380.1.1. Phương án đào đất
+ Sau khi tính toán cụ thể Nhà thầu đưa ra phương án như sau:
+ Nhà thầu đào đất bằng máy đến cao hơn cốt đáy móng 20cm, đào đất bằng thủ công
phần còn lại và những vị trí máy đào không đào được.
+ Vạch ra các tuyến đào đất (xem bản vẽ thi công đào đất đào đất) + Chọn máy đào đất:
+ Biện pháp đào đất:
+ Tiến hành kiểm tra hiện trạng xung quanh khu vực, trước khi tiến hành đào đất
móng.
+ Công tác đào đất móng chỉ tiến hành khi các tim trục đã được xác định bằng máy
trắc đạc và vạch tuyến bằng vôi. Quy trình và chiều cao đào móng thể hiện trong bản vẽ tổ chức thi công đào đất. Để đảm bảo cao độ đáy móng trong quá trình thi công thường xuyên cử Cán bộ kỹ thuật theo dõi giám sát.
+ Việc đào móng được thực hiện theo đúng thiết kế đảm bảo kích thước hình học, cao
độ đáy móng,... Trình tự đào móng thể hiện trên bản vẽ công tác móng. Khối lượng đất đào móng sẽ được vận chuyển bằng ô tô tới bãi đổ do Nhà thầu thống nhất với chủ đầu tư.
+ Tiến hành làm sạch hố móng sau khi hoàn thành công tác đào, đồng thời làm làm hệ
thống thoát nước mặt để không chảy xuống hố móng tránh hiện tượng hoá bùn đáy móng, không ảnh hưởng tới chất lượng hố móng đồng thời cũng đào hệ rãnh ở đáy hố móng thu nước về ga, dùng máy bơm bơm nước khỏi hố móng.
+ Khi đào móng thường xuyên có Cán bộ và giám sát kỹ thuật trực để đề phòng sự cố
xảy ra, nếu có sự cố gì thì Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư ngay và sau 2 giờ sẽ có báo cáo bằng văn bản chính thức. Nếu gặp đất yếu hơn so với lớp đất thiết kế sẽ thông báo ngay cho Chủ đầu tư để kịp thời cùng thống nhất biện pháp xử lý.
+ Sự cố thường gặp khi đào đất:
CHƯƠNG 381. Đang đào đất gặp trời mưa làm cho đất bị sụt lở xuống đáy móng.
cm đáy móng so với cốt thiết kế. Khi bóc bỏ lớp đất chừa lại này (bằng thủ công) đến đâu phải tiến hành làm lớp lót móng bằng bê tông ngay đến đó.
+ Nhà thầu sẽ có biện pháp tiêu nước bề mặt để khi gặp mưa, nước không chảy từ bề
mặt xuống đáy hố đào. Cần làm rãnh ở mép hố đào để thu nước, phải có bờ con trạch quanh hố móng để tránh nước trên bề mặt chảy xuống hố đào.
381.1.1. Công tác phá đầu cọc
CHƯƠNG 382. Sau khi hoàn thành công tác đào đất, tiến hành công tác phá đầu cọc.
Trước khi dùng máy nén khí và súng chuyên dùng để phá bê tông, chúng tôi dùng máy cắt bê tông cắt vòng quanh chân cọc tại vị trí cốt đầu cọc cần phá. Làm như vậy để các đầu cọc sau khi đập xong sẽ bằng phẳng và phần bê tông phía dưới của cọc không bị ảnh hưởng trong quá trình phá. Cốt thép lộ ra phải đủ chiều dài như thiết kế
382.1.1. Thi công bê tông cốt thép phần móng và dầm móng
CHƯƠNG 383. 3.5.3.1 Bê tông lót móng
+ Trước khi thi công bê tông lót móng nhà thầu tiến hành kiểm tra lại tim, cốt và xác
định đầy đủ toạ độ của từng đài móng công trình. Sau khi kiểm tra xong ta tiến hành lắp dựng ván khuôn và đổ bê tông lót.
+ Lớp bê tông lót móng này có tác dụng làm phẳng đáy móng, cải thiện một phần đất
nền ở đáy công trình.
+ Sử dụng cốp pha gỗ để thi công lót móng. Bê tông lót được ghép các thành bằng các
tấm ván có chiều cao >=100mm. Mặt lớp lót khi đổ xong phải đảm bảo ngang phẳng, đúng cao độ thiết kế
+ Bê tông lót móng được trộn bằng máy trộn tại công trường sau đó dùng vận chuyển
thủ công là xe cải tiến hoặc xe cút kít vận chuyển đến vị trí đổ.
+ Đổ bê tông lót móng phải được san phẳng rồi dùng đầm bàn để đầm khe giữa các
cọc phải đầm bằng thủ công, khi đầm đến đâu rải theo một lớp vữa xi măng cát và xoa phẳng tới đó. Mặt phẳng của bê tông lót luôn luôn được kiểm tra bằng máy thuỷ bình trong quá trình đổ bê tông.
