Cách thức đánh giá (1) Phạm

Một phần của tài liệu 11899820_02 (Trang 90 - 91)

- (Các vấn đề môi trường và xã hội được xem xét (ESC))

7.2.3 Cách thức đánh giá (1) Phạm

(1) Phạm vi

Như phạm vi trong giai đoạn kế hoạch cơ sở của ngành, chúng tôi chuẩn bị một danh mục về các phân ngành. Danh mục đó dựa trên sơ đồ dòng năng lượng của Việt Nam và các điều khoản chuẩn

được nêu trong hướng dẫn EIA đối với các phân ngành, chúng tôi đã trích các mục có thể gây ra các tác động môi trường và xã hội và thiết lập một gói các chỉ sốđánh giá. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu hiện trạng môi trường và xã hội, thực trạng phân bố tài nguyên và các luật và thể chế liên quan đến việc xem xét các vấn đề môi trường và xã hội. Nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở cho việc đánh giá về

các hoạt động năng lượng và đưa ra được mức chịu tải về môi trường và xã hội.

(2) Hình thành các kịch bản lựa chọn

Sáu kịch bản cơ sởđã được chạy bởi nhóm Cung/cầu năng lượng liên quan đến sự khác nhau về dự

báo nhu cầu năng lượng và các điều kiện cung cấp năng lượng. Sự khác biệt trong dự báo nhu cầu do các giả thiết khác nhau về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được đưa ra, giá dầu thô và tỷ lệ tiết kiệm năng lượng và mỗi trường hợp tạo ra cấu trúc cung cấp khác nhau và sức chịu tải môi trường khác nhau. Ngoài ra, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu cũng được xem xét, bắt đầu từ Kịch bản Tham chiếu, chúng tôi đã thử nghiệm giảm một nửa lượng phát thải CO2. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn có sự thảo luận thêm về phía Việt Nam liên quan đến mong muốn mức độ giảm thiểu của quốc gia trong tương lai.

(3) Đánh giá kịch bản lựa chọn

Các kịch bản lựa chọn được đánh giá với các phân ngành năng lượng, cung cấp liệt kê chi tiết hơn các về tác động dựa trên bảng kê đã được lập sẵn. Về chỉ số gồm có 6 chỉ số chính (Chỉ sốấm lên toàn cầu: G, chỉ số về môi trường và không khí: A, Chỉ số về môi trường nước: W, chỉ số về sinh thái và rừng: F, chỉ số về công bằng xã hội: S và Chỉ số biến đổi về đất và đời sống: T) và các nhóm chỉ số

thấp hơn theo từng chỉ số chính. Tác động của các kịch bản lựa chọn được so với mỗi chỉ số và việc

đưa ra hai loại trọng số như qui mô của tác động và mức độ nghiêm trọng của chỉ sốđược phân biệt. Hai loại trọng số được đưa ra đầu tiên là trọng số phân biệt mức độ nghiêm trọng của chỉ số liên quan đến thời gian, không gian, khả năng có thể thay đổi và khả năng xảy ra (V) và mức độ khó khăn khi thực hiện các biện pháp giảm thiểu (kỹ thuật, kinh tế, các khó khăn về chính trị - xã hội) (M). Sau

đó, hai trọng số này được nhân với điểm số không không thích ứng của mỗi chỉ số. Việc tính toán cho từng kịch bản, các tác động được lịêt kê ở từng chỉ số, chỉ số về mức độ của Tổng tác động Môi trường và xã hội (ESI) thu được đối với 18 trường hợp (3 phân ngành thấp hơn trong 6 kịch bản lựa chọn). Việc xây dựng các chỉ số này, giúp cho việc phân tích so sánh các tác động dự báo của các trường hợp khác nhau trở nên dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu 11899820_02 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)