Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các phép toán cơ bản ở bậc tiểu học theo hướng tích hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin​ (Trang 76 - 87)

Qua tiết dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng:

- Tiến trình thực nghiệm cơ bản đã diễn ra theo tình huống được thiết kế. Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy học sinh đã thể hiện được sự tích cực, hứng thú trong các hoạt động học. Tuy chưa thật sự thành thạo, nhưng về cơ bản học sinh đã thao tác được trên tình huống được thiết kế thông qua màn hình cảm ứng của máy tính hay sử dụng chuột.

- Thông qua hoạt động này, học sinh đã được tiếp cận với phép nhân với một nghĩa hoàn toàn khác với những gì đã học. Cũng như có được ghi nhận ban đầu về tính giao hoán của phép nhân. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động tích hợp hình học vào số học, học sinh đã có những ghi nhận ban đầu về khái niệm diện tích.

Hoạt động thực nghiệm đã bước đầu đã mang lại những giá trị đáng ghi nhận cho nghiên cứu này. Những dấu hiệu tốt mà hoạt này mang lại, sẽ là cơ sở, là nền tảng cũng như động lực để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn.

Tiểu kết chương 3

Các tình huống được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, cụ thể là phần mềm GeoGebra. Việc xây dựng các tình huống với mục đích cụ thể nhằm mang lại một cách tiếp cận mới cho các phép tính cơ bản cụ thể là mang lại nghĩa hình học của các phép tính.

Trong tình huống về phép cộng chúng tôi muốn mang đến nghĩa hình học cho phép cộng là tạo ra hình chữ nhật mới bằng cách ghép 2 hình chữ nhật có cùng chiều rộng liên tiếp nhau. Mặc khác, cùng với tình huống về phép nhân chúng tôi đã sử dụng các hình chữ nhật được phủ đầy bằng các ô vuông bằng nhau nhằm tạo ghi nhận ban đầu về khái niệm diện tích, cũng như sử dụng cùng lúc 2 bộ hình ảnh có giá trị 2 số thành phần ngược nhau nhằm tạo biểu tượng về tính giao hoán của phép cộng và phép nhân.

Tình huống về phép trừ được xây dựng để mang lại nghĩa hình học cho phép trừ là phần dư ra (dài hơn) khi đặt 2 đoạn thẳng lên nhau (trùng một đầu). Đồng thời tình huống này có thể làm thay đổi một suy nghĩ có thể dẫn đến sai lầm của học sinh là “Dài hơn (nhiều hơn) là cộng”.

Qua kết quả thực nghiệm đã bước đầu cho thấy tính khả thi của nghiên cứu này. Qua quá trình thao tác, các hình ảnh được sử dụng trong phép nhân mức độ nào đó đã tạo cho học sinh có những ghi nhận ban đầu về khái niệm diện tích. Các tình huống mà chúng tôi đã xây dựng chỉ là một chỉ dẫn, một quy trình thể hiện các khâu thiết kế, một gợi ý về mặt kĩ thuật khi tổ chức hoạt động dạy học tích hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm mang lại nghĩa hình học qua quá trình học bốn phép toán cơ bản.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu của luận văn cho phép chúng tôi đưa ra những kết luận sau:

-Ở Tiểu học, các phép toán cơ bản là cộng, trừ, nhân, chia được dạy xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 trên 3 loại số là số tự nhiên, số thập phân và phân số. Các phép tính này được giới thiệu lặp lại ở các lớp, theo sự gia tăng số chữ số: một chữ số, hai chữ số,… nhiều chữ số; theo sự tiến triển của tập hợp số.

-Các phép toán được đưa vào giới thiệu đều gắn với nghĩa trong phạm vi số học, có các hình ảnh trực quan gắn liền với thực tế cuộc sống. Phạm vi hình học gần như vắng bóng trong các tình huống cần làm nảy sinh phép toán.

Nghiên cứu thực nghiệm của luận văn cũng chỉ ra sự khả thi của việc thiết kế và tổ chức dạy học các phép toán cơ bản theo hướng tích hợp trong nội tại toán học với thuận lợi là khả năng tương tác của người học với môi trường tin học được chọn lựa là Geogebra. Thực nghiệm cũng cho thấy sự hứng thú và tích cực hoạt động nơi học sinh khi tham gia học tập trong tình huống đã được tiến hành. Một kết quả dù còn khá khiêm tốn là qua tình huống phép nhân, những tiếp xúc ban đầu thông qua việc “các ô vuông” phủ kín một bề mặt hình chữ nhật sẽ là ghi nhận ban đầu của học sinh cho khái niệm diện tích sau này.