CHƯƠNG 384. 3.5.3.2 Xác định mặt bằng và lắp đặt cốt thép móng, dầm móng:
+ Xác định đánh dấu tim, cốt trên mặt lớp bê tông lót bằng máy kinh vĩ, thuỷ bình, từ
tim trục đã đánh dấu đo ra hai bên để xác định biên của móng bê tông sau đó chia đánh dấu vị trí lắp đặt côt thép. Lắp đặt cốt thép xong ghép cốp pha đúng vị trí đảm bảo kích thức.
+ Trước khi đưa cốt thép vào lắp đặt Nhà thầu lấy các mẫu thép kèm theo chứng chỉ
+ Cốt thép được gia công tại xưởng của nhà thầu và gia công ở công trình rồi vận
chuyển đến vị trí lắp đặt bằng thủ công. Dùng các viên kê bằng vữa bê tông mác cao đảm bảo đúng lớp bê tông bảo vệ. Các thanh lưới được liên kết bằng dây thép buộc, thép 2 phương vuông góc với nhau, đúng khoảng cách theo thiết kế.
+ Thép móng, dầm móng được lắp đặt trước khi lắp dựng cốp pha móng.
+ Kê kích điều chỉnh cho thép thẳng theo hai phương, Căng dây cữ đặt ở hai đầu dầm,
dùng các khung chống gá tạm để giữ các khung thép dầm không dịch chuyển khi thao tác các công việc khác.
+ Thép dầm móng lắp đặt trên các giá khung chạy dọc theo các trục, sau khi buộc xong
hạ lắp xuống mặt bằng dầm móng theo đúng vị trí đã xác định.
+ Toàn bộ thép dầm được đặt trên các viên kê, khoảng cách các viên kê có khoảng
cách ≈ 500mm.
+ Khi hạ khung thép chỉ cần nâng thanh đà lên, bỏ hai giá đỡ, hạ đặt vào các viên kê
đặt trước.
+ Liên kết các thanh thép, đai thép với nhau bằng dây buộc 1mm kết hợp hàn đính. + Khung thép dầm được buộc các thanh thép chéo ở hai bên thành dầm, vị trí buộc ở
hai đầu dầm đảm bảo cho khung thép dầm không bị xê dịch.
+ Đối với thép cổ cột khi lắp buộc xong được gông giữ và có các thanh chống để giữ
đầu cây thép thẳng đứng đúng vị trí.
CHƯƠNG 385. 3.5.3.3 Ván khuôn đài và dầm móng:
+ Căn cứ vào mốc trắc đạc trên mặt bê tông lót, căng dây lấy tim và hình bao chu vi
của từng cấu kiện.
+ Đối với đài và dầm móng ván khuôn được tạo bởi tường xây phải được thi công theo
như bản vẽ thiết kế được phê duyệt
+ Đối với ván khuôn móng, dầm móng được thi công bằng ván khuôn định hình kết
hợp với gỗ.
+ Các tấm ván khuôn được liên kết với nhau đảm bảo kích thước theo thiết kế.
+ Ván khuôn được quét dầu chống dính mặt trong và để khô mới lắp đặt tránh lớp
chống dính vương vào thép.
+ Lắp ván khuôn bằng thủ công .
+ Khi đặt lắp chú ý nâng hạ ván khuôn nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh gây chuyển
dịch cốt thép.
+ Cạnh ván khuôn đặt trên lớp bê tông lót nếu hở được chèn cho kín khít, chỉnh theo
+ Dùng các thanh gỗ 4x6 hoặc 6x8 để làm nẹp ván khuôn và chống đỡ ván khuôn. Ván
khuôn thành dầm sử dụng thanh văng bằng gỗ 4x6cm để cố định bề rộng của dầm. Cố định các tấm mảng với nhau theo đúng vị trí thiết kế bằng các dây chằng, neo và cây chống. Đối với đài móng, sử dụng các thanh văng chéo để khoá góc.
+ Định vị các thanh nẹp, các cây chống = 500mm, ván khuôn đài móng dầm móng
được chống đỡ chắc chắn, ổn định, không bị dịch chuyển khi thao tác các công việc khác, đồng thời khi lắp đặt có thứ tự để tháo dỡ được dễ dàng.
+ Sau khi ván khuôn được lắp dựng xong thì ta tiến hành kiểm tra lại góc vuông, tim,
trục, và đánh cốt đổ bê tông trên thành ván khuôn. Kiểm tra góc cách đo 2 đường chéo của hình chữ nhật cắt nhau tại điểm giữa của mỗi đường.
