ phục vụ đời sống. Kinh doanh nhà trọ cho công nhân xây dựng là một loại hình khá phổ biến cho thu nhập khá và tương đối ổn định. Các dịch vụ khác cũng được phát triển. Tỷ lệ người làm kinh doanh dịch vụ cũng tăng lên đáng kể. Góp phần giải quyết nhu cầu việc làm và ổn định đời sống cho các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất nơng nghiệp.

Khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp thường gặp phải là:

- Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột mất đất,

mất việc làm. Bản thân họ ít có khả năng tìm ngay việc làm mới để bảo đảm thu nhập. Tình trạng thất nghiệp tồn phần và thất nghiệp một phần rất gay gắt. Đa số thanh niên các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp có trình độ văn hóa thấp, trong khi để có một nghề chắc chắn đáp ứng chỗ làm việc trong các doanh

nghiệp, phần lớn u cầu phải có trình độ từ phổ thơng trung học.

- Chính phủ đã có những quy định cụ thể hỗ trợ cho những người mất đất

được đào tạo nghề mới hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề chưa được quan tâm. Khơng có các chương trình đào tạo hỗ trợ người dân chuyển đổi ngành nghề mà chỉ hỗ trợ bằng tiền theo số lượng đất bị mất, bằng 5 lần (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần, giao đất dịch vụ, đất ở, bán căn hộ chung cư) và 3,5 lần (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được phê duyệt hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần, giao đất dịch vụ, đất ở, bán căn hộ chun cư) giá đất nông nghiệp cùng loại trong Bảng giá đất của UBND thành phố Hà Nội đối với tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp thu hồi; diện tích hỗ trợ khơng vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương. Đa số các cơ sở dạy nghề tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp không đủ năng lực tiếp nhận số lượng nhiều và đào tạo nghề có chất lượng, nên đối tượng này khó cạnh tranh khi đi tìm việc làm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất...

- Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ, khỏe. Những lao

động lớn tuổi (trên 35 thậm chí từ 26 - 35 tuổi) chưa qua đào tạo rất khó tìm việc làm trong khi, đa số họ là người phải gánh chịu trách nhiệm chính ni sống gia đình; bộ phận này đứng trước nguy cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất.

- Tình trạng người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của

Nhà nước, vào tiền bồi thường; tâm lý chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước đang tồn tại khá phổ biến ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp.

- Cơ cấu nguồn thu của các hộ dân bước đầu đã có sự chuyển dịch theo

hướng tiến bộ. Nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp giảm, thu từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từ tiền lương tiền công và từ thương mại dịch vụ tăng hơn. Tuy vậy, số hộ bị giảm thu nhập còn rất lớn. Trên phương diện này, có thể đánh giá tính kém hiệu quả của các phương thức bồi thường mà các địa phương đã triển khai. Việc một bộ phận hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp tăng tài sản do có tiền bồi thường, nhưng là sự biến động tăng không bền vững. Sử dụng tiền bồi

thường khơng đúng mục đích đang ẩn chứa những yếu tố bất ổn trong thu nhập của họ.

- Hiện nay, nhiều địa phương đã có chính sách quy định các doanh nghiệp sử

dụng đất phải có trách nhiệm sử dụng lao động tại chỗ mất việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp lại chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Tình trạng quy hoạch treo, hoặc chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai dự án dẫn đến dân mất đất mà khơng có việc làm, cịn doanh nghiệp khơng thu hút được lao động vào làm việc khá phổ biến.

Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định tới thu nhập và là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo. Như đã phân tích ở trên, do khơng cịn quỹ đất để bồi thường nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức duy nhất được thực hiện là bồi thường bằng tiền. Tương tự như bồi thường thiệt hại, việc hỗ trợ cũng như vậy.

Tuy nhiên biến động lớn nhất vẫn là số lao động làm nơng nghiệp, lao động khơng có việc làm, trong đó, lao động làm nơng nghiệp giảm mạnh. Chính sự thu hồi một diện tích đất khá lớn đã dẫn đến một lượng lao động khá lớn khơng có đất sản xuất và buộc những lao động này phải chuyển sang những nghề khác như buôn bán, kinh doanh, làm thuê cho một số cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc đi làm trong một số nhà máy trên địa bàn. Các nhà máy, xí nghiệp khi lấy đất sản xuất nông nghiệp của người dân điạ phương để làm mặt bằng sản xuất đã có những chế độ ưu tiên tạo điều kiện cho lao động địa phương có việc làm phù hợp trong các xí nghiệp nên số lao động khơng có việc làm đã giảm. Số lao động làm ở nơi khác cũng giảm đáng kể, những lao động này trở về và đã tìm được việc làm phù hợp ở địa phương.

Như vậy, sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất đơ thị đã có tác động tích cực tới việc làm của người dân góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân. Mặt khác cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của người dân (khơng có việc làm) khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên một số mặt như: Diện tích đất canh tác ngày càng giảm, sản lượng và thu nhập của người dân giảm theo, đi kèm với nó là tình trạng phát triển ồ ạt khu đô thị làm cho giá cả tăng kéo theo giá thành cho sản xuất nông nghiệp tăng cao. Dẫn đến sự tụt hậu giữa nông thôn và thành thị.

Quá trình chuyển đổi này cũng dẫn đến một hệ lụy nữa là số lao động dư thừa rất khó tìm việc làm trình độ có hạn, chưa qua đào tạo nên vẫn xảy ra tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm cho một bộ phận lao động tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 72 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)