Việc tổ chức thực nghiệm trong nghiên cứu này tuy chỉ được thực hiện trên lớp Ba do giới hạn về thời gian, song với kết quả đạt được đã bước đầu cho thấy dạy học theo hướng tích hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là khả thi, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng muốn tổ chức dạy học theo hướng tích hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thì phải đảm bảo học sinh thao tác được trong môi trường đó, người giáo viên cần có những kiến thức đủ dùng về công nghệ thông tin, trong trường hợp cụ thể này là về phần mềm Geogebra. Mặt khác, nhà trường cũng cần có những trang thiết bị phù hợp tức là có đủ cơ sở vật chất như máy chiếu, máy tính,… để tiến hành các hoạt động dạy học tích hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nói trên.

Những kết quả ban đầu mà nghiên cứu này mang lại, là cơ sở để chúng tôi tiếp tục triển khai trong thực tế dạy học, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học của bản thân chúng tôi hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Lê Thị Hoài Châu, Vũ Như Thư Hương (2016), “Dạy học Toán và đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực”, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu học.

3. Vũ Quốc Chung (Chủ biên), Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan,

Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy toán ở Tiểu

học, Nxb Đại học Sư phạm.

4. Vũ Như Thư Hương (2017), “Môi trường tin học có tạo thuận lợi cho dạy học tích hợp? Hai trường hợp được nghiên cứu”, Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế về Didactic

Toán lần thứ 6 (tr.299 - 308), Nxb Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

5. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2002), Toán 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2003), Toán 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2004), Toán 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2005), Toán 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2006), Toán 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2010), Sách Giáo viên Toán 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2010), Sách Giáo viên Toán 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2013), Sách Giáo viên Toán 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2013), Sách Giáo viên Toán 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2013), Sách Giáo viên Toán 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội 15. Trần Thị Hương (2012), Dạy học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm Tp. Hồ

Chí Minh.

16. Hoàng Phê (Chủ biên) (2016), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

17. Lê Thái Bảo Thiên Trung (2011), “Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán và các lợi ích của máy tính cầm tay”, Tạp chí khoa học Đại học

Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Số 30 (tr.51 – 58), Nxb Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

18. Hoàng Thị Tuyết (2012), “Đào tạo – dạy học theo quan điểm tích hợp chúng ta đang ở đâu”, Kỉ yếu hội thảo khoa học “Dạy học tích hợp ở tiểu học hiện tại

và tương lai”, Tp. Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2016), “Dạy học bốn phép tính với số tự nhiên trong môn Toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục.

PHỤ LỤC

BIÊN BẢN THỰC NGHIỆM

1 GV (Mở tình huống được thiết kế trên internet: https://www.geogebra.org/m/WzvD8jS7)

Các em quan sát trên hình, trên đây thầy có đoạn thẳng xanh và đọn thẳng đỏ. Bạn nào có thể cho thầy biết đoạn thẳng xanh dài mấy ô?

Mời bạn Kha. 2 Kha Thưa thầy, bốn ô.

3 GV Đoạn thẳng màu đỏ dài mấy ô? Mời Bảo 4 Bảo Thưa thầy là ba ô.

5 GV Thầy có hai đoạn thẳng này giống như hai số trong phép nhân. Mình quan sát hai đoạn thẳng này, thầy sẽ di chuyển. Bạn nào có thể đọc?

6 Ngân Thưa thầy bảy ô 7 GV Còn đoạn thẳng đỏ? 8 K. Ngân năm ô.

9 GV (Chọn nút h1 để hiển thị hình chữ nhật)

Bây gời thầy có một hình chữ nhật, quan sát nha! hình chữ nhật có hai cạnh trùng với hai đoạn thẳng xanh và đỏ đúng không?

10 HS Dạ!

11 GV Bạn nào cho thầy biết bên trong hình chữ nhật này có mấy ô vuông? 12 Bảo Dạ thưa thầy là mười hai ô vuông?

13 GV Có bạn nào có câu trả lời khác không? (Di chuyển đọn thẳng xanh đến sáu) Trong hình chữ nhật có mấy ô? 14 Quyên Dạ thưa thầy là mười tám ô. 15 GV Mười tám ô đúng không? 16 HS Dạ đúng

17 GV Mười tám ô vuông trong hình chữ nhật được xếp thành mấy hàng? 18 T. Ngân Sáu hàng

19 GV Vậy sáu hàng ứng với độ dài của đoạn nào? 20 Hưng Đoạn xanh

21 GV Đoạn xanh, rồi đúng rồi!

Rồi, bây giờ thầy di chuyển nha.

(Di chuyển đoạn thẳng xanh về 1, đoạn thẳng đỏ lên 4) Bây gời bạn nào cho thầy biết có mấy hàng?

