Những giả định cho ngành điện lực

Một phần của tài liệu 11899820_02 (Trang 57 - 59)

Chương 6: Phân tích về cung cấp năng lượng

6.1.1 Những giả định cho ngành điện lực

Cơ cấu các nguồn điện trong mỗi kịch bản dựa trên kế hoạch phát triển hàng năm của Viện Năng lượng theo Tổng sơ đồ phát triển điện. Điều kiện cơ bản của việc sản xuất điện năng bằng các loại nhiên liệu sẽ được tổng kết sau và hình 6.1-1 biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí phát điện hệ số phụ

tải nhà máy theo các dạng nhiên liệu dựa trên các số liệu lấy từ PDP6. Nhưở hình dưới, rõ ràng rằng nhà máy thủy điện tích năng (PSPP) dùng cho công suất đỉnh, nhiệt điện khí dùng cho công suất giữa và nhiệt điện than & nguyên tử dùng cho công suất nền là thích hợp cho các nguồn điện. Do hạn chế

về cung cấp nhiên liệu ở Miền Bắc và Nam Việt Nam, thuỷ điện và than nội địa là nguồn năng lượng chủ yếu ở Miền Bắc và khí nội địa vận chuyển qua đường ống, năng lượng hạt nhân và than nhập khẩu là các nguồn năng lượng chủ yếu ở Miền Nam.

Thủy điện: Tất cả các nguồn thủy điện sẽđược phát triển trước năm 2019.

Điện nguyên tử: Nhà máy đầu tiên sẽđược đưa vào vận hành năm 2020. Tổng công suất năm 2025 sẽ là 4,000MW.

Nhiệt điện dầu và máy phát diesel: Các nhà máy điện hiện có sẽ dừng hoạt động sau khi hết thời hạn hoạt động.

Nhiệt điện than: Ở miền Bắc, nhiệt điện sử dụng than đá trong nước cũng như là thủy điện là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Ở miền Nam, sự phát triển nhiệt điện khí mang lại ưu thế nhưng nhập khẩu nhiệt điện than sẽđược thực hiện để bù đắp những thiếu hụt tuỳ vào nhu cầu điện năng.

Nhiệt điện khí: Các nhà máy điện được phát triển ở phía nam và sử dụng khí từ những mỏ khí ngoài biển khu vực phía nam.

0 100 200 300 400 500 600 0 20 40 60 80 100

Plant Load Factor (%)

A n nua l C os t PSPP

Domestic Coal (North) Import Coal (South) Gas

Nuclear

máy điện chạy bằng sức gió.

Nhập khẩu điện năng: Bao gồm nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và Campuchia. Thủy điện tích năng (PSPP): Nhà máy đầu tiên dự tính hoạt động vào năm 2019.

Trong trường hợp đánh giá sự thay đổi nhu cầu, công suất của nhiệt điện, nguyên tử, dầu, diesel và năng lượng tái tạo, điện nhập khẩu và thủy điện tích năng sẽđược quyết định theo các kế hoạch phát triển cơ bản của Việt nam. Việc phát triển nhiệt điện khí hay than được điều chỉnh qua việc xúc tiến hoặc trì hoãn các dự án dự theo nhu cầu điện năng trong 6 kịch bản riêng biệt. Trong các điều kiện cung cấp điện thay đổi, các điều kiện về hạ tầng cơ sởđược nâng cấp, làm mới, trong khi tổng nhu cầu

điện giống như trong kịch bản tham khảo. Chi tiết các điều kiện tiên quyết liên quan đến các kịch bản có thay đổi vềđiều kiện cung cấp sẽđược bàn luận sau.

(USD/kW)

Hình 6.1-1 Chi phí phát điện hàng năm theo hệ số phụ tải nhà máy

Các kịch bản liên quan đến thay đổi điều kiện cung cấp: xúc tiến hoặc trì hoãn điện nguyên tử

Ởđây có ba kịch bản được nghiên cứu là 1) Kịch bản trì hoãn điện nguyên tử và được thay thế bằng than đá, 2) Kịch bản trì hoãn điện nguyên tử thay bằng LNG và 3) Kịch bản xúc tiến điện nguyên tử. Hai kịch bản đầu giả định rằng hoãn lại việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử và EVN sẽ tìm các nguồn điện thay thế. Để thay thế thì than đá là nguồn năng lượng tốt nhất khi mà nó rẻ hơn các nhiên liệu hóa thạch khác. Bởi vậy, trì hoãn điện nguyên tử thay bằng than nhập khẩu như là một lựa chọn.

Đối với việc thay thế bằng LNG, phát triển loại nhiên liệu này có thể là lựa chọn khác trong đó cần xem xét lợi ích về mặt an ninh quốc gia và rủi ro trong việc mua nhiên liệu. Vấn đề cung cầu LNG thời điểm này là khó khăn nhưng nó có thể được nhập khẩu trong một thời gian dài đến trước năm 2020.

Trong kịch bản xúc tiến điện nguyên tử, giả định rằng nhà máy đầu tiên đưa vào hoạt động năm 2020 như dự kiến, và các nhà máy khác sẽđưa vào vận hành để tăng gấp đôi công suất trong kịch bản tham khảo ở mức 8,000 MW vào năm 2025. Kết quả mong đợi là nhu cầu điện phía Nam sẽ do điện khí và nguyên tử và một lượng nhỏ nhiệt điện than nhập khẩu cung cấp.

Một phần của tài liệu 11899820_02 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)