+ Dùng máy thuỷ bình và máy kinh vĩ, thước, dây dọi để kiểm tra lại kích thước, cao
độ của từng vị trí.
+ Tiến hành thủ tục nghiệm thu cốt thép, cốp pha + Những nội dung cơ bản cần của công tác nghiệm thu:
+ Đường kính cốt thép, hình dạng, kích thước, mác, vị trí, chất lượng nối buộc, số
lượng cốt thép, khoảng cách cốt thép theo thiết kế.
+ Chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
+ Phải ghi rõ ngày giờ nghiệm thu chất lượng cốt thép những khiếm khuyết phải sửa
chữa ngay
+ Cốp pha phải đảm bảo đúng tim trục, kích thước thiết kế kín khít, ổn định vững chắc
trong quá trình đổ bê tông.
+ Hồ sơ nghiệm thu phải được lập đủ số bản và lưu giữ vào hồ sơ công trình.
+ Trước khi đổ bê tông cần phải xem xét các lỗ chờ sẵn hoặc các kết cấu trên đó có
liên quan sau này để lắp đặt trước.
+ Khi đổ bê tông móng chúng tôi đặt các thép chờ có khoảng cách phù hợp để neo giữ
và văng chống khi thi công phần cột khung sau này.
CHƯƠNG 386. 3.5.3.4 Công tác bê tông.
CHƯƠNG 387. Trước khi đổ bê tông nhà thầu kiểm tra lại văng chống, yêu cầu đảm
bảo kích thước hình học, và đảm bảo chịu được áp lực của bê tông khi đổ
CHƯƠNG 388. Dùng toàn đạc kiểm tra tim cốt, định vị chiều cao bê tông cần đổ. + Đổ bê tông:
+ Do khối lượng bê tông móng khá lớn khi thi công liên tục có thể gặp mưa, nên nhà
thầu chúng tôi chuẩn bị các tấm bạt dứa để đề phòng lúc bê tông đang đổ dở chưa kịp ninh kết thì sẽ che phủ trong trường hợp có mưa.
+ Bê tông thương phẩm được pha trộn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng quy định
chở từ trạm trộn bằng xe chuyên dùng đổ vào phễu của xe bơm bê tông, dùng vòi bơm di chuyển đến từng vị trí móng cần đổ bê tông ở đó bố trí lực lượng công nhân điều khiển vòi
+ Đổ cuốn chiếu từng tuyến từng móng một hết móng này chuyển sang móng khác
bằng cách dịch chuyển vòi bơm
+ Đầm bê tông :
+ Sử dụng máy đầm dùi 3 pha có đường kính dùi đầm lớn để đầm bê tông dầm và
móng.
+ Bê tông đổ xuống móng san đều từng lớp dầy <=300mm. Lớp trước cách lớp sau
<=1m theo chiều dài mặt bằng. Đầm đến khi thấy bề mặt bê tông gợn nước xi măng thì rút vòi đầm từ từ ra khỏi cấu kiện để tránh các lỗ hổng, bọt nước.
+ Khi đầm cần lưu ý:
CHƯƠNG 389. * Không dùng vòi đầm để đùn chuyển đẩy bê tông đi, không đặt xiên
vòi đầm hoặc nằm ngang vòi đầm. Đầm luôn phải để vuông góc với mặt bê tông.
CHƯƠNG 390. * Khi đầm lớp bê tông thì đầm phải cắm vào lớp bê tông bên dưới (đã
đổ trước) 10cm.
CHƯƠNG 391. * Thời gian đầm tối thiểu: 15 ÷ 60s đảm bảo bê tông đặc chắc
CHƯƠNG 392. * Khi đầm xong một số vị trí, di chuyển sang vị trí khác phải nhẹ
nhàng, rút lên và tra xuống phải từ từ.
CHƯƠNG 393. * Khoảng cách giữa 2 vị trí đầm là 1,5 r0 = 50cm
CHƯƠNG 394. * Khoảng cách từ vị trí đầm đến ván khuôn > 2d
CHƯƠNG 395. * Cần kiểm tra trước, trong và sau khi đổ bê tông xong bằng máy
kinh vĩ và thuỷ bình.
CHƯƠNG 396. * Trong quá trình đổ bê tông thường xuyên có cán bộ, công nhân trực
để xử lý các tình huống.
+ Kiểm tra chất lượng bê tông :
CHƯƠNG 397. Đây là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kết
cấu sau này. Kiểm tra bê tông được tiến hành trước khi thi công (kiểm tra độ sụt của bê tông) và sau khi thi công (kiểm tra cường độ bê tông). Kết cấu bê tông đặc chắc không rỗ, đúng kích thước và tim cốt thiết kế
+ Bảo dưỡng bê tông :
+ Cần che chắn cho bê tông móng không bị ảnh hưởng của môi trường.
