Chương 6: Phân tích về cung cấp năng lượng
6.1.3 Những giả định cho ngành dầu và khí
Dự báo về sản xuất dầu và khí của Việt Nam được trích dẫn từ các thông tin tại hội thảo của IEA với tên gọi An ninh dầu mỏ và Sự sẵn sàng trong tình trạng khẩn cấp tổ chức tại Bangkok, tháng 9 - 2007. Như trình bày ở hình 6.1-2, biểu đồ dự báo chỉ ra tổng lượng dầu hiện tại và dự trữ. Sản xuất dầu được dự báo sẽ giảm dần dần cho đến khoảng năm 2010, sau đó, sản lượng 300 nghìn BD sẽ được duy trì cho đến năm 2025, ví dụ, 320 nghìn BD từ năm 2015 đến 2020, 300 nghìn BD đến năm 2025, điều đó
đòi hỏi những nỗ lực đáng kể. Đối với khí tự nhiên, những khu vực chưa khai thác sẽđược đưa vào phát triển bởi vậy sản xuất sẽ tăng từ mức hiện tại là 7 tỷ mét khối lên 15 tỷ mét khối hàng năm đến năm 2015, và 16 tỷ mét khối năm 2025. Tuy nhiên, cần chú ý là tăng trưởng nhảy vọt chỉ khi những phát hiện mỏ khí mới được tìm thấy ở sâu dưới nước hoặc nơi khác do những khu vực có thể khai thác khí ở Việt nam còn khá nhỏ, 1-2 Tcf, khi so sánh với các nước Đông Nam Á khác.
(Sourse) Tran Huu Truong Son, Bộ Công Thương Việt Nam,
“Chính sách an toàn Dầu mỏ Việt Nam”, Cơ quan Khẩn cấp quốc gia và An toàn dầu mỏ、 IEA, Bangkok: 17-18/9/ 2007
Hình 6.1-2 Sản xuất dầu thô và khí tự nhiên (1)
Để cho cân bằng cung cầu lượng dầu thô, lượng xuất khẩu được tính toán bằng chênh lệch giữa sản xuất trong nước như trên và nhiên liệu dùng cho các nhà máy lọc dầu. Khi sản xuất trong nước dư thừa, phần chênh ra sẽđược xuất khẩu và nếu thiếu sẽđược nhập khẩu.
Hình 6.1-2 Sản xuất dầu thô và khí tự nhiên (2)
Nếu suôn sẻ, nhà máy lọc dầu đang xây dựng hiện nay ở Dung Quất sẽ đi vào hoạt động vào năm 2009. Đầu tiên, lượng dự trữ dự kiến gồm 100% là lượng dầu thô trong nước, đây là thiết kế lớn nhất có thể chấp nhận được, từ năm 2020 thì 15% trong số lượng dự trữ đó sẽ được thay thế bằng nhập khẩu dầu thô sulfur cao. Nhà máy lọc dầu thứ 2 dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2015 được thiết kếđể tiếp nhận dầu thô nhập khẩu cho 50% lượng dự trữ dầu .
Chiến lược dự trữ dầu sẽ bắt đầu từ năm 2010 để cất giữ lượng dầu nhập khẩu. Chính sách năng lượng quốc gia quy định hệ thống dự trữ dầu chiến lược có công suất tương đương trung bình 30 ngày tiêu thụ năm 2010, 60 ngày tiêu thụ dầu vào năm 2020 và 90 ngày tiêu thụ dầu sau năm 2020 như là mục tiêu cần đạt được. Những giảđịnh về chiến lược dự trữ dầu trong phần này trình bày nhưở dưới
đây:
Chiến lược dự trữ số dầu tương đương trung bình 30 ngày tiêu thụ sẽđược bắt đầu vào năm 2010. Từ năm 2011 đến 2019, do tiêu thụ dầu tăng dần theo từng năm nên lượng dự trữđưa vào sẽ tăng theo nhu cầu dầu thô.
Vào năm 2020, dự trữ dầu sẽ thêm một lượng tương đương 30 ngày tiêu thụđể hoàn thành quy định về chỉ tiêu tương đương trung bình 60 ngày tiêu thụ dầu.
Theo chính sách năng lượng quốc gia, mục tiêu của chiến lược dầu dự trữ sau năm 2020 là dự trữ
tương đương 90 ngày tiêu thụ. Tuy nhiên, chúng ta giả định rằng mục tiêu này sẽ dạt được vào năm 2025. Trước năm 2025, chỉ có một lượng dự trữ tương đương 60 ngày tiêu thụ trung bình được đưa vào kho như những năm trước đó.
Trong các phân tích dưới đây, lượng dự trữ trên đây được kết hợp vào bảng cân bằng cung/cầu dầu thô, trong khi nó không được đưa vào bảng cân bằng tổng năng lượng sơ cấp. Đó là, tổng năng lượng nhập khẩu có thể được tính như là tổng lượng yêu cầu như trong bảng cân bằng cung cầu cộng thêm lượng dự trữ.
Việc hóa lỏng cùng với sản xuất khí trong nước được duy trì tương đương với lượng xăng đểđơn giản hóa mô hình. Trong phân tích bảng cân bằng cung cầu xăng, tổng lượng xăng nhập khẩu và sản xuất cộng thêm lượng hóa lỏng được xem như là cung cấp nội địa, và lượng vượt quá sẽđược xuất khẩu giống như dầu naptha nhẹ. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2025 0 5 10 15 20 25
Oil Production 1000 BD Gas Production Bcm
Crude Oil
Natural Gas
372 375 324 324 300
Các kịch bản có sự thay đổi vềđiều kiện cung cấp (1) Lượng cung cấp khí tự nhiên tăng gấp đôi
Cùng với sự phát triển sản xuất khí tự nhiên trong nước cũng như là việc bắt đầu nhập khẩu nhiên liệu LNG, lượng cung cấp khi tự nhiên có thể tăng gấp đôi như dự tính trước trong kịch bản tham khảo vào năm 2025. Sự chuyển đổi nhiên liệu có thể thực hiện ở cả các nhà máy nhiệt điện than hiện nay và dự kiến xây dựng thành nhiệt điện khí. Xa hơn, chuyển đổi nhiên liệu có thể dùng cho các nhu cầu hiện tại hoặc nhu cầu tiềm năng được cụ thể hóa trong các ngành công nghiệp và gia dụng, để thay thế
than đá, dầu, và năng lượng phi thương mại. Trong kịch bản này, một khu vực tiếp nhận LNG (công suất tiếp nhận 3 triệu tấn/năm) sẽ được xây dựng ở miền Nam vào năm 2020, sau đó một khu tiếp nhận khác cùng công suất sẽđược xây dựng ở miền Bắc vào năm 2023.
(2) Xúc tiến việc xây dựng nhà máy lọc dầu thứ hai và thứ ba
Việc xây dựng nhà máy lọc dầu thứ hai và thứ ba có thểđược thúc đẩy bắt đầu theo thứ tự vào năm 2013 và 2016. Công suất lọc dầu, sản lượng, và nguyên liệu ban đầu của nhà máy lọc dầu thứ ba được giảđịnh là tương tự như nhà máy lọc dầu thứ hai.