22 Ngân Thưa thầy có một hàng.

23 GV Rồi! hình chữ nhật có một hàng, như vậy bên trong hình chữ nhật có mấy ô vuông?

24 Thư Thưa thầy bốn ô

25 GV (Tăng đoạn thẳng xanh lên 2) Hình chữ nhật có mấy ô vuông? 26 Trâm Thưa thầy, tám ô vuông.

28 Thưa thầy, mười sáu ô vuông.

29 GV Mười sáu ô vuông đúng không? Rồi, bằng cách nào mình biết được có mười sáu ô vuông?

30 Th. Vy Thưa thầy nhân.

31 GV Có bạn nào có cách khác không? 32 Thiên Thưa thầy đếm.

33 GV Có bạn nào có cách khác không? 34 Thiên Thua thầy cộng.

35 GV Cộng. Đúng không. 36 HS Dạ đúng

37 GV Cộng đúng rồi, một hàng có bốn ô vuông vậy hai hàng ta lấy bốn cộng bốn bằng tám, rồi tương tự như vậy. Có nhiều cách làm, nhưng cách nào dễ nhất?

38 HS Nhân

39 GV Vậy lấy gì nhân với gì? 40 HS Lấy bốn nhân bốn.

41 GV Bốn nhân bốn hay đoạn màu đỏ nhân với đọan màu xanh thì mình sẽ ra số ô vuông trong hình chữ nhật đúng không?

42 HS Dạ!

43 GV Rồi bay giờ thầy mời một bạn di chuyển các điểm này và nói cho các bạn biết trong hình chữ nhật có mấy ô vuông.

44 Kha (Sử dụng chuột, còn gặp khó khăn) 45 GV Thầy nhờ một bạn khác nha!

46 Thiên (Thay đổi độ dài đoạn thẳng xanh, đoạn thẳng xanh dài 5 ô) 47 GV Vậy trong hình chữ nhật có mấy ô vuông?

48 Thiên Có 20 ô.

49 GV Thầy mời bạn khác.

Con di chuyển và nói cho các bạn biết trong hình chữ nhật có bao nhiêu ô. 50 Hào (Di chuyển điểm xanh, đoạn thẳng xanh dài 6 ô)

Trong hình chữ nhật có hai mươi bốn ô vuông.

51 GV Vậy khi mình thay đổi hai đoạn thẳng đó thì số ô vuông trong hình chữ nhật sẽ như thế nào?

52 Châu Thưa thầy tăng lên.

53 GV (Di chuyển điểm để đoạn thẳng xanh ngắn lại) Nếu thầy giảm độ dài của nó xuống thì sao 54 HS Sẽ bớt đi.

55 GV Đúng rồi, sẽ bớt đi sẽ giảm bớt đúng không?

Như vậy khi mình kéo dài thì số ô vuông sẽ tăng lên, mình rút ngắn lại số ô vuông sẽ bớt di.

(Cho hiển thị hình chữ nhật thứ 2)

Rồi bây giờ các em quan sát trên đây nha. Có một hình chữ nhật bây giờ thầy cho hiện thêm một cái nữa.

Bạn nào có thể cho thầy biết đoạn thẳng mày xanh và đoạn thẳng màu đỏ trong 2 hình này như thế nào?

56 K. Ngân Đoạn thẳng xanh dài sáu ô, đoạn thẳng đỏ dài bốn ô.

57 GV Sáu ô và bốn ô, vậy hình bên kia như thế nào? Mình có 2 hình mà. 58 K. Ngân Dạ bằng nhau.

màu đỏ thì sao? Mời bạn Kha.

60 Kha Thưa thầy là khác nhau.

61 GV Khác nhau nhưng mà vị trí của nó sao? 62 Kha Dạ giống nhau?

63 GV Giống không? Bên kia sau với 4 băn đây bốn với 6 thì sao? Thầy mời con.

64 Lam Dạ thưa thầy là ngược lại.

65 GV Nó ngược lại, nó đổi chỗ cho nhau đúng không? 66 HS Dạ đúng

67 GV Vậy số ô vuông trong hai hình sẽ thế nào? 68 HS Bằng nhau.

69 GV Bây giờ thầy di chuyển hén.

(Di chuyển điểm để đoạn thẳng đỏ dài 6 ô) Số ô vuông trong 2 hình này như thế nào? 70 Danh Dạ, thưa thầy bằng nhau.

71 GV Thầy mời một bạn di chuyển cho các bạn khác nhận xét coi có phải lúc nào cũng nằng nhau không?

72 Dung Di chuyển

73 GV Cả lớp nhận xét xem hai hình nào như thế nào? 74 HS Bằng nhau.

75 GV Có khi nào nó khác nhau không? 76 HS Dạ không.

77 GV (Ẩn số ô vuông trong 2 hình)

Thầy mời một bạn lên di chuyển trên máy và đố các bạn trong hình có mấy ô vuông?

Mời Kim Ngân.