+ Thời gian giữ độ ẩm cho bê tông : 7 ngày
+ Công tác bảo dưỡng bê tông được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn TCVN 5592-1991
về bảo dưỡng cấu kiện bê tông.
CHƯƠNG 398. Chú ý:
+ Khi bê tông chưa đạt cường độ thiết kế, tuyệt đối không va chạm vào bề mặt bê tông.
Việc bảo dưỡng bê tông tốt sẽ đảm bảo cho chất lượng bê tông đạt mác thiết kế.
+ Quy trình quản lý chất lượng bê tông thương phẩm chúng tôi đã trình bày ở trên.
398.1.1. Thi công tầng hầm
CHƯƠNG 399. Để thi công phần ngầm của công trình nhà cao tầng thì vấn đề cơ bản
là giữ thành hố đào không cho sập trong quá trình thi công. Trong thực tế có nhiều phương pháp giữ thành hố đào tuỳ thuộc vào độ sâu hố đào , điều kiện địa chất , mặt bằng thi công giải pháp kết cấu...
a. Thiết bị phục vụ thi công :
+ Phục vụ công tác đào đất phần ngầm gồm : máy đào đất loại nhỏ, máy san đất loại
nhỏ, máy lu nền loại nhỏ, các công cụ đào đất thủ công, máy khoan.
+ Phục vụ công tác vận chuyển : Hai cần trục COBELCO phục vụ chuyển đất, vật liệu,
thùng chứa đất, xe chở đất tự đổ
+ Phục vụ công tác khác: Bốn máy bơm, hai thang thép đặt tại hai lối lên xuống , hệ
thống đèn , điện chiếu sáng dưới tầng hầm
+ Phục vụ công tác thi công bê tông: Trạm bơm bê tông, xe chở bê tông thương phẩm,
các thiết bị phục vụ công tác thi công bê tông khác.
+ Ngoài ra tuỳ thực tế thi công còn có các công cụ chuyên dụng khác
b. Vật liệu :
+ Bê tông :
CHƯƠNG 400. Trong công trình này bê tông dùng phụ gia siêu dẻo có thể đạt 94%
cường độ sau 7 ngày . Cốt liệu bê tông là đá dăm cỡ 1-2 . Độ sụt của bê tông 14 - 17 cm
CHƯƠNG 401. Ngoài ra còn dùng loại bê tông có phụ gia trương nở để vá đầu cột,
đầu lõi thi công sau, neo đầu cọc vào đài ... Phụ gia trương nở nên sử dụng loại khoáng khi tương tác với nước xi măng tạo ra các cấu tử nở 3CaO.Al2O3.3CaSO4(31-32)H2
(ettringite) . Phụ gia này có dạng bột thường có nguồn gốc từ :
+ Hỗn hợp đá phèn 9Alunit) sau khi được phân rã nhiệt triệt để ( gồm các khoáng hoạt
+ Mônôsulfôcanxialuminat 3CaO.Al2O3.CaSO4.nH2O , khoáng silic hoạt tính và thạch
cao 2 nước.
CHƯƠNG 402. Hàm lượng phụ gia trương nở thường được sử dụng 5-15% so với
khối lượng xi măng. Không dùng bột nhôm hoặc các chất sinh khí khác để làm bê tông trương nở. Đối với bê tông trương nở cần chú ý sử dụng :
+ Cát hạt trung, hạt thô Mdl = 2.4 - 3.3 + Độ sụt thấp = 2 - 4 cm ; max = 8cm + Kết hợp với phụ gia
+ Vật liệu khác :
+ Khi thi công sàn - dầm tầng hầm thứ nhất (sàn tầng hầm), lợi dụng đất làm ván
khuôn đỡ toàn bộ kết cấu . Do vậy, đất nền phải được gia cố đảm bảo cường độ để không bị lún, biến dạng không đều . Ngoài việc lu lèn nền đất cho phẳng chắc còn phải gia cố thêm đất nền bằng phụ gia . Mặt trên nền đất được trải một lớp Polyme nhằm tạo phẳng và cách biệt đất với bê tông khỏi ảnh hưởng đến nhau
+ Khi thi công phần ngầm có thể gặp các mạch nước ngầm có áp nên ngoài việc bố trí
các trạm bơm thoát nước còn chuẩn bị các phương án vật liệu cần thiết để kịp thời dập tắt mạch nước .
+ Các chất chống thấm như vữa Sica hoặc nhũ tương Laticote hoặc sơn Insultec
a. Quy trình công nghệ :
CHƯƠNG 403. Thi công phần kết cấu ngay trên mặt đất ( tầng 1 cốt 0.00m ) CHƯƠNG 404. Giai đoạn này bao gồm các công đoạn sau :
+ Đào đất để tạo chiều cao cho thi công dầm sàn tầng 1 + Xây tường móng, ván khuôn thi công tầng 1