Tình huống 2: Phép trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các phép toán cơ bản ở bậc tiểu học theo hướng tích hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin​ (Trang 60 - 65)

Mục đích:

Tích hợp nội dung kiến thức hình học với số học qua việc hình thành bảng trừ nhằm mang lại nghĩa hình học cho phép trừ 2 số tự nhiên.

- Làm nảy sinh nhu cầu trừ 2 số tự nhiên.

- Mang lại nghĩa hình học khi học phép trừ hai số tự nhiên. - Hình thành bảng trừ.

Mô tả tình huống:

Tình huống này được thực hiện trên phần mềm GeoGebra nhằm hình thành kiến thức dựa trên quá trình tương tác. Tình thuống được thể hiện như Hình 3.7.

Hình 3.7. Mô tả tình huống phép trừ 2 số tự nhiên

Đoạn thẳng màu đỏ thể hiện cho số bị trừ, đoạn thẳng này có thể thay đổi giá trị từ 0 đến 10 nhờ việc di chuyển điểm A.

Đoạn thẳng màu xanh biểu diễn cho số trừ, đoạn thẳng này sẽ di chuyển theo khi di chuyển điểm A (thay đổi giá trị của số bị trừ) nhằm giúp học sinh dễ dàng nhận thấy mối quan hệ của chúng trong quá trình thao tác, cũng như giới hạn lại giá trị của đoạn thẳng xanh (giá trị đoạn thẳng xanh không thể lớn hơn giá trị của đoạn đỏ). Bằng cách di chuyển điểm B, đoạn thẳng này chỉ có thể thay đổi giá trị từ 0 đến số bị trừ mà không thể lớn hơn (Số trừ luôn nhỏ hơn hoặc bằng số bị trừ).

Đoạn thẳng OH (hiệu) thể hiện kết quả của phép trừ (hiệu).

Các đoạn thẳng được hiển thị điểm ở 2 đầu để phù hợp với cách dạy về đoạn thẳng ở tiểu học. Đoạn thẳng đỏ được hiển thị tên nhằm giúp học sinh củng cố tên gọi của đoạn thẳng, 2 đoạn thẳng thành phần chúng tôi chỉ chọn thể hiện tên gọi ở một đầu đoạn thẳng nhằm xác định điểm di chuyển khi thay đổi giá trị của chúng và tiện lợi hơn trong việc hướng dẫn thao tác.

Về giá trị, chúng tôi chọn cách hiển thị giá trị của 2 đoạn thẳng thành phần nhằm giúp tiết kiệm thời gian đếm của học sinh, riêng đoạn OH (hiệu) chúng tôi không chọn cách không hiển thị giá trị để học sinh phải thực hiện phép trừ để tìm ra kết quả.

Kịch bản của hoạt động được xây dựng:

Hoạt động của GV Dự kiến hoạt động của

HS

Mục đích của hoạt động

Mở tình huống được thiết kế (file TruSoTuNhien.ggb) và hỏi:

- Đoạn thẳng đỏ dài mấy ô?

- Đoạn thẳng xanh dài mấy ô?

Hình 3.8. Biểu diễn hình học số bị trừ và số trừ

- 5 ô.

- 3 ô.

- Biểu diễn hình học của số bị trừ.

- Biểu diễn hình học của số trừ.

Hoạt động của GV Dự kiến hoạt động của HS

Mục đích của hoạt động

- 2 có quan hệ gì với 3 và 5?

Giới thiệu: 2 = 5 - 3, như vậy đoạn thẳng màu OH là phần còn lại của đoạn thẳng đỏ khi bỏ đi một phần bằng đoạn thẳng xanh.

Hình 3.9. Biểu diễn hình học của phép trừ

2 = 5 – 3 trừ.

Nghĩa hình học của phép trừ là: đoạn dư ra khi đặt đoạn thẳng xanh lên đoạn thẳng đỏ (trùng nhau 1 đầu).

Cho học sinh so sánh độ dài đoạn thẳng OH và và 2 đoạn thẳng còn lại:

Hoạt động của GV Dự kiến hoạt động của HS

Mục đích của hoạt động

Cho hiển thị giá trị của hiệu.

Di chuyển điểm A trên đoạn thẳng đỏ và yêu cầu học sinh đọc độ dài.

- Khi kéo dài đoạn thẳng đỏ thì đoạn thẳng OH sẽ như thế nào?

- Khi làm ngắn đoạn thẳng đỏ thì đoạn thẳng OH sẽ như thế nào?

Di chuyển điểm B trên đoạn thẳng xanh và yêu cầu học sinh đọc độ dài.

- Khi kéo dài đoạn thẳng xanh thì đoạn thẳng OH sẽ như thế nào?

- Khi làm ngắn đoạn thẳng xanh thì đoạn thẳng OH sẽ như thế

nào? Quan sát và đọc độ dài. Dài ra Ngắn lại Quan sát và đọc độ dài. Ngắn lại Dài ra Thay đổi số bị trừ.

Khi giữ nguyên số trừ, số bị trừ lớn hơn thì hiệu lớn hơn và ngược lại.

Khi giữ nguyên số bị trừ, số trừ lớn hơn thì hiệu bé hơn và ngược lại.

Ẩn giá trị hiệu.

Cố định số bị trừ và thay đổi số trừ lần lượt 1, 2, 3… để hình thành bảng trừ.

Thực hiện phép trừ và ghi bảng trừ.

Thực hiện phép trừ và hình thành bảng trừ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các phép toán cơ bản ở bậc tiểu học theo hướng tích hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin​ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)