78 K. Ngân (Thay đổi độ dài 2 đoạn thẳng)

79 GV Bạn di chuyển rồi đó. Bạn nào cho biết có mấy ô vuông. Thầy mời Trí

80 Trí Thưa thầy sáu mươi ba

81 GV Có sáu mươi ba ô vuông, chín nhân bảy bằng bảy nhân chín bằng sau mươi ba.

Mời Ngân thực hiện tiếp. 82 K. Ngân (Thay đổi độ dài 2 đoạn thẳng)

Mời bạn Bảo Quyên 83 Quyên Có bảy mươi ô vuông.

84 K. Ngân (Thay đổi độ dài 2 đoạn thẳng) Mời bạn Vy

85 Vy Năm mươi sáu ô vuông.

86 GV Cảm ơn bạn Ngân, mời bạn Ngân về chỗ.

Bạn nào có thể nhận xét xem khi mình thay đổi vị trí cảu hai số trong phép nhân thì kết quả của nó sẽ thế nào?

87 Ly Thưa thầy bằng nhau.

88 GV Bằng nhau, có ai có ý kiến khác không?

Khi thay đổi vị trí của hai số trong phép nhân thì kết quả sẽ bằng nhau. Rồi bây giờ mình học bảng nhân tám nha.

1)

Hình chữ nhật có mấy hàng? 89 HS Có một hàng.

90 GV Một hàng có mấy ô vuông? 91 HS Có 8 ô vuông?

92 GV Vậy mình có phép nhân nào? 93 Quyên Tám nhân một

94 GV Tám nhân một bằng mấy? 95 Quyên Dạ tám nhân một bằng tám.

96 GV Tám nhân một với một nhân tám như thế nào? 97 HS Bằng nhau

98 GV (Tăng độ dài đoạn thẳng xanh lên 2) Ai có thể đọc cho thầy phép nhân 99 Vy Tám nhân hai bằng mười sáu 100 GV Rồi tiếp!

(Tăng độ dài đoạn thẳng xanh lên 3) Mời quyên

101 Quyên Dạ thưa thầy, tám nhân ba bằng hai mươi bốn.

102 GV Bây giờ thầy mời một bạn lên thao tác tiếp, bạn này sẽ thao tác và mời bạn đọc phép nhân nha.

103 HS Dạ

104 GV Mời Kim Anh

105 Anh (Tăng độ dài đoạn thẳng xanh lên 5) Mời bạn Kha

106 Kha Thưa thầy là tám nhân năm bằng bốn mươi. 107 Anh (Tăng độ dài đoạn thẳng xanh lên 6)

Mời bạn Minh

108 Kha Thưa thầy là tám nhân sau bằng bốn mươi tám. 109 Anh (Tăng độ dài đoạn thẳng xanh lên 7)

Mời bạn Quyên

110 Quyên Thưa thầy là tám nhân bảy năm sáu. 111 Anh (Tăng độ dài đoạn thẳng xanh lên 8)

Mời bạn Bảo

112 Bảo Thưa thầy là tám nhân tám bằng sau mươi bốn. 113 GV (Tăng độ dài đoạn thẳng xanh lên 9)

Mời Ngân

114 Ngân Thưa thầy là tám nhân chín bằng bày mươi hai.

115 GV Tám nhân tám bằng sáu mươi bốn rồi, tám nhân chín mình cộng thêm tám bằng bảy mươi hai.

(Tăng độ dài đoạn thẳng xanh lên 10) Mời Yến

116 Yến Tám nhân mười bằng tám mươi.

117 GV (Di chuyển các điểm để 2 đoạn thẳng có giá trị 5 và 3)

Bây giờ mình sẽ chơi trò chơi, một bạn sẽ di chuyển, di chuyển sao cũng được và mời bạn khác nêu phép nhân. Ví dụ: năm nhân ba bằng ba nhân năm bằng mười lăm.

Thầy mời Quyên

120 Quyên (Di chuyển và dừng lại khi độ dài 2 đoạn thẳng là 5 và 4) Mời bạn Yến

121 Yến Năm nhân bốn bằng bốn nhân năm bằng hai mươi. 122 Quyên (Di chuyển và dừng lại khi độ dài 2 đoạn thẳng là 5 và 5)

Mời bạn Xuyên

123 Xuyên Năm nhân năm bằng hai mươi

124 Quyên (Di chuyển và dừng lại khi độ dài 2 đoạn thẳng là 6 và 5) Mời bạn Tường Vy

125 Vy Năm nhân sáu bằng sau nhân năm bằng ban mươi. 126 GV Mời con về chỗ.

Qua bài học này chúng ta thấy kết quả của phép nhân còn được thể hiện bằng các ô vuông trong hình chữ nhật.

Chúng ta kết thúc tiết học ở đây. Thầy cảm ơn các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các phép toán cơ bản ở bậc tiểu học theo hướng tích hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin​ (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)