Cấu trúc kinh tế và tiết kiệm năng lượng

Một phần của tài liệu 11899820_02 (Trang 34 - 36)

Chương 5: Dự báo nhu cầu năng lượng

5.1.2.4 Cấu trúc kinh tế và tiết kiệm năng lượng

Trong dự báo nhu cầu năng lượng trung và dài hạn, tiến triển về tiết kiệm năng lượng sẽ tạo nên một hiệu quả tích lũy đáng kể. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, vấn đề tiết kiệm năng lượng phải

được xem xét theo hai khía cạnh riêng biệt như sau:

1) Cấu trúc công nghiệp phản ánh tỉ lệ giữa các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng (chủ

yếu là công nghiệp vật liệu) và các ngành công nghiệp sử dụng ít năng lượng. 2) Việc đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng trong mỗi ngành

(1) Cấu trúc công nghiệp

Có thể xem rằng trong phát triển kinh tế của Việt Nam, khác biệt kinh tế với các nước láng giềng và một nước đông lao động nông nghiệp sẽ là động lực chính cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam và công nghiệp lắp ráp hướng xuất khẩu sẽđịnh hướng nền kinh tế. Trong khi đó, ngoại trừ nguồn bauxit dồi dào, Việt Nam không có vị trí thể phát triển các phân ngành vật liệu lớn, mặc dù nguyên vật liệu rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế.

Nói chung, để kinh tế phát triển cần mở rộng và phát triển công nghiệp vật liệu và các nhà máy qui mô lớn. Bởi vậy, thêm vào các phân tích mô hình toán kinh tế, sẽ là thích hợp khi xem xét các kế

hoạch xây dựng mới trong bốn phân ngành sử dụng nhiều năng lượng như: Sắt/Thép và Kim loại màu, Giấy và bột giấy, các sản phẩm Hóa chất và Dầu, Xi măng và Gốm sứ. Trong nghiên cứu này, nếu xem như chính phủ Việt Nam hướng tới việc xây dựng nền kinh tế ít sử dụng năng lượng thì có thể giảđịnh rằng mức tăng trưởng của ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng chỉ bằng một nửa của toàn ngành sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam, khi công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng chiếm 63% GDP của sản xuất công nghiệp, nó chỉ chiếm 47% tiêu thụ năng lượng trong sản xuất công nghiệp và 22% trong cả nền kinh tế. Do đó, có thể xem việc đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng các ngành có thể tác động lớn ở Việt Nam, hơn là thay đổi vị trí của công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Khuynh hướng phát triển từng ngành được hoạch định như trong hình vẽ

5.1-1 đưa trên dự án EDF2050 và những thảo luận trên.

Ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục phát triển vững chắc nhờ khuyến khích các mặt hàng thương mại, trong khi ngành khai mỏ có thểảnh hưởng bởi sản xuất dầu và khí chậm lại. Công nghiệp chế tạo nhẹ

đặc trưng điển hình cho công nghiệp lắp ráp như thiết bị gia dụng, lắp ráp ô tô và thiết bịđiện sẽ tăng trưởng nhanh với nguồn đầu tư dồi dào từ Nhật Bản và các nước láng giềng. Ngược lại, sản xuất của công nghiệp nặng và hóa chất giới hạn ở thị trường nội địa nên tốc độ tăng trưởng của chúng chậm hơn so với tốc độ tăng GDP. Trong khi ngành thương mại và vận tải tăng trưởng tương đương với GDP, các ngành này ở Việt Nam vẫn còn ở mức phát triển thấp so với các nước ASEAN và hy vọng sẽ phát triển nhanh trong tương lai. Xu hướng phát triển của mỗi ngành khác nhau phụ thuộc vào xuất phát điểm và chính sách kinh tế quốc gia. Nhưđã thảo luận ở trên, phát triển kinh tế của Việt nam trong tương lai sẽđược hướng theo các ngành công nghiệp lắp ráp, thương mại và vận tải.

Hình 5.1-1 Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 5 năm ở mỗi ngành

(2) Tiết kiệm năng lượng trong các ngành

Kịch bản cơ sở giả thiết rằng tiết kiệm năng lượng có thể phát triển ở tốc độ như xu hướng hiện tại và kịch bản tham khảo thì giảđịnh rằng các ngành công nghiệp chủ yếu sẽ có những nỗ lực cơ bản trong tiết kiệm năng lượng vốn được ủng hộ bởi chính phủ. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình chuẩn bị luật tiết kiệm năng lượng và hệ thống thi hành thì thời điểm đạt được các kết quả qui định trong chiến lược quốc gia có thể bị chậm lại.

Xem xét khoảng thời gian cho triển khai thực hiện tiết kiệm năng lượng, các giai đoạn nghiên cứu

được phân thành ba bước như dưới đây. Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm

Chương trình thử nghiệm bắt đầu từ năm 2009 với những ưu tiên trong việc tổ chức hệ thống thực thi, nền tảng pháp lý, xây dựng hệ thống dữ liệu và sự xúc tiến quan hệ quần chúng.

Bước 2: Thực thi từng phần

Biên soạn chính sách và hướng dẫn thi hành về tiết kiệm năng lượng và áp dụng với từng đối tượng sử dụng năng lượng lựa chọn trong từng ngành giai đoạn 2010-2015

Bước 3: Giai đoạn thực hiện đầy đủ

Áp dụng chính sách và các điều khoản pháp lý với tất cả các đối tượng tiêu thụ năng lượng được chỉđịnh giai đoạn 2016-2025.

Với những bước thực hiện như trên, việc triển khai tiết kiệm năng lượng dự kiến thực hiện như

trong bảng 5.1.5 dưới đây. Chi tiết về các hoạt động tiết kiệm năng lượng sẽ được thảo luận ở

chương 9 và 10. 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 2005/00 2010/05 2015/10 2020/15 2025/20 Gr ow th r at e ( % )

Agriculture & Forestry

Mining

Manufacturing Light

Manufacturing Heavy

Commercial & Trade

Transport and communications Service & Others

Bảng 5.1-5 Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng

(Đơn vị: %)

Sectors Cases

Power Fossil Power Fossil Power Fossil

Agriculture BAU 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0

Promotion 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0

Industry (Light) BAU 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0

Promotion 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0

Industry(Heavy) BAU 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0

Promotion 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0

Transportation BAU 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0

Promotion 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0

Comercial &Service BAU 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0

Promotion 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0

Residential BAU 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0

Promotion 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0

2010-2015 2016-2020 2021-2025

Một phần của tài liệu 11899820_02 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)